ĐOÀN HUY GIAO - Da vàng ơi!

26 Tháng Tư 20248:51 SA(Xem: 65)
ĐOÀN HUY GIAO - Da vàng ơi!

Tôi có lý để trích câu này, của Borges

 

Chúng tôi đều là những người ra đi. Đám mây

dày nhiều lớp buổi chiều tà

là hình ảnh của chúng ta.

 

Đối với tôi, cái tên Da Vàng cũng như tên Sơn Chà bao giờ cũng là hiện thân của mây trắng. Mây trắng của đời tôi. Cái tên Sơn Chà thì do tiền nhân đặt, có hơi hớm một địa chí Chiêm thành. Hóa ra, sau này tôi mới biết là Chiêm thật. Nó có tên là Chiêm Động Trà Na Sơn, mà Ô Châu Cận Lục không thấy ghi. Tại chân núi nhiều mây gió nầy tôi đã có những năm tháng rung cảm đầy sung mãn.

 

Còn Da Vàng là tên một cơ sở ấn loát, lấy theo một danh từ thời thượng bậc nhất ở Miền Nam mà thời cuộc lúc bấy giờ đủ để thức tỉnh người có tấm lòng nhận ra số phận thật đau đớn của dân tộc mình, Nói là cơ sở ấn loát, nhưng thật ra nó trở thành danh xưng là nhà xuất bản Da Vàng mà giới văn nghệ thời đó trìu mến nhắc nhớ đến nó.

 

Ông chủ nhà in Da Vàng, anh Hoàng Khanh là bà đỡ mát tay, hào phóng hổ trợ cho những tác phẩm đầu đời của người cầm bút ở Đà Nẵng, một đô thị đang là tâm điểm của thời chiến.

 

Tập thơ Cho Con Vật Hai Chân của tôi là cuốn sách in đầu tiên của Da Vàng, giữa tháng 9/1969. Bản thảo do Ủy Ban Kiểm Duyệt Vùng I Chiến thuật cấp phép. Người ký giấy phép là ông Nguyễn Ân trưởng ban, cau có trao lại bản duyệt da beo gần 1/4 số câu chữ trong tập thơ bị gạch bỏ vì “nội dung nhạy cảm” và ông nhắc tôi phải nộp lưu chiểu trước khi sách phát hành. Lúc đầu anh Hoàng Khanh có hơi lo lo, vì nhà in mới thành lập, lại nằm đối diện trước Ủy Ban Kiểm Duyệt, cùng đường Nguyễn Du, gần bờ sông Hàn. Nên anh nói khẻ ông muốn in kiểu gì cũng được, nhưng tuyệt đối phải in đúng với bản đã duyệt để tránh “làm khó“ cho Da Vàng. Tôi làm đúng theo yêu cầu. Nhưng trong sách có một phụ bản Hồ Đắc Ngọc vẽ một người bị còng tay, lưỡi lê cứa cổ đầm đìa máu, tôi lại không kèm theo bản kiểm duyệt nên Hoàng Khanh ngại. Nhưng rồi mọi chuyện cũng qua đi. Sách in xong, Hoàng Khanh giữ lại hai cuốn nói tôi ký tặng Da Vàng, rồi cười cười bảo đứa con tinh thần của ông bị thương tật nhiều như thế này mà ông dám chịu chơi cho nó ra đời, thì tôi cũng xin chỉ lấy tiền giấy in thôi. Được chưa?

 

Hoàng Khanh luôn là như vậy. Bao giờ cũng từ tốn, quyết đoán nhẹ nhàng.

 

Nối dây theo Cho Con Vật Hai Chân của tôi là các tác giả khác ngay sau đó, Trong Cơn Thao Thức của anh Thiếu Khanh, Thơ Của Người Giang Hồ của anh Nguyễn Đông Giang… và nhiều người khác nữa, đã xác tín thêm “mác chịu chơi” của anh Hoàng Khanh trong giới cầm bút.

 

Như trên tôi đã nói đến hiện thân mây trắng dành cho Da Vàng, là vì nó đã rơi đúng vào tâm thức đáng nhớ nhất của tôi trong trò chơi văn chương đầu đời. Dấu ấn đó tồn tại trong tôi một cách bền chặt, phóng khoáng, nhắc nhớ cho tôi mỗi khi ngước nhìn lên bầu trời. Độ lượng. Trong trẻo. Thậm chí còn lâng lâng trong tôi cái mùi mực in và bản kẽm Cliché Dầu để in phụ bản mà tôi “phá tán” không ít giấy mực in đi in lại của Da Vàng. Và vô tình cái mùi mực in typô đầu đời đáng nhớ đó vận vào nghiệp chướng in ấn của tôi kéo dài đến đầu năm “bảy lăm.”

