ĐỖ PHƯƠNG KHANH - Hương

30 Tháng Tám 20204:35 CH(Xem: 4162)
ĐỖ PHƯƠNG KHANH - Hương

Hương là một thiếu-nữ không đẹp. Trán nàng ngắn quá.  Hương ghét nhất điểm này. Trán ngắn tức là biểu lộ một khối óc không thông minh, đời sống sau này vất vả. Đã thế mắt Hương lại bé. Mỗi lần soi gương, Hương tập mở to mắt. Nhưng ra đến phố, có lúc nàng quên tịt đi mất, về nhà cứ ân hận mãi.

Những cái bực mình vẩn vơ ấy làm Hương thấy ghét mình, ghét thiên hạ và lại hằn học cả với mẹ nữa. Ngày xưa mẹ có xấu thế đâu. Ảnh mẹ treo ở giữa phòng, chụp chung với ba hồi mới cưới, mẹ xinh quá. Hương ước ao một sắc đẹp như vậy. Mà ngay bây giờ, mẹ hãy còn đẹp lắm. Tuổi gần bốn mươi mà trông như mới như ngoài ba mươi. Mẹ góa chồng từ năm Hương lên sáu. Mẹ ở vậy nuôi Hương. Nguồn hy vọng độc nhất của mẹ là Hương. Một đôi khi bà hơi buồn vì nhan sắc của con gái. Nhất là cái dáng vất vả của nó. Thời nay người ta để ý đến sắc đẹp nhiều hơn là đến phẩm hạnh. Nhưng cái buồn ấy chả bao giờ bà nói ra với Hương, bà cũng chả đả động gì với Hương về chuyện xấu đẹp cả. Thỉnh thoảng Hương chỉ nghe mẹ nói:

– Cái nết đánh chết cái đẹp con ạ.

Hương cố bám vào cái thuyết cổ lỗ sĩ ấy. Hương cho rằng nếu người ta yêu mình chỉ vì sắc đẹp thì nàng cũng chả cần để ý làm gì.

Nhưng lòng tin ấy chỉ được vài hôm. Hương khổ tâm thấy người ta nhìn mình bằng cặp mắt dửng dưng. Hương biết, vì cái nhìn khao khát, trầm trồ nó khác. Rồi chỉ thoáng một tiếng cười, Hương không biết họ cười với nhau chuyện khác hay chuyện mình, nhưng nàng cũng thấy tức tối.

Những hôm ấy về nhà, Hương ôm gối khóc một mình. Hương thấy như mình bị đẩy trong một ngục tối mà suốt đời không thoát ra được. Mỗi lần đi ra ngoài, Hương tưởng ai cũng nhìn thấy cái xấu của mình, và Hương như đọc được cả ý nghĩ của họ. Tính nết Hương đâm ra cau có gắt gỏng. Một đôi khi Hương giận lây cả mẹ nữa kia.

Tới một ngày Hương bỏ học và xin đi làm. Ít ra ở đấy Hương cũng có một nguồn an ủi. Quanh nàng không có ai đẹp cả (ở trường thì nhiều quá), mấy bà thư ký thì già. Còn Hương lại trẻ nhất. Hương không thấy kém họ. Nàng yên tâm làm việc và thấy đời dễ thở hơn.

Ông giám đốc sở Hương làm là một người rất lịch thiệp. Trông ông ấy na ná như Ba ngày xưa. Nhưng già hơn vì Ba mất hồi trẻ . Ông Hoan góa vợ đã bốn năm mà không tục huyền. Kể con người như thế, Hương đã thấy phục. Hơn nữa, ông ta lại không hợm hĩnh gì cả.

Một vài lần ông đánh xe tiễn Hương về đến tận nhà, nói chuyện làm ăn với mẹ hàng giờ mới ra về. Thế nghĩa là ông ấy có cảm tình đặc biệt với Hương.

Hương so tuổi mình với ông Hoan, ước lượng hai chiều cao, nàng nghĩ có đi đôi với ông, cũng chẳng có gì là chướng cả. Lần đầu tiên Hương có cái cảm giác êm đềm chạy qua óc. Hương tự hào về sự ao ước của mình. Nàng ghét bọn trai trẻ. Còn lâu họ mới tạo được sự chín chắn như ông Hoan. Mà chỉ có sự chính chắn mới là nơi mọi người con gái có thể nương tựa được.

