Thơ ở Nguyên Sa

02 Tháng Tư 20191:38 CH(Xem: 6768)
Thơ ở Nguyên Sa

Như một số bằng hữu thời chiến tranh miền Nam

Tôi ẩn trú trong giao-thông-hào-xanh của thơ Nguyên Sa. (*)

Đó là những bài thơ tình như những trái bom lãng mạn

thăng hoa hoặc chia sẻ với tình yêu đôi lứa.

Nó cấy mầm hân hoan giữa một đời sống bầm giập!

Nó đẩy lui mọi bất trắc giữa hai đầu sống / chết của thế hệ chúng tôi

Mặc dù thời đó, cũng như bây giờ

Có đôi ba người (cũng làm thơ)

Lại lên án những bài thơ-tình của Nguyên Sa

(Và thơ tình của những nhà thơ khác)

Họ tuyên bố lén lút trong những họp mặt dăm ba người rằng

Thơ-tình thực chất chỉ là thơ… “tán gái!”

Họ có thể bị tiêm nhiễm bởi chủ trương:

“…Nhà thơ cũng phải biết… xung phong?!?”

Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ,

mỗi người làm thơ

Đều tuyệt đối tự do với khuynh hướng riêng tư của mình.

Nhưng khi những người này mạt sát “thơ-tình”

Thì tôi chỉ có thể hiểu: Do tỵ hiềm, mặc cảm

Họ là đám là  dây leo trên cây cành thi ca Việt Nam phong phú.

Họ kiến tạo những “thời sự…gỉa”

Vì chiến tranh, cách gì cũng đã chấm dứt

Chí ít cũng trên thực tế trận địa.

Họ tiếp tục nói về những tang tóc quá khứ

Như thể đó là ý nghĩa thực sự của cuộc sống hôm nay…

Họ có quyền!!!

Chỉ duy một điều,

khi họ bẵng quên rằng:

Thơ-Tình hay thơ “tán gái” chính là một thứ dưỡng chất tinh thần

Một thứ keo sơn được ngợi ca khắp cùng trên trái đất,

giống như âm nhạc

nó an ủi những chia ly, tan tác nhất

Nó giúp nhân loại tìm đến nhau,

để yêu thương

nối tiếp sinh tồn

(nhờ vậy mà có những kẻ bỉ thử thơ tình).

.

Tôi trộm nghĩ, nếu thi sĩ Nguyên Sa sống lại,

Ông cũng chỉ thấy tội nghiệp cho những cái đầu mất thăng bằng

bệnh hoạn này.

Và, sẽ kết luận bằng mấy chữ ông thường dùng thuở sinh thời:

“bọn sa-đích! ”

.

Với nhiều người,

Thơ Nguyên Sa không chỉ đem đến cho người đọc

những chân trời thơ mộng mới.   

phong cách cách diễn tả bất ngờ của ông

Cũng làm thành những “cơn sốt” trong rung cảm của chúng tôi

Tôi tin nhiều người vẫn nhớ những câu hỏi như gửi cho chính mình

của Nguyên Sa:

“người về đêm nay hay đêm mai

người sắp đi chưa hay đi rồi

muôn vì hành tinh rung nhè nhẹ

Hay ly rượu tàn run trên môi”

(…)

“người về lòng tôi buồn hay lòng tôi vui

áo không có màu nên áo cũng chưa phai

tôi muốn hỏi thầm người rất nhẹ

tôi đưa người hay tôi đưa tôi?” (**)

Hay những câu thơ nói về mái tóc của người nữ,

chưa hề có trong thơ của chúng ta:

Tôi sẽ sang thăm em

Để những mớ tóc màu củi chưa đun

Màu gỗ ai ghép làm thuyền

Lùa vào nhau nhóm lửa”

Ông cũng chắp cánh cho mơ mộng của tôi bay trên bom đạn với:

“Khi đám mây cao dừng trên nếp trán

Anh chợt nghe vỗ cánh chim bay

Trái thơm ngon nặng trĩu trên môi

Dòng suối lạ chảy qua hơi thở.”

ông vẽ chân dung thế hệ chúng tôi với:

“Hai mắt rỗng phải che bằng khói thuốc

Chúng tôi nằm run sợ cả chiêm bao

Mỗi buổi sáng mặt trời làm sấm sét

Nên nhìn đêm mở cửa chẳng đi vào”

.

