MAI THẢO - Mưa Mãi Mãi Về Nguồn

29 Tháng Sáu 202110:17 SA(Xem: 5087)
MAI THẢO - Mưa Mãi Mãi Về Nguồn

“Nhà văn Mai Thảo - Ngôi Sao Bắc Đẩu của văn học miền Nam đã dành những dòng chữ ưu ái đến nhà văn Đỗ Vẫn Trọn - Lê Thao Chuyên. Ông hy vọng Đỗ Vẫn Trọn - Lê Thao Chuyên sẽ là một kế thừa và tiếp nối dòng văn chương Việt Nam tại Hải Ngoại, nơi mà người cầm bút bị chia cắt quê hương và lãnh thổ của đất nước.

Qua bài viết của nhà văn Mai Thảo “Mưa Mãi Mãi Về Nguồn” cách đây 33 năm đăng trên Tạp Chí Văn năm 1988, chúng ta sẽ hiểu hơn lớp người trẻ, lớp người cầm bút ở quê người như Đỗ Vẫn Trọn - Lê Thao Chuyên là một trường hợp hiếm hoi khi còn rất trẻ đã cầm bút, đã mạnh dạn thẳng tiến vào văn chương từ đầu thập niên 80 giữa những gập ghềnh sóng nổi…”


                                                                                           ***

 


Những nhà văn trẻ của chúng ta bây giờ, như Đỗ Vẫn Trọn đang sống ở Thung Lũng Hoa Vàng San Jose, khi dựng cõi viết họ giữa thời điểm này của đời sống và của văn chương, tôi muốn nói tới quê người và những năm tháng lữ thứ đã mười ba năm, thường bắt gặp một số vấn đề gọi chung là những vấn nạn của văn chương không đến và không đặt ra cho hai lớp người viết trước.

Lớp viết trước thứ nhất là lớp nhà văn nhà thơ tiền chiến. Sống với không gian, ở với thời gian tiền chiến. Bằng một hòa nhập toàn vẹn, toàn phần và vẫy vùng trong đó. Do đó, tạo được một ngôn ngữ và một đất trời văn chương có những sắc thái đặc thù của không gian và thời gian họ sống và viết là giòng văn chương tiền chiến. Một thập niên sau tới lớp thứ hai, lớp chúng tôi. Là chiều dài đỏ lửa của cuộc kháng chiến trường kỳ chống đô hộ đưa tới chuyên chính đệ tam đoạt được quyền hành, nhuộm đỏ miền Bắc và chia đôi đất nước, thập niên vừa nói mở tiếp những dấu chân một triệu của di cư vĩ đại vào Nam mà lớp người viết thứ hai là một dấu chân. Vào đời và trưởng thành trên nửa phần đất nước tự do còn lại, lớp người sau tiền chiến này, gọi là lớp 1954, vẫn còn chân đứng trên đất đai giống nòi. Từ đó, hòa mình vào cuộc chiến hai miền lan rộng tới kín trùm, thấy được tâm thức và phương hướng mình từ lăng kính và trọng tâm cuộc chiến. Do vậy, dễ dàng quy định được vị trí và khởi hành mình trong văn chương, qua sự đứng cùng, đã rất mặc nhiên, trên cùng một trận tuyến văn học tự do đối nghịch và đương đầu với nửa phần đất nước bên kia, nơi tự do, quyền sống, quyền làm người và cùng với là văn chương trong cái ý nghĩa đích thực và phải có của văn chương, hoàn toàn không còn nữa. 
 

MaiThao-DVT 01
Nhà văn Mai Thảo và nhà văn Đỗ Vẫn Trọn trong buổi ra mắt sách “Nỗi Niềm Mang Theo-1988”

 

Hai lớp người viết vừa kể, mỗi lớp là một chu kỳ văn học. Mỗi lớp một tâm thái, một dáng hình. Của hai giòng văn chương khác biệt nữa. Như sự khác biệt rõ rệt giữa những Nhất Linh, Nguyễn Tuân, Thạch Lam và Thế Lữ trước với những Thanh Tâm Tuyền, Doãn Quốc Sỹ, Nguyên Sa và Du Tử Lê, Tô Thùy Yên sau. Nhưng nhìn rộng tới trước sau suốt khắp một thời, tới toàn cảnh, thì trên những biên thùy kia phá vỡ, những biên thùy này vượt qua, giòng một giòng hai vẫn chảy gần, vẫn một sóng một nước, trên cái chung cùng của một đất đai, một bến bờ và một điểm tựa. Đất đai chung cùng ấy là đất nước, vĩnh viễn vẫn một nôi hồng cả hai lớp người viết cùng nằm tròn trong đó, chỉ có nắng ở một phía này mưa ở một phía khác mà thôi.