Hương xây dựng tình yêu trong sự suy nghĩ vẩn vơ như thế từ lúc nào. Bây giờ thì tình yêu ấy nổi bật lên rồi. Hương đã thấy nhớ, thấy buồn và ghen vơ vẩn. Chả bao giờ Hương thêu khăn tay, thế mà những ngày nghĩ nàng thêu hàng tá mùi xoa có hai chữ H.

Trong khi ấy ông Hoan càng ngày càng thân với nàng. Trong công việc làm ông ấy nâng đỡ Hương đặc biệt. Dần dần lại rủ Hương đi ăn cơm, có lần ông mời cả mẹ nàng đi nữa. Tình yêu của ông Hoan đứng đắn thật. Ông ấy muốn có sự chứng kiến của mẹ. Hương càng phục. Nhưng sao mẹ cổ thế. Bà ấy lúc đầu nhất định không đi. Hương phải nằn nì, phải giận dỗi mẹ mới chịu nhận lời. Mỗi lần đi như vậy, mẹ tô điểm cho Hương nhiều hơn cho mẹ. Phải mất hàng giờ mẹ mới tô xong cho Hương cái riềm mi mắt bằng bút chì than. Mẹ chọn áo cho Hương mặc. Hương cảm động ép đầu vào ngực mẹ.


Nhưng mẹ không thương Hương cho hết lòng. Đi với người ta mà mẹ cứ lầm lầm, lì lì. Ông Hoan gợi chuyện gì với mẹ. mẹ chỉ đáp gượng gạo, cười nhạt nhẽo. Nhiều lúc mất cả vui.

Có lần Hương thấy ghét mẹ. Nhưng nàng lại nghĩ rằng có lẽ mẹ nhớ những buổi đi chơi với Ba ngày xưa. Vì thế Hương lại thương hại. Mà mẹ đáng thương thật.  Đời mẹ thế là hết. Chẳng còn hy vọng cái gì, trông đợi cái gì và chẳng có gì an ủi cả. Cuộc sống  như thế thật trống rỗng. Những lần đi chơi, Hương đi giữa, mẹ đi một bên, ông Hoan một bên. Hương nhớ những lần đi ăn kem với Ba ở Bờ hồ. Bây giờ thì chả bao giờ còn thế nữa. Hương nghĩ rằng đã đến lượt của Hương rồi. Ít lâu nữa Hương cũng sẽ giắt con Hương đi như thế. Tuy vậy mẹ vẫn đẹp. Lâu lắm mẹ không đánh phấn nên mới bôi phớt ít môi son vào mà mẹ đã trẻ hẳn đi. Da mẹ thật trắng, mắt mẹ để đi đâu nên trông lại càng buồn. Mẹ đẻ ít, nên thân hình mẹ vẫn đep. Hương ước ao cái đẹp của mẹ. Hương nghĩ rằng đẹp như thế thì thật là phí. Mẹ già rồi.

Trong lúc ngồi ăn cơm ở tiệm. Hương sung sướng nhất. Hương nói luôn mồm. Hương không thấy sự ngăn cách tuổi tác giữa ông Hoan và nàng. Hình như ông ấy mến sự có duyên của Hương. Ông ấy hay nhìn Hương mà cười. Nụ cười dễ dãi, bao dung lạ. Hương đoán chắc tâm hồn của ông Hoan đẹp lắm.