Tôi nhớ, thời chiến chiến, trong “Phương Xa”  

Thi sĩ Vũ Hoàng Chương cũng đã để lại những câu thơ bất tử như:

“Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ

Một đôi người u uất nỗi chơ vơ,
Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị,
Thuyền ơi thuyền! Xin ghé bến hoang sơ…”

Nhưng gần gũi hơn, trực tiếp hơn với chúng tôi

vẫn là thơ Nguyên Sa:

 “Thế kỷ chúng tôi chót buồn trong mắt

Dăm nụ cười không đủ xóa ưu tư

Tay quờ quạng cầm tay vài tiếng hát

Lúc xòe ra chẳng có một âm thừa”

Hoặc:

“Cửa địa ngục ở hai bên lồng ngực

Phải vác theo trăm tuổi đường dài

Nên có gửi cho nhau vài giọng nói

Cũng nghe buồn da diết chạy trên môi”

Ông cũng là thi sĩ đầu tiên đã rất  thậm xưng

khi so sánh người yêu của ông với

“chó ốm”, “mèo ngái ngủ”, “mắt cá ươn”:

“Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm

Như con mèo ngái ngủ trên tay anh

Đôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình

Để anh giận sao chả là nước biển!...”

Dù không biết “Nga” là ai,

Nhưng nhiều người trong chúng tôi vẫn thầm cám ơn

linh hồn của bài thơ thơ hiếm, quý ấy.

.

Như đa số những người cùng thế hệ thời tỵ nạn của mình,

Chúng tôi ẩn náu trong giao-thông-hào-thơ lục-bát Nguyên Sa

sau tháng 4-1975

 Dù cho đám dây leo thi ca,

Khởi đi tự bởi cái đầu bệnh hoạn, đố kỵ

Vẫn tiếp tục gọi thơ-tình là thơ… “tán gái”

Nhưng thơ-tình Nguyên Sa

Vẫn thăng hoa nỗi buồn tỵ nạn:

Mở ra những chân trời cho thơ,

Khi từ một giáo sư trở thành thợ điện,

Ông viết:

 “Ta vô dòng điện hai chiều

Xẹt ngang cũng đủ cháy vèo thịt da,

Em nằm ngay chỗ điện ra

Chỗ đuôi con mắt đèn hoa muôn màu…

Nghề thơ anh bỏ đã lâu

Gặp em sao nhớ nhung đầu dây xưa?”

Hoặc “Trận Vong”:

“những ngày còn chuyện binh đao

Thằng tuôn máu họng, thằng trào máu tim,

Ta còn nhớ mấy thằng em

Trúng cơn mưa pháo bỏ quên đường về

Ta là thằng Triệu Tử thua

Long thành cán cuốc, rượu chua mùi phèn,

Đứng đây, thành quách trong tim,

Ngọn cờ rách nát, cúi nhìn trận vọng.”

Ông cũng ghi lại tâm cảnh khác,

tiêu biểu cho một phần sinh hoạt quê người:

“Chờ em ở góc cây săng

Em không thấy tới ta nằm trong xe

Nhạc buồn ta vặn thật to

sao buồn không vỡ sao ta vẫn còn?”

Hơn thế, cuối đời, Nguyên Sa lại mở ra những đường bay

Tựa như vượt ngoài quỹ đạo cho thơ xuôi,

Với loạt hoài niệm được nhân cách hóa

Để hoài niệm trở thành nhân vật có đầy đủ thịt, xương, linh hồn, trí nhớ:

“Đi chơi cuối tuần tôi dắt ký ức đi theo

Ký ức thật vui, nó ôm chầm lấy bãi biển, tâm sự thật lâu với dòng sông, trò chuyện với đồng cỏ mà tôi không hề quen biết.

“Nó chạy tung tăng trên con lộ ở Hà Nội, ở Hà Đông, ở Sài Gòn, ở Paris, đường nào nó cũng biết thật rõ và nó di chuyển thật mau làm tôi lạc…”

Hay bất ngờ của những liên-ảnh đổi chỗ:

“Khi nàng hì hục, lúc buổi chiều, đắp pho tượng tuyết, tôi không hề biết gì về điều đó,

Khi nàng cắm lên vai pho tượng tuyết chiếc cành khô nàng gọi là cây nêu, tôi không hề biết gì về điều đó,

Khi nàng đeo lên tay pho tượng tuyết chiếc hộp giấy màu đỏ, nàng gọi là bánh pháo, tôi cũng chưa hề biết gì về điều đó

(...)

