Chung quanh chuyện tình bí ẩn một đời của nhạc sĩ Ngọc Bích

12 Tháng Năm 201012:00 SA(Xem: 15133)
Chung quanh chuyện tình bí ẩn một đời của nhạc sĩ Ngọc Bích

blank
 




















Theo một vài nhà nghiên cứu 20 năm tân nhạc miền Nam, thì song song với dòng chảy tình ca sinh động, mới mẻ, ở những phần còn lại của lãnh vực sáng tác ca khúc, người ta có thể chia thành nhiều thời kỳ. Đại để như:

-Thời kỳ 1955-1960, là thời gian được mùa của những ca khúc nhắm tới quê hương miền Bắc của hơn 1 triệu người di cư vào miền Nam. Đây cũng là thời kỳ nền tân nhạc của miền Nam đề cập tới sự hình thành một xã hội mới, một lãnh thổ khác.

Tiêu biểu cho thời kỳ này, ta có thể nhắc tới ca khúc “Giấc Mơ Hồi Hương” của Vũ Thành, “Khúc Nhạc Ly Hương” của Lâm Tuyền, “Thương Về 5 Cửa Ô Xưa” của Y Vân, “Sầu Ly Hương” của Lam Phương, “Nỗi Lòng Người Đi” của Anh Bằng...
Trong khi những ca khúc nói về sự hình thành hay hứa hẹn một xã hội mới, một niềm tin yêu, hy vọng nơi vùng đất mới, có thể kể tới những ca khúc như “Nắng Đẹp Miền Nam” (của Hồ Đình Phương & Lam Phương), “Hò Leo Núi” của Phạm Đình Chương, “Khánh Hội Và Em” của Phan Hồng Sơn, “Gạo Trắng Trăng Thanh” của Hoàng Thi Thơ...

Kế tiếp là thời kỳ mà một số nhạc sĩ quen gọi là phong trào “nhạc chiến dịch,” khi chính quyền của nền Đệ Nhất Cộng Hòa phát động những chiến dịch như chiến dịch bình định những vùng trước 1954 thuộc quyền kiểm soát của chính quyền CS Hà Nội; chiến dịch tiêu diệt các giáo phái; cổ võ quốc sách tòng quân nhập ngũ...

Ở giai đoạn này có những ca khúc được nhiều người biết, như “Anh Đi Chiến Dịch” của Phạm Đình Chương, “Tình Quê Hương” của Đan Thọ (phổ thơ Phan Lạc Tuyên) “Chiều Biên Khu” và “Hoa Soan Bên Thềm Cũ” của Tuấn Khanh...

- Sau đó là thời kỳ nền tân nhạc của miền Nam nói nhiều về tình yêu trong chiến tranh và những ca khúc phục vụ cho chiến dịch “Chiêu Hồi” của chính phủ. Đó là giai đoạn 1960-1970.

- Cuối cùng, giai đoạn 1970 tới tháng 4, 1975, là thời kỳ tân nhạc miền Nam được mùa với những ca khúc trực tiếp nói về sự leo thang của chiến tranh, chết chóc, hy sinh...

Ở thời kỳ này có hai khuynh hướng đối chọi nhau, nhưng cùng được giới thưởng ngoạn đón nhận... Đó là khuynh hướng ca ngợi những hy sinh tổn thất của miền Nam, của người lính VNCH. Điển hình như một số ca khúc của Trần Thiện Thanh, Phạm Duy, Trầm Tử Thiêng... Hoặc chống chiến tranh của Trịnh Công Sơn, Tôn Thất Lập, Phạm Thế Mỹ, Phạm Duỵ..

Ngay dòng chảy của tình ca thuộc 20 năm tân nhạc miền Nam, cũng là một dòng chảy khác. Sự thay da đổi thịt của tình ca, là một đổi thay quyết liệt: Từ âm điệu tới ca từ.

Bản chất tình khúc, trước sau vẫn có một mẫu số chung: Tính lãng mạn. Nhưng chất lãng mạn của giai đoạn này, ở miền Nam đã không còn lầy lội trong bi lụy, tuyệt vọng, cùng đường.

Ngôn ngữ được các nhạc sĩ viết tình ca sử dụng, cũng là thứ ngôn ngữ ít nhiều trực tiếp phản ảnh thời đại; với những tự do phóng dật, những triết lý mang tính thời thượng và những cái tôi đặc thù, cá biệt (trở thành chung). Chúng không còn bóng gió xa xôi, với những sáo ngữ mông lung, mơ hồ nữạ

Trước biến chuyển tận gốc kể trên, một số nhà nghiên cứu nền tân nhạc Việt Nam cho rằng, nhạc sĩ Ngọc Bích đã từ chối tham dự vào chuyển động lớn của biển sóng tân nhạc Việt (?). Hoặc ông không thích hợp với những hăm hở trẻ trung, của nhịp đập có phần gấp gáp, sôi động của trái tim miền Nam (?).