Còn mẹ thì dưới ánh đèn trông mẹ càng đẹp. Thiên hạ nhìn mẹ quá. Hương vừa thấy hãnh diện cho mẹ, vừa thấy tủi cho mình. Có lúc nàng thấy ghen cả với mẹ. Ông Hoan cố gợi chuyện cho mẹ nói. Mà mẹ chỉ trả lời nhát gừng. Hương tức quá. Mỗi lần thấy mẹ ngập ngừng Hương chỉ muốn trả lời hộ mẹ quách cho ông Hoan khỏi đợi. Nhưng Hương lại thôi. Nàng trông ra đường, nheo mắt nhìn mấy ngọn néon cho ánh sáng nhòe ra chói lóa cả mắt. Hương thấy ngất ngây như mình đang sống trong hạnh phúc. Những lúc ấy Hương không nghe ông Hoan nói chuyện gì. Có lúc ông ấy cười hơi to. Hương vội vàng quay lại định góp vui, nhưng thấy mẹ vẫn buồn làm sao nên nàng lại thôi. Hương giận mẹ quá. Chính mẹ không muốn cho Hương vui. Mẹ không tế nhị, mẹ không hy sinh cái buồn ngày xưa cho con gái mẹ vui trong những giây phút sung sướng này. Hương oán mẹ mãi. Nhưng đến đêm tối trở về, Hương buồn ngủ rũ ra mà mẹ vẫn thức khâu. Mẹ nói ít quá. Mẹ buồn kín đáo. Hương giả vờ ngủ, nhưng mắt hé ra nhìn mẹ. Căn phòng im lặng hoàn toàn. Mẹ khóc. Bây giờ Hương mới thấy sự cô độc của mẹ. Hương thương mẹ lạ lùng. Hương muốn nhỏm dậy xin lỗi mẹ, hứa với mẹ rằng lần sau Hương sẽ không ép mẹ đi nữa. Nhưng Huơng cũng không dậy. Nàng thấy mắt nặng dần, rồi một lát giấc ngủ êm đềm đến với Hương. Huơng mơ thấy hình ảnh tươi tỉnh và độ lượng của ông Hoan.

Dạo này mẹ chiều Hương hơn trước. Mẹ nhận đồ khâu thuê nhiều hơn, để sắm cho Hương những lọ phấn, lọ nước hoa đắt tiền. Áo dài của Hương có gần đủ mặt hàng. Những lần ra phố, mẹ trang điểm cho Hương kỹ hơn. Hương thấy thương mẹ lạ lùng.

Nhiều hôm mơ màng. Hương thấy hình như mẹ vuốt tóc Hương và mẹ khóc trên mặt nàng. Nhưng Hương không thấy rõ, vì nàng ở trong trạng thái nửa mê, nửa tỉnh. Tuy vậy Hương cũng có thể tưởng tượng lại được cái cảm giác của mình khi ấy. Hình như Hương muốn khóc lên mà có cái gì nghẹn ở cổ.


Sáng lân la hỏi mẹ, thì mẹ chỉ cười bảo:

– Bậy nào, mẹ có trẻ con như mày đâu mà mẹ khóc.

Hương nghe mà thương mẹ làm sao. Hương chẳng thế nào mà bằng được mẹ.

Nhưng có một hôm mẹ khóc thật. Khóc ngay giữa ban ngày vào lúc buổi sáng, khi Hương đi làm về. Mẹ kêu mẹ nhớ quê nhà, nhớ bà ngoại, nhớ phần mộ của Ba. Rồi mẹ bảo Hương thu xếp đi về quê với mẹ. Lần này Hương không thương mẹ nữa. Hương thấy bà ấy thật lẩm cẩm. Tự nhiên sinh ra nhớ nhung vô nghĩa. Nhưng Hương không cản mẹ. Hương bằng lòng để mẹ về. Còn Hương ở lại đi làm, hôm nào nghĩ Hương sẽ về đón mẹ. Hương không thể xa đây một buổi, không thể không trông thấy ông Hoan mỗi ngày một, hai lần.

Chiều hôm ấy mẹ ra xe. Hương đi tiễn mẹ. Mẹ cứ vuốt tóc Hương mãi:

– Bao giờ con mệt, con thấy cần nghỉ thì về với mẹ. Mẹ đợi con. Về nhà quê sống khỏe người hơn, con ạ.

Mọi lần thì Hương thương mẹ. Nhưng lần này Hương chỉ thấy buồn cười. Mẹ thật vớ vẩn.

Xe chạy, mẹ vẫy mãi Hương, hình như mẹ khóc. Còn Hương cũng vẫy mẹ, mà chẳng có cảm giác gì cả. Nàng còn đang nghĩ đế sự tự do của mình ngay từ phút này.