“… Nửa khuya nàng đánh thức tôi dậy, nói dậy đi, dậy đi anh, giao thừa rồi, tôi ngồi dậy, chúng tôi mặc quần áo mới, chúng tôi thắp nhang, chúng tôi uống trà với nhau, ngồi tựa lưng vào nhau, hát cho nhau nghe bằng ánh sáng của những ngày mới gặp nhau.

Khi nàng quay đầu lại tôi thấy mắt nàng đỏ hoe, mắt nàng ngơ ngác giống như mắt con vành khuyên một mình, để định hướng, bay theo những màu vàng của một khu rừng mai.

Tôi thật sự không có ý niệm gì về màu vàng, khu rừng mai và con chim ngơ ngác đó.

Tôi cũng không biết khi nàng ngủ say, tôi ra đứng bên cửa sổ,

tôi không biết ở ngoài cửa sổ có con vành khuyên đang bay lộn vòng

Tôi không biết tôi đứng ở dưới,

Tôi không biết con chim bay quanh trên đầu tôi,

Tôi không biết sau đó, chúng tôi đổi chỗ,

Con chim đứng làm pho tượng tuyết và tôi bay lượn trên không trung,

Trên những màu vàng

Của khu rừng mai trong kiếp khác.”

(Một ẩn dụ, hoài niệm quê hương?)

.

Cuối đời, những năm, tháng lưu vong,

Người thi sĩ làm thợ điện nói về những điều ông không biết

Lại chính là những điều ông biết rất rõ…

Cũng như thế hệ chúng tôi trong chiến tranh và di tản biết rất rõ,

Chúng tôi có

Một thi sĩ thơ-tình lẫm liệt, như thế.

Du Tử Lê,

(April 2019)  

…………………………………………………………………………

(*) Nguyên Sa: Sinh 3-1932, tại Hà Nội. Mất tháng 4-1998, tại miền nam California.  

(**) Tất cả thơ trong bài viết này trích từ “Thơ Nguyên Sa, Toàn Tập”. Nhà XB Đời, Hoa Kỳ, 1998.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Giêng 20249:03 SA(Xem: 5496)
chẳng phải vì ông đã đi xa. quá xa. rất lâu./ mà, vì họ đã có ông trong tim./ như ông sẽ mãi sống trong ký ức đám đông,/ tập thể./ đất nước.
01 Tháng Giêng 20243:52 CH(Xem: 6859)
thánh thần rời hai vai/ nhường ngôi người cứu rỗi.
01 Tháng Giêng 20249:40 SA(Xem: 435)
Mỗi năm nhà thơ Du Tử Lê sáng tác một bài thơ Tháng Giêng để tặng vợ, và đây là bài thơ Tháng Giêng cuối cùng của ông - Tháng Giêng 2019. (Photo by Đỗ Xuân Hoà, 1994, ngày DTL và HT gặp lại nhau ở Mỹ sau nhiều năm xa cách)
07 Tháng Mười 202312:41 CH(Xem: 2026)
Tháng Mười về với chúng tôi, là mỗi lần miền thơ ấu của Roll sẽ nhỏ dần, nhạt dần, và biến mất.
18 Tháng Chín 20235:37 SA(Xem: 5540)
hoa khế rụng nối đôi bờ sinh / tử/ một lần em, tôi thở đẫm tin yêu.
15 Tháng Bảy 20239:16 SA(Xem: 5669)
về đi, để bước chân/ kịp rơi cùng tiếng nấc.
04 Tháng Sáu 202312:00 SA(Xem: 8260)
tôi muốn kể em nghe/ dù mùa hạ đã đem theo tiếng ve/ /đỏ/ phương trời khác./ những vì sao/ thôi là những nốt nhạc xanh/ hát mình ên
01 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 7121)
khi khoảng cách không thể đo bằng thước,/ thì tình tôi e phủ mọi chân trời./ em kiếp trước, đời sau không thể hiểu:/ sao có người ký ức mãi xanh, tươi!!!
22 Tháng Giêng 20239:28 SA(Xem: 7603)
mưa-tôi lạnh, rúc áo người ấm áp/ vết thương buồn, em đắp bột trăm năm./ tôi già khốc vẫn đợi, chờ chăm sóc -/ người không quên tôi bé dại vô cùng.
18 Tháng Mười Một 202212:27 CH(Xem: 9287)
sông hỏi suối. phụ lưu tìm hỏi tóc:/ - nụ hôn nào cư ngụ với mai sau?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17042)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12261)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18991)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9173)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8344)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19180)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7899)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8816)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11064)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19255)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31957)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,