PHẠM CHU SA - Hoạ sĩ, nhà thơ Lê Vĩnh Ngọc, người bạn chân tình *

12 Tháng Bảy 20234:20 CH(Xem: 2340)
PHẠM CHU SA - Hoạ sĩ, nhà thơ Lê Vĩnh Ngọc, người bạn chân tình *
Trước 1975 Lê Vĩnh Ngọc là họa sĩ vẽ bìa và minh họa cho tuần báo Tuổi Ngọc, cùng với Đinh Tiến Luyện là họa sĩ chịu trách nhiệm chính. Thỉnh thoảng Lê Vĩnh Ngọc cũng có thơ đăng trên Tuổi Ngọc, nhưng vì tranh bìa của anh đẹp nổi bật làm người đọc ít chú ý đến thơ anh. Tranh Lê Vĩnh Ngọc hầu hết vẽ thiếu nữ với khuôn mặt đẹp, đường nét cùng sắc màu lãng đãng, thơ mộng. Vài năm gần đây thơ Lê Vĩnh Ngọc (có khi ký tên thật Lê Đình Ngộ) thường xuyên xuất hiện trên Facebook. Có nhiều bài khá hay post kèm tranh của tác giả. Nhưng tranh Lê Vĩnh Ngọc không còn đẹp như xưa. Có lẽ một phần do tay bạn đã run nhiều. Chân bạn bước đi cũng yếu. Mới đây hẹn gặp nhau cà phê ở đường Trần Quốc Thảo với Phạm Thanh Chương - người bạn văn thân thiết với Chương và tôi. Chương chở Ngọc đến quán, bạn bước xuống xe đi đứng lững xững tôi thấy xót quá. Cả ba cũng đã tròm trèm giữa bảy tám mươi rồi. Biết là quy luật muôn đời nhưng cũng chùng lòng. Ba bạn già ngồi cà phê nhắc chuyện xưa, bạn cũ; lan man chuyện thơ văn, hội họa để vui dối già. Tôi quen nhà văn Phạm Thanh Chương và nhạc sĩ Nguyễn Tùng qua Lê Vĩnh Ngọc khoảng đầu năm 1973. Ba người họ đã chơi với nhau từ lâu trước khi gặp tôi. Thỉnh thoảng tôi đọc truyện Phạm Thanh Chương trên tạp chí Văn với giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng đầy tính nhân văn. “Văn tức người” rất đúng trong trường hợp Phạm Thanh Chương. Đầu những năm 1970, Nguyễn Tùng là nhạc sĩ trong đoàn văn công của Lực lượng Xây dựng Nông thôn với nhạc sĩ Viết Chung là trưởng đoàn. Tùng từng soạn trường ca chung với Viết Chung và viết nhiều ca khúc - trong đó có phổ thơ tôi. Nhưng rất tiếc Nguyễn Tùng mất trong một tai nạn giao thông năm 1983 khi vừa tròn 36 tuổi. Trong bốn đứa thì Tùng và tôi tương đối “quậy”, còn Ngọc và Chương là hai chàng trai điềm đạm, hiền lành, dễ thương. Hai bạn hầu như có sự thân thiết gắn kết liên tục suốt mấy chục năm qua - không hề gián đoạn như tôi…

Khi chia tay cà phê, nhìn Ngọc bước lên taxi lòng buồn vô hạn. Hẹn lòng sẽ viết về những kỷ niệm vui buồn với bạn. Lê Vĩnh Ngọc là một nghệ sĩ tài hoa đích thực nhưng ít tham vọng, sống an phận. Một cách an nhiên tự tại, không chạy theo các phong trào phù phiếm hay “nặng phần trình diễn” trong giới văn học nghệ thuật. Trước 1975, Ngọc mặc áo lính nhưng chỉ là lính kiểng. Bạn ta không biết uống rượu, nên không mất nhiều thời gian vào những cuộc nhậu nghiêng trời lở đất phí sức, phí tiền, phí thời gian như… tôi. Bạn dư thời gian viết và vẽ triển lãm. Ngọc đã tham gia triển lãm chung vài lần. Tôi khá bất ngờ khi xem tranh Lê Vĩnh Ngọc tại triển lãm ở Pháp văn Đồng Minh hội (Aliance Francaise) trên đường Gia Long giữa năm 1972 - qua một cuộc tuyển chọn như một cuộc sát hạch trước triển lãm. Đó là những tác phẩm hội họa đích thực mang nhiều ẩn ngữ sắc màu, chứ không như những bức tranh thiếu nữ tương đối đơn giản nhẹ nhàng vẽ cho bìa tuần báo Tuổi Ngọc. Nhiều tác giả cùng triển lãm, nhưng tranh Ngọc đã cuốn hút tôi. Cái ấn tượng với sắc màu vừa lãng đãng vừa sâu lắng. Hình như Lê Vĩnh Ngọc đoạt giải nhất (?). Không biết sau khi tôi rời khỏi Sài Gòn cuối năm 1973, Lê Vĩnh Ngọc có tham gia triển lãm nào nữa không.