DVT 3
Nhà văn Lê Thao Chuyên 1982


Bến bờ ấy là văn chương, là cả một lịch sử văn học lâu đời, từ quá khứ xa thẳm như một ngọn suối thượng nguồn đổ xuống, vẫn ngọn suối ấy mở rộng tới sau này thành trường giang bát ngát và tiền chiến và sau tiền chiến dù khác biệt thế nào vẫn phát sinh từ một cốt lõi, vẫn cùng đứng bên bờ một đại lưu chung. Điểm tựa ấy là giống nòi. Tại chỗ, toàn thể, toàn phần, như một vây bọc mênh mông cùng khắp. Tóm tắt là cả hai lớp người viết trước so với lớp người viết trẻ có Đỗ Vẫn Trọn, Lê Thao Chuyên hiện giờ, cùng là những nhánh cành còn tốt tươi gắn liền vào một thân mẹ, không có lìa đứt. Cùng trên và trong đất nước mình. Không ở ngoài, giữa những đất trời, và cảnh thổ xa lạ. Bởi vậy mà chẳng có một trường hợp nào trôi dạt, một cá nhân nào thất lạc. Mặt trời đất nước trên đầu, gió nắng đất nước quanh mình, người nào cũng có địa bàn và kim chỉ nam. Cho nhận đường và cho lên đường đi vào văn chương.


Vấn nạn văn chương cho Đỗ Vẫn Trọn - Lê Thao Chuyên và cho những nhà văn trẻ cùng một khởi hành trơ trọi trên quê người với Đỗ Vẫn Trọn - Lê Thao Chuyên là tác giả tập truyện đầu “Nỗi Niềm Mang Theo” không có một địa bàn, một cây chỉ nam nào hết. Tay không. Nếu có phải tự mình chế tạo lấy. Không có là một mịt mùng phương hướng. Cũng không có một đất đai, một bến bờ, một điểm tựa nào như hai lớp người viết trước đã có và tôi đã nói ở trên, Hoàn toàn không. Tuyệt đối không. Bi thảm không và tận cùng không.

 

Ra tới thế giới bên ngoài, lớp người viết trẻ như Đỗ Vẫn Trọn - Lê Thao Chuyên còn có hơi thở đất nước trong hơi thở, nhịp đập quê nhà trong trái tim, giòng máu giống nòi trong huyết quản, thấy liền thế giới mà một cõi tạm. Với chính tuổi trẻ mình. Hiểu tuổi trẻ không dung dị tầm thường như thành công với thung lũng điện tử Silicon Valley, hội nhập và tạo được chỗ đứng trong xã hội người, mà tuổi trẻ với hoài bão, tâm hồn và những biển trời của nó. Thấy liền nữa, Đỗ Vẫn Trọn - Lê Thao Chuyên và bạn đường, lưu vong và ngoài nước không có một bến bờ nào. Mà lưu vong là đứt lìa, ngoài nước là chân không, là cầm bằng theo gió. Tôi tìm chỗ đứng cho tôi ở hạ nguồn. Nhưng hạ nguồn đâu có từ thượng nguồn đã lạc, thượng nguồn là ở quê nhà kia và cùng với quê nhà đã mất, cùng với ngọn đuốc truyền tay trước khi tới tay đôi đã tắt.