Tôi nghĩ, không ai có thể cho chúng ta câu trả lời rõ ràng về trường hợp của nhạc sĩ Ngọc Bích. Dù cho sau năm 1954, ở Saigon, ông có viết một số ca khúc như “Nắng Mớị” “Tiếng Hát Bình Minh” hoặc “Đón Gió Mới”... Nhưng thực tế cho thấy ông không thành công lắm.

Nói cách khác, giai đoạn huy hoàng nhất của sự nghiệp âm nhạc Ngọc Bích là những năm trước 1954.

Ở thời kỳ này, ngay cả những ca khúc viết cho nhu cầu kháng chiến chống Pháp, sáng tác của ông, cũng được đón nhận nồng nhiệt. Thậm chí ca khúc có tính tuyên truyền kích động lòng yêu nước, mang tên “Bà Già Giết Giặc” của ông; Kể chuyện một bà cụ khi nhận nấu cơm cho lính Pháp, đã lén bỏ thuốc độc vào nồi cơm, khiến tất cả toán lính Pháp này ngộ độc và chết hết sau đó.

Sự phổ cập của ca khúc này rộng lớn tới mức cụm từ “bà già giết giặc,” sau đó đã trở thành một thứ “thành ngữ” mà hôm nay, nhiều người còn dùng khi muốn nói tới một phụ nữ lớn tuổi nhưng vẫn có khả năng làm những việc mà nhiều người trẻ không dám...

Nếu nhạc sĩ Ngọc Bích từng có một thời kỳ thành công rực rỡ với cả hai thể loại tình khúc và ca khúc, phục vụ nhu cầu chính trị giai đoạn thì trong đời sống riêng, ông lại là người gần như hoàn toàn khép kín!

Trên trang mạng Bách Khoa toàn thư mở Wikipedia, phần tiểu sử nhạc sĩ Ngọc Bích ghi rằng, nhạc sĩ Ngọc Bích lập gia đình với ca sĩ tên Lệ Ngạ Ông có một con trai tên Kim Ngọc với người phụ nữ nàỵ

Nhưng bài viết nhan đề “Ngọc Bích qua con mắt Phạm Duy” lại có một đoạn nguyên văn như sau:

“...Ngọc Bích khi tới Mỹ, cùng với Vũ Huyến trở thành 2 ca sĩ trong bộ ba AVT. Cùng với Lữ Liên họ được mời đi hát nhiều nơi trên đất Mỹ. Họ còn được tham gia vào đoàn văn nghệ Hoàng Thi Thơ, đi lưu diễn Châu Âu, Châu Phị.. Đó là chưa kể với khả năng đánh bass, kéo accordion, đánh keyboard, Ngọc Bích luôn luôn có 'show' để có tiền thù lao, đủ nuôi sống anh chàng nghệ sĩ trường kỳ độc thân nàỵ” (1)

Sinh thời, cố nhạc sĩ Nguyễn Hiền, vốn thân thiết với nhạc sĩ Ngọc Bích từ những ngày ở Hà Nội, cũng nhiều lần đề cập tới cuộc sống một mình của tác giả “Khúc Nhạc Tương Tư.”

Trước hai tư liệu trái nghịch này, những người quan tâm tới nhạc sĩ Ngọc Bích không biết sự thật nằm phía nàỏ

Như đã nói, cố nhạc sĩ Ngọc Bích có một đời sống khép kín. Ông gần như không tâm sự với ai, về phần đời tình cảm riêng của mình. Ông cũng không tiết lộ với ai về linh hồn hay, nguồn cảm hứng từ người nữ hoặc mối tình nào, mà ông đã để lại cho hôm nay, những tình khúc đẫm ngất đau thương, bằn bặt chia lìa, như:

“Gió chiều thầm vương bao nhớ nhung - Người yêu thoáng qua trong giấc mộng - Vui nguồn sống mơ - Những ngày mong chờ - Trách ai đành tâm hững hờ!...

