Chung Quanh Dấu Phết (,)

14 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 3706)
Chung Quanh Dấu Phết (,)

LNĐ: Phần dưới đây chỉ là Bản Tóm Lược Chi Tiết (bản tiếng Việt,) của nhà thơ Du Tử Lê, dùng trong những buổi thuyết trình tại một số đại học tại Hoa Kỳ, từ đầu thập niên 1990.

Nói cách khác, ông dùng bản summary này làm căn bản để khai triển thành bài nói chuyện với những nhập vào, đi ra, thí dụ khác nhau, tùy nơi chốn, thời gian và thành phần cử tọa...


Trước khi nói về dấu phết: xin nói qua về điều căn bản là:

   a./ Sự hình thành của ngôn ngữ nhân loại.

   b./ Căn bản hay yếu tính của bộ môn Văn Học và Nghệ Thuật



A.- TIẾN TRÌNH HAY LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA NGÔN NGỮ NHÂN LOẠI

Thoạt tiên chỉ là những tiếng kêu ngắn bày tỏ sự kinh ngạc, sợ hãi, vui mừng, buồn bã. Như Ô, A, Á, Ao, Ố...

Nhu cầu truyền đạt tư tưởng khi nhân loại bước vào giai đoạn sống thành bầy, thành đoàn, hay bộ lạc.

Những bộ lạc lớn, mạnh thôn tính những bộ lạc nhỏ, yếu. Chiến lợi phẩm không chỉ là tù binh, đàn bà, gia súc, thực phẩm, mà còn áp đặt ngôn ngữ của lên những bộ lạc bị thôn tính.

Với thời gian, dần dần ngôn ngữ nhân loại quy về hai loại: Ngôn ngữ

Tượng Hình: Hieroglyphic Script và Mẫu Tự La Tinh: Roman Alphabet.

(Cho thí dụ chữ Tử vẽ người nam và chữ Nữ vẽ người nữ. Hai chữ này đứng cạnh nhau có nghĩa là Hảo, là tốt lắm. Quý vị nam nhi nào đang có một người nữ ngồi cạnh thì rất tốt. Đừng để mất. Sẽ một dời không tìm nổi đâu, Như tôi đang đứng đây, chỉ có 1 mình là...bất hảo; là không tốt.

Tùy theo khí hậu, địa thế sinh sống mà hai nhánh cây ngôn ngữ này, lại chia thành hai nhánh nhỏ là Đơn Âm: Monosyllabic hay Polysyllabic tức Đa Âm.

Ngôn ngữ Việt Nam theo nhánh cây Roman Script tức Alphabet. Và là Đơn Âm / Monosyllabic.

Có lẽ, để bổ túc cho khuyết điểm đơn âm của mình, bên ngôn ngữ Việt Nam thường có những Chữ Lập Lại Chính Nó / Take-After-Itself, như ầm ầm, ào ào, ì ì, uồm uồm, vân vân... Hay Tiếng Đôi / Double-Word như buồn bã, rầu rĩ, nhớ nhung, đau khổ, xa lạ, bần thần, rã rượi, bâng khuâng, biêng biếc, vân vân...


B.- CĂN BẢN HAY YẾU TÍNH CỦA BỘ MÔN VĂN HỌC và NGHỆ THUẬT:

Mở đầu: hầu hết các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ của chúng ta khởi nghiệp bằng khả năng thiên bẩm, lòng đam mê với bộ môn nghệ thuật thích hợp với mình. Ở lâu trong nhà, kinh nghiệm trở nên dồi dào, phong phú, giầu có. Ít ai bỏ thời giờ để tự hỏi: căn bản hay yếu tính của bộ môn văn học và nghệ thuật là gì?

Khởi nguồn, văn học và nghệ thuật hình thành từ ba căn bản dưới đây:

   1. Quan sát, ghi nhận đưa tới Mô Tả/ Description.


Thí dụ:

"Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"
(Kiều, Nguyễn Du)

Quan sát, ghi nhận, suy, tưởng đưa tới So Sánh/Comparison. (Bằng, hơn, kém.) Muốn xử dụng thể so sánh, người ta phải dùng như liên tự / Conjunction như các chữ so sánh bằng, so sánh hơn, so sánh kém.

Thí dụ:

Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm
Như con mèo ngái ngủ trên tay anh
(TNga, Thơ Nguyên Sa)


Quan sát, ghi nhận, suy, tưởng đưa tới Liên Tưởng / Connect in Thought. Muốn xử dụng thể liên tưởng, người ta dùng những chữ như Giống Như Likeness hay chữ Như / As.


Thí dụ.

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng
(Tràng Giang, Thơ Huy Cận)


Sau đó, do những khao khát đổi mới của những thiên tài lớn là những người khai sinh thành những trường phái hay những phong trào, mà lịch sử văn học, nghệ thuật có những trường phái, phong trào khác nhau. Như những người theo trường phái lãng mạn ở đầu thế kỷ thứ 19 cho rằng yếu tính của văn học, nghệ thuật là lãng mạn. Những người theo trường phái tượng trưng, thì lấy tượng trưng làm căn bản. Những người theo trường phải hiện thực xã hội thì lấy hiện thực xã hội làm căn bản, những người theo trường phái lập thể của bộ môn hội họa thì lấy hình khối làm căn bản, vân vân...