DVT 01

Nhà văn Đỗ Vẫn Trọn 1986

 

Chênh vênh, đơn độc, giữa một ngã tư đời lạ mặt, không được chảy tiếp trôi theo một giòng chảy nào đã sẵn, không một kế thừa trực tiếp và đích thực, tiếp nối văn chương nào Đỗ Vẫn Trọn gặp được trên con đường Santa Clara, ở San Jose, gia tài văn chương nào Đỗ Vẫn Trọn nhận được cho khởi đầu cõi viết của mình nơi một con dốc lộng gió ở San Francisco, câu trả lời là không, không một mảy may. Đó là tình huống tạo dựng cõi viết, đi vào văn chương, một tình huống cực kỳ trống trải và buốt lạnh, nơi người viết trẻ Đỗ Vẫn Trọn, những bạn đường của Đỗ Vẫn Trọn. Điểm tựa nữa. Nào đâu cái điểm tựa giống nòi, ở giữa nó, trong lòng nó, như đã có, ấm áp, cho hai lớp nhà văn trước . Câu trả lời cũng là không nốt. Bởi tập thể tỵ nạn chỉ là một phần thật nhỏ của giống nòi, cái phần đã ở xa, đã tan tác. Và không phải là một điểm tựa, nếu chưa muốn nói tập thể xa nhà còn muốn kiếm tìm một điểm tựa tinh thần ở nhà văn, ở văn chương.

 

Đó là vấn nạn văn chương, vấn nạn tâm thức từ khởi viết đã gặp của Đỗ Vẫn Trọn - Lê Thao Chuyên. Của cả một lớp người viết trẻ, ra ngoài nước mới đi vào văn chương, như Đỗ Vẫn Trọn - Lê Thao Chuyên. Nhìn thế nào thì đó cũng là một thiệt thòi lớn, rất lớn, so với những nhà văn lớp trước chúng tôi. Dùng con số không chỉ định cho một khởi đầu, ở trường hợp Đỗ Vẫn Trọn - Lê Thao Chuyên là thật đúng. Dùng hình ảnh một lữ hành trẻ tuổi lên đường không một hành lý trên vai, như lên đường của Đỗ Vẫn Trọn - Lê Thao Chuyên cũng thật đúng nữa. Thành ra chẳng được một trang bị nào. Thành ra chẳng từ một dàn phóng nào. Mà chế lấy chất nổ, dựng lấy dàn phóng, ném lấy cái hỏa tiễn cũng chế tạo lấy hình thù lên trời mà thôi. Tôi không nhìn thấy ở một cõi viết mới nào, như cõi viết Đỗ Vẫn Trọn - Lê Thao Chuyên một hồn nhiên tươi sáng. Như văn chương trẻ tuổi thông thường là vậy. Mà chỉ thấy có vấn nạn, chỉ thấy sự khốc liệt. Qua những điều vừa nói. Bằng đặt Đỗ Vẫn Trọn - Lê Thao Chuyên vào cái thời điểm khởi viết trống lạnh ở nước ngoài. Bằng đo lường khả thủ và khả hữu của lớp người viết thứ ba, lớp Đỗ Vẫn Trọn - Lê Thao Chuyên, đầy những thiệt thòi, đối chiếu với hai lớp người viết trước. Vấn nạn. Thảm kịch.

 

Thiệt thòi. Giải thích được thôi. Lớp trước chúng tôi nửa đời, cuối đời mới phải lưu vong. Phần đầu không. Đỗ Vẫn Trọn, lớp Đỗ Vẫn Trọn - Lê Thao Chuyên từ ngọn đầu đã phải. Như một cuốn sách, từ chương thứ nhất. Như một ca khúc, từ nốt dạo đầu. Như một cuộc đời ngay từ tuổi trẻ. Cho nên Biển Đông, cho nên Trại đảo, cho nên trôi dạt. Toàn phần. Đỗ Vẫn Trọn - Lê Thao Chuyên, lớp nhà văn trẻ, như Đỗ Vẫn Trọn - Lê Thao Chuyên, mới là con đẻ chính thống của đổi đời và lưu vong Việt Nam. Mới thuyền nhân một trăm phần trăm. Không phải lớp chúng tôi. Mặc dù Đỗ Vẫn Trọn hiện giờ và ngoài đời tối tối mặc dạ phục đi dự dạ hội và lái xe Jaguar giữa Thung Lũng Hoa Vàng như gió.