Tôi nhớ mãi ngày đầu Lê Vĩnh Ngọc mang mấy tấm tranh vẽ thiếu nữ bằng màu nước trên giấy croquis đến tòa soạn Tuổi Ngọc gửi để làm bìa. Hình như khoảng Tháng Mười, 1971. Hôm đó có mặt cả Đinh Tiến Luyện và tôi. Luyện đang trình bày maquette số báo tới. Tôi thì đang đọc bản in thử lần cuối trước khi đưa máy in để sáng mai nộp lưu chiểu rồi phát hành. Thấy Luyện rất vui khi xem tranh Ngọc, tôi nghĩ chắc là bạn ta mừng vì có người chia sẻ với mình chuyện vẽ bìa rồi. Rồi hai người hỏi thăm chuyện tranh ảnh, viết lách, vẽ vời. Kể cả chuyện học hành thời trung học. Hình như khi xưa họ học chung một trường. Tôi cắm đầu lo đọc bản in nên chỉ nghe loáng thoáng. Tuy cùng là họa sĩ chia sẻ việc vẽ bìa và minh họa cho báo với Đinh Tiến Luyện nhưng sau này Lê Vĩnh Ngọc thân với tôi hơn. Một phần bởi tôi thường có mặt ở tòa soạn, hay gặp gỡ cà phê cà pháo với Ngọc. Sau này thân nhau tôi mới biết, Lê Vĩnh Ngọc cũng như Đinh Tiến Luyện không hề học trường lớp hội họa nào. Cả hai đều do năng khiếu bẩm sinh, đam mê hội họa và tự học. Nhưng rất thú vị vì tranh của hai người rất độc đáo, đẹp và có bản sắc riêng không thể nhầm lẫn với ai...

Ấn tượng lần đầu gặp chàng họa sĩ mặc quân phục - sau biết chàng chỉ là lính kiểng - Lê Vĩnh Ngọc người tầm thước, da ngăm đen, nét mặt hiền từ với đôi kính cận dày cộm. Chàng đốt thuốc lá liên tục, mấy đầu ngón tay vàng khói thuốc. Lê Vĩnh Ngọc vẽ vì mê chứ thật ra nhuận bút tranh bìa và cả các minh họa cũng chẳng bao nhiêu. Chắc chỉ đủ mua màu, giấy vẽ và cà phê, thuốc lá thôi! (Lê Vĩnh Ngọc không uống rượu bia, chỉ cà phê thuốc lá). Ngọc cộng tác đều đặn với Tuổi Ngọc suốt nhiều năm dẫu báo thăng trầm thế nào, cho đến biến cố 30 Tháng Tư 1975, báo đình bản.

Riêng tôi vẫn nhớ hoài cái tình của bạn đối với mình. Năm 1972 tôi chuẩn bị in tập thơ “Những Nụ Tình Xanh,” Lê Vĩnh Ngọc nhận vẽ giúp bìa tập thơ và bỏ tiền túi ra in tặng tôi cái bìa bọc ngoài. Cũng chính Lê Vĩnh Ngọc gợi ý tôi nên nhờ nhà thơ Nguyên Sa viết lời tựa tập thơ. Bạn nói, một thi sĩ tình yêu nổi tiếng viết tựa cho tập thơ “Những Nụ Tình Xanh” của một nhà thơ trẻ thì hay quá. Rồi Ngọc bảo tôi mang bản thảo tập thơ đi với Ngọc đến gặp Nguyên Sa. Ngọc khá thân Nguyên Sa vì đã vẽ bìa và trình bày tập “Thơ Nguyên Sa” cùng nhiều tác phẩm của ông - trong đó có tập truyện “Gõ Đầu Trẻ” Nguyên Sa ký tặng, tôi rất thích. Ngọc còn vẽ chân dung người yêu tôi bằng sơn dầu tuyệt đẹp tặng tôi. Sau này tôi tặng lại em khi bị tù rồi đày làm lính thú trên cao nguyên. Thân còn chưa chắc giữ được huống chi tranh… Giật mình như thoáng chốc như mây bay mà đã năm mươi năm!