Xe đi khuất, Hương trở về nhà. Đã hơn hai giờ. Vội vàng nàng sửa soạn đi ngay sợ quá giờ làm việc. Nhưng ông Hoan đã vào trong ngưỡng cửa.

Hương reo lên:


– Mẹ em vừa đi rồi!

Mặt ông ta hoảng hốt:

– Đi đâu?

- Về quê ạ. Bà cụ nhớ nhà…

– Mẹ có nói bao giờ mẹ lên không?

– Không, nhưng có lẽ phải hàng tháng.

Ông Hoan vùng lên như bứt rứt chuyện gì ghê gớm:

– Không thể được. Bây giờ Hương về quê đi, Về quê xin lỗi mẹ hộ tôi, nói rằng bao giờ tôi cũng trọng mẹ. Đi đi, Hương đi ngay hộ tôi, chiều nay Hương nghỉ việc.

Hương ngơ ngác:

– Sao! Mẹ em làm sao giận được ông? Mà giận gì cơ chứ?

Ông Hoan ngập ngừng:

– Tôi… tôi yêu mẹ, tôi muốn lập gia đình với mẹ. Tôi ngỏ ý với mẹ sáng hôm nay.

Huơng không nghe thấy gì hơn nữa. Nàng tối sầm mặt lại. Chỉ một suýt nữa Hương bật ra tiếng khóc. Nàng lảo đảo lùi lại gần giường rồi nằm vật xuống đệm. Hương cảm thấy như mình vừa rơi xuống một hố sâu thẳm mà ở trong đó Hương phải chịu đựng tất cả những cảm giác thất vọng, chua xót và bẽ bàng.

Rất mơ hồ Huơng nghe thấy tiếng giầy nặng nề của ông Hoan đi ra ngoài lối ngõ. Rồi hình ảnh đôi mắt đen và buồn của mẹ lai hiện ra. Bây giờ thì Hương đã hiểu rõ nỗi lòng của mẹ, hiểu những giọt nước mắt của mẹ giỏ xuống mặt Hương những đêm hôm nào. Rồi Hương nghĩ đến cái trán ngắn và đôi mắt xấu xí của mình. Bỗng nhiên Hương vùng dậy. Lòng tự ái của Hương căng thẳng, Hương vừa tìm được sự an ủi trong cái bất cần thiên hạ.

Nàng thấy mình cao hơn hết thẩy. Quanh Hương chỉ có mẹ là xứng đáng đem lại cho Hương nguồn an ủi, Hương lau nước mắt ngồi dậy, lại bàn viết:

”Mẹ ơi, mẹ chờ con ở bến xe. Con sẽ về với mẹ, sẽ ở với mẹ mãi mãi.” HƯƠNG

Đỗ Phương Khanh


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 233)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 183)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 129)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 507)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 389)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
15 Tháng Giêng 20248:59 SA(Xem: 541)
Sau mùa đông năm đó, nàng đã không quay lại KAUST.
09 Tháng Giêng 202410:11 SA(Xem: 457)
Khi anh ngẩng mặt lên thì trời đã sáng rõ. Cả bầu trời như đang cất mình lên cao cao mãi và những tia nắng đầu tiên của một mặt trời da cam rực cháy chiếu thẳng vào mắt anh.
31 Tháng Mười Hai 20235:08 CH(Xem: 330)
Tôi đi đâu xa, mỗi lần trở về Hưng Mỹ không theo đường đò dọc, mà theo đường bộ,
25 Tháng Mười Hai 20232:21 CH(Xem: 464)
Đó là nỗ lực cuối cùng má tôi làm để chấm dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫn hướng về nơi dòng sông miên man chảy.
20 Tháng Mười Hai 20239:28 SA(Xem: 365)
Ở nhà quê không thứ gì có thể so sánh được với chữ. Tiền bạc, của cải, ruộng cả ao liền...
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 416)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 755)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7736)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8634)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8342)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10885)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30528)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20707)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22779)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19611)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17923)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19109)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16789)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15987)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24313)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31733)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34784)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,