Hãy trả lời lòng anh mấy câu - tình duyên với nhau trong kiếp nào - Xuân còn thắm tươi - Anh còn mong chờ - Ái ân kẻo tàn ngày mơ.” (Mộng Chiều Xuân)

Hay:

“Chiều vàng rơi trong khúc nhạc tương tư - Đời phiêu lãnh sống những ngày mong chờ - Thấu tình ta chăng hỡi người phương xa - Cung đàn theo với lòng thiết tha -... - Lòng sầu lên trong những ngày cô đơn - Mùa xuân đến với mối tình âm thầm - Bóng huyền chưa phai, hỡi người ngây thơ - Mong chờ trong khúc nhạc ái ân.” (Khúc Nhạc Tương Tư)

Hoặc nữa:

“Ngày nào một giấc mơ - Đâu những đêm trăng mờ ai ngóng chờ - Khi áng mây thành thơ nhẹ gió đưa - Theo tiếng đàn thuyền mơ tìm bến xưa - Một chiều mùa chiến chinh - Xuân ngát hương thanh bình say mối tình - Khi ánh trăng về vui đời thắm xinh - Bóng dáng huyền thầm mơ lúc tuổi xanh.” (Trở Về Bến Mơ)

Trong khi đó, theo nội dung cáo phó đăng tải trên một vài tờ báo xuất bản tại quận hạt Orange County sau ngày 15 tháng 10, năm 2001 (ngày nhạc sĩ Ngọc Bích từ trần), thì phần “tang gia” ghi:

“Nguyễn Kim Dũng, con trai, và gia đình”...

Nói cách khác, chẳng những không có tên bà Lệ Nga mà cũng không có tên Kim Ngọc, như tài liệu đăng tải trên trang mạng Wikipediạ

Tuy nhiên, điều này, đối với những người ái mộ nhạc sĩ Ngọc Bích, vẫn đã là một niềm vui đáng kể. Vì: “Bề gì, nhạc sĩ Ngọc Bích cũng đã có người nối dõị”

Tóm lại, nếu có những cái chết giống như sự chấm dứt một chương sách, hay sự gia tăng âm vực, làm bật lên nét đẹp đoạn coda một ca khúc thì, cũng có những cái chết lại bật lên những câu hỏi mà trước đó, chưa một ai lên tiếng.

Cái chết của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Bích ở trường hợp thứ haị

Tôi muốn nói tới sự kiện bất ngờ, một sự kiện không ai chờ đợi, không ai tiên liệụ Nhưng nó đã xảy rạ

Đó là sự kiện nhân giỗ 49 ngày của cố nhạc sĩ Ngọc Bích, một người em của ông, từ tiểu bang khác về Cali, dự lễ giỗ anh mình.

Giữa không khí tưởng niệm giới hạn trong tình thân đầy ngậm ngùi, xót thương kẻ vắng mặt, ông nói:

“Anh Bích tôi sáng tác không nhiềụ Nhưng nhan đề ca khúc nào của anh tôi, nếu không có chữ ‘mộng,’ thì cũng có chữ ‘mơ’ và, gần như quá nửa những sáng tác ấy, có chữ ‘Xuân.’ Chữ ‘xuân’ không có ngay nơi nhan đề thì cũng có đâu đó, trong bài hát.

“Ngày xưa, có lần tôi đã hỏi anh Bích tôi rằng, tại sao anh thích mấy chữ đó quá vậỷ Bộ anh không thể lựa cho nhan đề nhạc của anh một chữ nào khác hay saỏ Thì, mặt anh tôi sa sầm xuống. Anh trả lời tôi bằng cái nhìn lặng lẽ. Chịu đựng.

“Cái nhìn lặng lẽ của anh ấy khiến tôi bắt rùng mình! Từ đó, không bao giờ tôi dám hỏi thêm.

“Về chuyện di tản thì anh Bích tôi, theo đài Mẹ Việt Nam di tản tới đảo Phú Quốc, nhiều ngày trước ngày 30 tháng 4. Chúng tôi kẹt lại Saigon, nhiều năm sau mới vượt biên đi thoát.

“Tôi nhớ đâu khoảng một hai ngày trước 30 tháng 4, giữa lúc Saigon cực kỳ hỗn loạn, chúng tôi nhận được một bức thư tay, gửi cho anh Bích, do ai đó đem tới tận nhà. Khi ấy anh Bích tôi đã đi mất tiêụ Cá nhân tôi cũng không hy vọng gì gặp lại anh. Tuy vậy, tôi vẫn thấy trường hợp nào thì cũng nên biết lá thư nói gì. Cuối cùng tôi là người đọc...

“Đó là lá thư của một người đàn bà tên Xuân. Viết rất vắn tắt. Khó hiểụ

“Đại ý lá thư bảo anh Bích tôi ở lại chờ bà ấỵ Bởi vì mọi chuyện đã đổi khác.”