Cuối năm 1973 tôi bị tù tội dùng giấy hoãn dịch giả, rồi bị đẩy đi quân dịch, suốt mấy năm chúng tôi không gặp nhau. Sau biến cố 30 /4 / 75 khi tôi lê la ra vỉa hè bán sách cũ, bán thuốc tây chui nuôi vợ con, thì Lê Vĩnh Ngọc vào đài truyền hình TPHCM (HTV) làm họa sĩ thiết kế. Cuộc sống ổn định, Ngọc an phận làm người vẽ phông màn cho các chương trình ca hát kịch cọt, dùng qua một lần rồi xóa đi vẽ cái khác. Thế thì không trách bạn sao không vẽ tranh nghệ thuật. Vả lại bấy giờ vẽ tranh cũng chẳng dễ triển lãm, vì dẫu sao Lê Vĩnh Ngọc vẫn là người chế độ cũ mà bấy giờ bị gọi xách mé là văn nghệ sĩ “ngụy”!

Là bạn thân chơi với nhau từ hơn nửa thế kỷ, cùng ở trong một thành phố nhưng suốt nhiều năm sau 1975, chúng tôi ít gặp nhau. Hồi đó chưa có điện thoại bàn chứ nói chi di động, nên khó liên lạc nhau. Nhưng cái chính là bạn ta chỉ cà phê sáng rồi vào cơ quan làm bạn với sắc màu sơn cọ, còn tôi hầu như chiều nào cũng lê la các quán vỉa hè với đám bạn văn nghệ cũ, đa số thất nghiệp. Cuộc nhậu nhiều khi chỉ là vài xị đế hay rượu thuốc “Cây Lý” hoặc sang hơn là Rhum Hiệp Hòa nấu từ bọt mật mía của nhà máy đường Hiệp Hòa, Bình Đông với vài trái cóc, ổi hay khá hơn thì thêm mấy cuốn bò bía nhân toàn củ sắn cho đỡ cháy ruột gan! Mấy thứ rượu nấu từ bọt mật mía được gọi là “đế quốc doanh” ấy đã có người cảnh báo: “Không sợ đế quốc Mỹ, chỉ sợ đế quốc doanh,” bởi không ít người đã “ra đi” theo loại rượu đế quốc doanh này!!!

May mắn Lê Vĩnh Ngọc không phải là tửu đồ. Cả Phạm Thanh Chương cũng vậy. Mừng bạn ta vẫn tiếp tục làm thơ, cùng bạn hiền Phạm Thanh Chương là biểu hiện của tình bạn lâu bền, chung thủy. Một đôi bạn chân tình.

P. C. S
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Tám 202410:07 SA(Xem: 113)
Người nhạc sĩ đã gửi vào ánh sáng một tuổi thơ biết đi đứng, chạy nhảy.
21 Tháng Tám 202410:15 SA(Xem: 162)
Bài viết sau cùng của ca sĩ Quỳnh Giao
14 Tháng Tám 20245:17 CH(Xem: 150)
Đã đến lúc phải coi biên giới là một khái niệm mở, văn hóa cũng là biên giới. Mất văn hóa là mất nước.
31 Tháng Bảy 202410:07 SA(Xem: 136)
70 năm đã trôi qua kể từ cuộc thiên di vĩ đại nhất Việt Nam đương đại.
25 Tháng Bảy 20246:38 SA(Xem: 238)
Năm tôi 25 tuổi, lần đầu nhìn thấy cô Lê Thị Ý lúc ấy đã 40 tuổi ở ngôi nhà Nhật Tảo,
14 Tháng Bảy 202412:07 CH(Xem: 277)
Tôi không nghĩ thơ ca sẽ biến mất khỏi mặt địa cầu,
07 Tháng Bảy 20245:26 CH(Xem: 455)
Hiện nay ở tuổi bảy mươi, vốn sống của tôi là nỗi buồn, là sự ám ảnh của tử sinh. Nhờ thế mà rộng lượng hơn, yêu người hơn, yêu các vật nuôi trong nhà, yêu chim chóc.
30 Tháng Sáu 20245:49 CH(Xem: 1009)
Đến chơi nhà một người bạn thấy trên bàn có một giỏ đài sen và một đĩa hoa ngọc lan.
25 Tháng Sáu 20245:20 CH(Xem: 842)
Không chỉ văn xuôi, mà cả những bài thơ viết về thời chiến là những trang viết hay nhất của Trần Hoài Thư.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20514)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15386)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17205)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 9904)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18303)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4782)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1553)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2060)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1963)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23302)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19840)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8635)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9643)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9102)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11987)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31531)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21405)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26335)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23763)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22541)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20652)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18793)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19938)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17547)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16666)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25546)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32902)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35478)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,