 

Một chiều 30 Tết cách đây mấy năm, ngồi cà phê với anh Đặng Tiến bên bờ sông Hàn, trên một căn gác lửng nhìn qua mây Sơn Chà. Trong dải mây trắng chiều cuối năm đó là bao nhiêu chuyện không đầu đủa, lòng vòng đông tây kim cổ rồi cũng quay về Đà Thành. Và bất ngờ là tới lượt nhân vật Hoàng Khanh mà anh Tiến biết khá rõ gia thế sang cả từ hai phía nội ngoại nhà anh Khanh. Cụ Huỳnh Nhâm thân sinh anh cùng bằng vai phải lứa với thân sinh anh Đặng Tiến và nhiều nhân sĩ khác. Bản thân cụ cũng từng là nhân vật trọng yếu về kinh tài cho Xứ Ủy Trung kỳ. Nhưng thôi, nếu còn sống, tôi chắc anh Hoàng Khanh cũng không muốn nhắc lại những chuyện như vậy, sau bao nhiêu giá trị bị đảo lộn thời hậu chiến.

 

Một lần, trong những năm cầm cự bo bo xì dầu rau muốn luộc anh Hoàng Khanh có nhắn tôi đến xem dùm mấy món cổ vật bằng đồng, gốc Ấn Độ thì tôi bất ngờ gặp họa sĩ Lê Văn Tài vừa mang bức sơn dầu chân dụng Nguyễn Trãi đến.

 

Bức tranh rất đep. Hoàng Khanh nháy tôi, nói khẻ: Tôi mua đấy. Được chưa? Tôi bụm miệng cười, nghĩ bụng đói chết cha còn được với không được? Hôm đó, thế nào lại đúng cái ngày báo Nhân Dân in ảnh cụ Dương Khuê mà dõng dạc ghi là cụ Nguyễn Trãi, cho thiên hạ được một trận cười.

 

Tôi viết những dòng “lăng quăn” trên đây sau một buổi sáng cùng ngồi cà phê với Huỳnh Lê Nhật Tấn, con trai anh chị Hoàng Khanh. Quán ngồi là đúng vào chỗ bên góc đường Lê Đình Dương - Cô Giang, gần ngôi nhà cũ anh chị, cũng là nơi cách đây 65 năm (1958) có thằng nhỏ chăn bò, chân còn dính bùn xa mú trong Quảng Ngãi được thầy Phượng (anh ruột nhà thơ Hà Nguyên Thạch) đèo cho đi Đà Nẵng chơi.Thằng nhỏ là tôi ngày đó đứng ngó trân trân ngôi trường Sao Mai hai tầng như thể Amstrong vừa đặt chân xuống mặt trăng. Cũng là cái cảm giác ngỡ ngàng đó khi Tấn đem theo tặng tôi cuốn Vết Căn Nguyên, vựng tập tranh bề thế, một thế giới hình sắc u ẩn mê sảng được sáng tác theo một loại tranh phi thương mãi như chữ anh Đặng Tiến nhiệt lòng viết trong lời nói đầu cho tác phẩm mỹ thuật của Huỳnh Lê Nhật Tấn.

 

Anh linh anh Hoàng Khanh ơi, cậu con trai anh đang cho tôi thêm một ráng mây vàng nữa để tôi có cơ hội nhìn lên bầu trời xanh. Để tôi mơ tưởng đến cái gì không phải là cái thế giới còn nhiều so le này.

 

Đoàn Huy Giao

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Tư 20248:38 SA(Xem: 54)
chỉ được trở về với tàu ngựa cũ mà thôi, tim anh vẫn còn nguyên vẹn, vẫn còn có thể cảm, nghĩ và yêu thương.
21 Tháng Tư 202410:55 SA(Xem: 243)
Còn tôi thì cứ ngồi đấy mà nhìn gã hiện diện trong nhà mình. Tôi hoàn toàn lúng túng với hai chữ đồng bào.
09 Tháng Tư 20249:24 SA(Xem: 376)
Mối tình dành riêng cho nàng mà tôi giữ miết ở trong lòng từ bao nhiêu năm,
02 Tháng Tư 202411:15 SA(Xem: 436)
Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.
27 Tháng Ba 20243:59 CH(Xem: 422)
Đêm nay, có một người đàn bà ôm con bên hiên, thẫn thờ nhớ thương.
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 627)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 659)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 497)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 931)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 773)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8930)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17246)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12438)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19173)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9344)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 752)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1117)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1283)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22604)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14132)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19279)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7988)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8921)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8579)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11175)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30814)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20887)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25618)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22999)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21832)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19904)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18146)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19341)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17002)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16178)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24625)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32075)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34983)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,