Tuy nhiên, dù theo trường phái nào, văn học và nghệ thuật vẫn phải dựa trên 3 yếu tính căn bản nêu trên như ba chiếc chìa khóa cần và đủ để mở cánh cửa văn học và nghệ thuật.



II. PHƯƠNG DIỆN VĂN PHẠM CỦA CÁC DẤU TRONG THƠ VĂN


    A.- TẠI SAO PHẢI CẦN ĐẾN CÁC DẤU / PUNCTUATION MARKS

        1- Giải thích vắn tắt tương quan giữa hơi thở hay nhịp đập của trái tim với tiếng nói.

        2- Nhiệm vụ của từng dấu. Chỉ nói sơ qua về nhiệm vụ của các dấu như Phết. Chấm phết. Chấm. Chấm hỏi. Chấm than.

        3- Tóm tắt: vừa để thích hợp với hơi thở vừa làm sáng tỏ câu văn. Gọi là văn sáng sủa.


   B.- NHỮNG NHIỆM VỤ TÔI CHỦ TÂM GẮN THÊM CHO DẤU PHẾT

       1-Ngắt nhịp / punctuation như bình thường.


Thí du:

Huyền thoại buông màn. Cổ tích chôn
Chị Hằng, tảng đá: ai là trăng?
Cây đa, chú cuội, và con thỏ
Là bốn? Hay là một chữ không?

   
     2- Thay thế cho liên tự NHƯ (hay As tiếng Mỹ.)


Thí dụ

Những cây nến cháy như da thịt
Trơ nỗi sầu, đau, đụng tới xương

   
3- Tất cả những Phần tử / Elements trong mệnh đề đều bị chi phối bởi ý nghĩa của danh tự, động tự hay trạng tự nằm sau dấu phết chỉ thị.


Thí dụ:

Phố cao, gió nổi, bóng mờ
Đêm lu, trời nặng, tôi gù lưng, đi.


Hoặc:

Em ở đó bờ sông còn ấm cát
Con sóng tình vỗ mãi một âm, quên


Hoặc:

Chỗ một đời em vẫn để, dành.

Dấu phết như một ký hiệu đem chữ đứng sau dấu phết xuống hàng dưới


Thí dụ:

Hiu quạnh. Trùng tu từng cuộc đời
Người, trùng tu mãi giấc mơ, khuya
Mây, trùng tu những cơn mưa, muộn
Tôi đợi trùng tu: một cửa về.

Dùng dấu phết để chẻ những chữ kép thành những chữ đơn để:


    a- Thêm nghĩa cho chữ.

Thí dụ:

Chẻ đôi con gió: cây ly, biệt
Tim chấn thương cùng môi tháng, năm.

    b- Làm sáng tỏ nghĩa của chữ và do đó nghĩa của chữ trở nên mạnh mẽ hơn, giầu có hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Mười 201012:00 SA(Xem: 12445)
(Bài Thuyết trình Tóm Tắt này đã được nói trong khóa Tu Nghiệp Sư Phạm kỳ thứ 22, do Ban đại diện các TT Việt Ngữ tổ chức tại Coastline Community College, Westminster, nam Calif, Thứ Bảy 14 tháng 8-2010. Sau đó, cũng bài này được nói trong hai buổi thuyết trình liên tiếp từ 12PM tới 3Pm ngày Thứ Hai, 18 tháng 10 năm 2010, tại Đại học Berkeley, miền bắc California.)
21 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 3902)
Vì tính Lưỡng Cực hay hai mặt của đời sống tự nhiên mà, sau này (cũng có thể cùng lúc,) con người cũng xử dụng những Thán tự/ Interjection Đơn Âm kia, để diễn tả nỗi mừng rỡ, hân hoan... nữa.
18 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 4218)
Nắm được luật So Sánh, Liên Tưởng và, nhân cách hóa là nắm được chiếc chìa khóa mở cửa vào ngôi nhà thi ca.
17 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 3516)
Vẫn theo quan điểm của chúng tôi, thì tâm và ngã vốn chỉ là một. Sự phân biệt tâm và ngã chỉ có tính cách cảnh cáo chúng ta về cái tôi thiên biến vạn hóa mà thôi.
13 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 3702)
Thứ Bảy, ngày 4 tháng 10 năm 2003, vào lúc 11 giờ sáng (giờ California,) 8 giờ tối (giờ paris,) 1 giờ sáng (giờ Saigòn,)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8903)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17229)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12413)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19149)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9326)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 735)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1109)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1271)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22582)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14113)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19263)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7969)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8908)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8570)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11158)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30804)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20871)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25606)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22977)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21819)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19881)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18116)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19328)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16981)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16164)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24608)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32057)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34976)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,