VŨ NGỌC GIAO - Bức tường nghiêng

22 Tháng Tám 20235:35 CH(Xem: 1728)
VŨ NGỌC GIAO - Bức tường nghiêng

Tiếng cối xay bột quay ù ù, Nàng thức giấc. Bà nội đang xay bột làm bánh đậu xanh. Mới tờ mờ sáng, mấy con bò trong chuồng đã sốt ruột gõ sừng cốc cốc vào thanh gỗ chắn đòi ra đồng. Lần dò từng bước nàng xuống bếp, bà nội húng hắng ho trong mớ muội than mù mịt, quay qua mắng yêu:

 

- Cha mày, lạnh mà dậy gì cho sớm!

 

- Con dậy từ sớm nghe nội xay bột - Nàng đến sau lưng, áp má vào tấm lưng xương xẩu của bà, hít hà mùi trầu âm ấm.

 

Tiếng nổ tí tách từ cành củi khô nghe vui tai, bà nội vần nồi cơm vừa chín tới vào tro. Hơ hai bàn tay bên bếp lửa, nàng áp lên má nghe âm ấm, có cả mùi khen khét của thanh củi chưa khô. Con mèo Mun ở đâu lại gần dụi dụi cái đầu vào chân, nàng bế nó lên, hôn vào cái mũi ươn ướt, nó “meo” một tiếng rồi chạy vụt ra sân. Men theo bức vách, nàng mò mẫm ra vườn.

 

- Đừng ra ngoài đó lạnh, con! Không chừng lại ngã như bữa hổm! - Bà nội lo lắng nhìn theo, nén tiếng thở dài.

 

Nàng mù từ nhỏ. Cha chạy chữa khắp nơi đều vô ích. Đêm đêm nàng nghe tiếng thở dài thườn thượt của bà nội, tiếng thở kín đáo nén lại của cha mỗi khi nàng lại gần. Nàng không hiểu sao người lớn lại khổ sở khi thấy nàng như vậy, còn nàng vẫn vui, vẫn ôm con mèo Mun ngủ hết đêm này sang đêm khác. Từ nhỏ, quanh nàng luôn là bóng đêm, nên nàng quen, thói quen của một người biết chấp nhận.

 

Mỗi ngày nàng “nhìn” mọi thứ diễn ra xung quanh bình thường như bao người khác, chẳng cần ai gọi tên. Tiếng nổ tí tách dưới bếp, nàng biết trời sắp sáng, bà nội đang nhóm lửa nấu cơm. Mùi khói thuốc thoảng trong đêm, nàng biết cha đang thức khuya làm việc. Xung quanh tịch mịch, lành lạnh nàng biết đêm xuống. Tiếng gà gáy lao xao, nàng biết mọi người trở dậy tất bật cho một ngày mới.

 

Nàng ra sau hè, vườn sau ông nội trồng bụi chuối, quanh năm ra trái. Nàng ngắt lá chuối vấn thành chiếc kèn lá, chiếc nhẫn đeo tay… Nàng chỉ biết làm những món đồ chơi quen thuộc. Chiếc kèn bé tí, chiếc nhẫn đeo tay được nàng tỉ mẩn từng chút cho đến khi mồ hôi thành dòng trên trán, mặt trời đã đứng trưa.

 

Mỗi ngày, mọi người đã tất bật ra khỏi nhà, nàng lại ra vườn sau. Trong vườn, ngoài bụi chuối còn có luống bắp, vạt cải xanh, bà nội suốt ngày loanh quanh vun xới. Giữa vườn có một bức tường sừng sững, nàng không biết nó có từ bao giờ, chỉ biết mỗi khi nàng chạm tay vào nó mát lạnh vì bám đầy rêu. Bức tường đứng chơ vơ, bí ẩn như chẳng liên quan gì đến căn nhà vách đất của ông bà nội. Tường rêu - Đó là chỗ của nàng, chỗ bà nội phơi củi khô cho mùa sau, cũng là chỗ ẩn nấp của con mèo Mun mỗi khi giận dỗi nàng.