Một tuổi trẻ từ khởi thủy đã chân trời góc biển. Một bàn viết đặt ra, chưa từng trên một thước đất quê nhà. Nghìn dặm với đất nước. Nghìn trùng với nguồn gốc. Từ khởi đặt, khởi viết. Thì là thật dễ dàng nghiêng vào đứt lìa, rơi vào thất lạc, ngã vào mất gốc, mất vào vong thân. Nếu ta lại còn suy diễn và nhìn ngắm Đỗ Vẫn Trọn qua người trẻ tuổi ngoài đời, ngoài những lúc cầm bút viết truyện còn làm chủ báo, bầu gánh, mỗi năm thực hiện một cuốn Niên Giám Điện Thoại Thương Mại cho toàn vùng Trọn ở, thường xuyên tổ chức những hội diễn ca nhạc lớn có nghệ sĩ quốc tế tham dự, đầu năm ở Đài Loan, cuối năm ở Hồng Kông, quảng giao, hào hoa, có một thế sống rất lăng ba vi bộ.

DVT 4

Vậy mà văn truyện Đỗ Vẫn Trọn, và chính điều này là điều tôi ngạc nhiên và muốn nói nhất với bài vào tập “Nỗi Niềm Mang Theo”, lại không có một dấu vết nào của văn chương đứt lìa, chữ nghĩa thất lạc. Trái lại, và như cái tựa truyện chọn làm tựa sách, mỗi truyện là một nỗi niềm gắn bó mang theo. Từ quê nhà, cùng vượt biển. Mang theo. Những phố thấp, phố cao đi dăm bước lại về chốn cũ của Pleiku, thấp cao trăm tầng kỷ niệm. Mang theo. Sương mù của một buổi sáng núi, mưa lũ của một buổi chiều rừng, giải mây Tây Nguyên, ngọn đồi biên giới, cảnh thổ vừa dữ dội vừa thơ mộng, vừa yên bình, vừa heo hút ấy là vùng trời sinh trưởng của Đỗ Vẫn Trọn, nơi Đỗ Vẫn Trọn đã có được một ấu thời sung sướng, cũng là khởi điểm cho một vào đời gió bão với cuối cùng là những dấu chân trôi dạt ra ngoài thế giới mênh mông.


Mang theo. Những hoàng hôn Pleiku thẫm thẫm còn là cái mầu tím lãng mạn của tình yêu thứ nhất, những đồn điền đất đỏ của Pleiku với những hàng cây còn thẳng tắp từng hàng trong trí nhớ, và mầu áo của người tiền đồn và giải nắng trên thềm trường cũ.

DVT 02
Nhà văn Mai Thảo, nghệ sĩ Hoàng Dung và nhà văn Đỗ Vẫn Trọn thăm trại tị nạn Hồng Kông 1986

Tất cả, mang theo, son sắc, thủy chung, như tấm thẻ tùy thân, như tờ giấy khai sinh không tháo gỡ khỏi người, không bao giờ bỏ lại. Sự mang theo ấy tới giờ vẫn trong tình trạng tốt. Và ta thấy nó giữa những hàng chữ văn, truyện của Đỗ Vẫn Trọn - Lê Thao Chuyên, tạo thành một dáng vẻ riêng cho cõi viết Đỗ Vẫn Trọn - Lê Thao Chuyên. Nội dung mỗi truyện nữa. Nhân vật từng truyện nữa. Không lấy gần, trên đất nước người. Có từ xa, nơi quê hương mình. Cảnh trí truyện, không khí truyện đều riêng, đều chỉ Việt Nam. Người thiếu nữ nữa có chứng bệnh gia truyền khốc liệt phải nhỏ lệ từ chối tình yêu và hạnh phúc, đi tới một tự hủy đầy thương cảm trong “Nỗi Niềm Mang Theo”. Con nhỏ thần kinh trong khu dưỡng trí H2, nhớ nhớ quên quên, thực ảo lẫn lộn, trong truyện “Con Điên”. Người mẹ hiền khuya sớm một đời, những lá thư của cuộc tình đầu, treo thật cao trước tầm tay với, ở “Trái Chín Treo Cao”. Những ngày mưa bão, cống rãnh, bùn đất và những đống rác trong “Trận Mưa Xóm Tôi”. Quà tặng sinh nhật và bó hoa tỏ tình đem tới. Ở Lụa, tên nhân vật chính cũng dùng làm tựa truyện. Hết thảy, không có quê người. Nếu có, chỉ một họa hoằn, chỉ một chút đỉnh. Cái chút đỉnh làm nổi bật một tâm cảnh lữ thứ bất biến đầy ắp rất lạ lùng ở một người trẻ tuổi hiếu động và đang sống hết mình với hiện tại này là Đỗ Vẫn Trọn.