Trong lá thư, tôi nhớ có câu:

“‘Đã tới lúc chúng ta có thể sống đời sống thật chứ không còn là giấc mơ nữạ’

“Nhiều năm sau, gặp lại anh Bích ở Mỹ, tôi kể lại câu chuyện và cho anh biết, tôi vượt biên, bị cướp sạch sẽ! Ngay quần áo tôi cũng không còn, nói chi bức thư...

“Anh tôi im lặng. Tôi nghĩ anh thông cảm hoàn cảnh của tôị

“Nhưng chẳng vì thế mà anh nói với tôi một lời nào, về người đàn bà kiạ

“Bởi thế, trước vong linh anh tôi ở đây hôm nay, tôi không dám thêm thắt điều gì... Tôi muốn nói là tôi không biết, có phải đó là người đàn bà trong những bản nhạc của anh tôi hay không!”

Dù cho tới hôm nay, không một ai trong chúng ta có câu trả lời rõ ràng về linh hồn hay nguồn cảm hứng của những tình khúc, như những hạt ngọc mà cố nhạc sĩ Ngọc Bích đã lưu lại cho chúng tạ Nhưng, chúng ta cũng không nên quên rằng, không phải bất cứ một nghệ sĩ nào khi mất đi, cũng để lại cho hậu thế, những món nợ tinh thần to lớn, như trường hợp tác giả “Mộng Chiều Xuân,” Ngọc Bích.

Tôi muốn nói, cách gì, ông cũng đã tận hiến đời ông, cho một Việt Nam. Bất diệt.

Du Tử Lê
(3 tháng 5, 2010)

Chú thích:
(1) Gạch dưới của mấy chữ này do chúng tôi chủ ý thêm vàọ (DTL)

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Tám 202212:00 SA(Xem: 9123)
tôi ngồi giữa-nỗi-tôi-riêng bên trong ghế lạnh, ngoài hiên bóng, rời
18 Tháng Bảy 202212:00 SA(Xem: 6577)
bây giờ/ tôi ngồi đây/ nghe đời mình sắp cạn./ những con chữ/ ho khan/ bầu ngực người/ khói ám?
15 Tháng Hai 20222:56 CH(Xem: 7096)
tôi muốn giấu một điều… ai cũng biết:/ ta yêu nhau từ thuở nắng chưa về./ trăng chưa nhú và, trần gian rất lạnh./ những chân trời chưa biết dắt nhau, đi.
04 Tháng Hai 20221:16 CH(Xem: 4443)
"hôm nay, tôi biết không một ai muốn sang đoạt / hoặc cướp trắng nỗi buồn tôi./ khi tuổi già, bệnh hoạn /dàn hàng ngang, / đợi tôi trước cửa./ khi một chân đã vào sâu nghĩa trang.
12 Tháng Mười 20215:11 SA(Xem: 8482)
viết cho 49 ngày của Bố. 11/24/2019. Nhưng Bố ơi, con vẫn phải ở lại, Bố với em hãy bình an với đời sống mới./ Vì sớm muộn gì, chúng ta cũng sẽ có ngày hạnh ngộ.
21 Tháng Sáu 202111:55 SA(Xem: 6690)
sợi dây vải nơi chiếc váy xẻ sâu trước/ sau của em/ (fashion mới)/ cột tôi lại./ cũng chính nó treo tôi lên/ ngang những ngọn đèn đường./ thiêu thân không lựa chọn...
07 Tháng Mười 20203:41 SA(Xem: 4791)
Vì Roll ơi, Ông Ngoại sẽ quay về,/ Ông Ngoại sẽ nghe, khi con gọi/ Sẽ đau, khi Roll khóc,/ Sẽ hạnh phúc chan hòa, khi Roll nở nụ cười./ Và Roll ơi, đây là lời nói thật.
17 Tháng Sáu 20206:58 CH(Xem: 7311)
Bố có nghe được những gì Roll nói?
19 Tháng Năm 20209:18 SA(Xem: 8046)
Tôi ước ao, trong giây phút này, giữa mùa cách ly, tôi được ôm bác Bích. Tôi sẽ nói với bác là:/ "Rồi thì tất cả sẽ nguôi ngoai."
28 Tháng Ba 202012:24 CH(Xem: 8337)
Thái Thanh, trong lòng tôi, không chỉ là tiếng hát vượt thời gian, Bác là hiện thân của trường ca Mẹ Việt Nam, kiên cường, dũng mãnh.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17072)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19004)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9187)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22481)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14022)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19191)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7907)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8825)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8505)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11073)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30725)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20822)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25520)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21741)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19800)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18062)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16927)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16119)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24516)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,