 

Lạ lùng. Nhưng giải thích thì vẫn được thôi. Giải thích như một định tâm là vậy, không lay chuyển, không đổi rời của Đỗ Vẫn Trọn. Và tỏ hiện bằng một tỏ hiện đường thẳng ở văn chương mình, những truyện ngắn mình. Cõi viết tôi chỉ một hướng quê nhà, như cái tứ thơ Đường thiên nhất phương. Nước chảy ra biển xa nhưng mưa viễn phương, mưa mãi mãi về nguồn trở lại, lời thơ Tản Đà ấy cũng là tấm lòng Đỗ Vẫn Trọn nói xuống bút giấy. Phần tuổi trẻ tôi trong lòng đất nước không đánh mất mới giải thích được cho phần tuổi trẻ tôi trong lữ thứ hiện giờ. Đó là tư duy xa nước, gói tròn lại thành một ân tình nào đó của Đỗ Vẫn Trọn trong “Nỗi Niềm Mang Theo”. Tư duy ấy chẳng phải của tôi của bạn sao? Cho nên văn chương hải ngoại đã có Đỗ Vẫn Trọn - Lê Thao Chuyên ở giữa, dẫu mới chỉ là một có mặt khiêm nhượng.  Và tôi yêu mến nhìn thấy ở cái đường dây liên lạc chúng ta đang tay nối tay, ném xa tắp về nửa vòng trái đất bên kia và cột chặt nó với quê nhà xa cách, có một đoạn của trái tim và tấm lòng người viết trẻ ở Nỗi Niềm Mang Theo.

MAI THẢO

(Trích Tạp Chí Văn, xuất bản năm 1988)         

       

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Mười 20241:03 CH(Xem: 77)
Thơ tài tình luôn luôn hiếm hoi và thường đến từ sáng tạo của những nghệ sĩ tài hoa.
26 Tháng Chín 20244:37 CH(Xem: 93)
Màu, khối, nét, bố cục, ánh sáng đã thay ông kể mãi những câu chuyện của con người.
27 Tháng Tám 202410:07 SA(Xem: 233)
Người nhạc sĩ đã gửi vào ánh sáng một tuổi thơ biết đi đứng, chạy nhảy.
21 Tháng Tám 202410:15 SA(Xem: 251)
Bài viết sau cùng của ca sĩ Quỳnh Giao
14 Tháng Tám 20245:17 CH(Xem: 249)
Đã đến lúc phải coi biên giới là một khái niệm mở, văn hóa cũng là biên giới. Mất văn hóa là mất nước.
31 Tháng Bảy 202410:07 SA(Xem: 220)
70 năm đã trôi qua kể từ cuộc thiên di vĩ đại nhất Việt Nam đương đại.
25 Tháng Bảy 20246:38 SA(Xem: 372)
Năm tôi 25 tuổi, lần đầu nhìn thấy cô Lê Thị Ý lúc ấy đã 40 tuổi ở ngôi nhà Nhật Tảo,
14 Tháng Bảy 202412:07 CH(Xem: 659)
Tôi không nghĩ thơ ca sẽ biến mất khỏi mặt địa cầu,
07 Tháng Bảy 20245:26 CH(Xem: 555)
Hiện nay ở tuổi bảy mươi, vốn sống của tôi là nỗi buồn, là sự ám ảnh của tử sinh. Nhờ thế mà rộng lượng hơn, yêu người hơn, yêu các vật nuôi trong nhà, yêu chim chóc.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20855)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15795)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17454)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10141)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18592)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5005)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1752)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2244)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2139)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23462)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19968)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8773)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9788)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9213)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12192)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31705)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21489)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26486)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23928)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22714)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20827)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18910)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20063)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17658)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16774)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25745)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33081)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35566)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,