 

Bức tường không biết có từ bao giờ, chỉ biết ngày chập chững tập đi, tay nàng đã vịn vào bức tường rêu. Cho đến giờ nàng vẫn gọi nó là thế giới riêng của nàng - Thế giới bóng đêm. Cũng có khi nàng tựa vào tường miên man nghe tiếng con chim cu cườm gáy gừ gừ rồi thiếp đi lúc nào chẳng hay, cho đến khi con mèo Mun đi tìm, nó cào vào bàn tay đánh thức nàng dậy, nàng giật mình ngẩn ngơ. Đôi khi chỉ thiếp một chút nàng đã mơ, trong mơ nàng thấy con chim cu cườm đẹp lắm, y chang lời kể của tụi trẻ con trong làng. Con chim mặc một chiếc áo màu xám tro, cổ đeo dây chuyền màu xanh ngọc bích. Ôi chao! Nàng ước được một lần nhìn thấy nó, thấy bầu trời xanh, nàng ước được một lần nhìn thấy cha, thấy ông bà nội, ước được một lần nhìn thấy dung nhan của mình trong gương…

 

Tiếng tụi trẻ con inh ỏi ngoài ngõ, tụi nó tụ tập múa hát và kể chuyện, chúng chẳng buồn gọi nàng. Mà thật ra có khi nào tụi nó gọi nàng đâu? Nàng thích được hát, mỗi khi nàng cất tiếng hát, cha vẫn khen nàng hát hay. Nàng cũng thích được kể chuyện, nàng có cả một kho chuyện cổ tích ở trong đầu, những câu chuyện cổ ông nội kể, cho đến giờ nàng vẫn nhớ.

 

Men theo hàng chè tàu, nàng ra ngõ tựa vào cánh cổng, nghe tiếng tụi trẻ con gần hơn chút nữa. Tụi nó không hay biết nàng đứng đó. Tiếng hát, tiếng chí chóe, tiếng cười đùa sao mà vui! Chao ôi! Nàng thèm được một lần như thế biết bao!

 

- Ê! Con mù kìa! - Một đứa nhìn thấy nàng nó la lớn.

 

- Mù ra đây chi vậy hông biết! - Đứa khác phụ họa.

 

- Đi đi! Đi chỗ khác chơi, đứng chỗ này tụi tao chọi banh đất, lỡ trúng bà nội mày bắt đền - Nhiều đứa hét lên.

 

- Kệ nó đi, để nó đứng chơi, ảnh hưởng gì tụi mày đâu! - Một giọng con trai lên tiếng.

 

Nàng lủi thủi quay trở vào. Từ lâu nàng đã quen với sự xa lánh của tụi trẻ trong làng. Nàng biết, đứa lên tiếng sau cùng là thằng Nâu ở xóm trên. Lần nào bị tụi trẻ trong xóm xua đuổi, chọc ghẹo Nâu cũng bênh vực nàng. Một lần trên đường làng, bất chợt mưa ập xuống, nàng luống cuống chưa biết nấp vào đâu, Nâu vội chạy lại nắm tay nàng kéo vào mái hiên bên đường trú mưa. Cơn mưa giông bất ngờ mà dai dẳng, nàng co ro vì lạnh, Nâu lo lắng:

 

- Ráng chút đi, đứng yên đây chờ tui đi kiếm áo mưa.

 

Chưa nói hết câu Nâu đã vụt chạy đi, một lúc quay lại:

 

- Về thôi, để tui che cho khỏi ướt.

 

Đưa nàng về đến ngõ, Nâu không quên dặn dò:

 

- Lần sau đừng đi xa, chơi loanh quanh trong vườn được rồi. Mai mốt tui bẫy cho con chim dồng dộc làm bạn, nghen!

 

Nàng lí nhí “cảm ơn” nước mắt chực trào ra. Chỉ có Nâu mới làm bạn với nàng, mới bênh vực nàng trước tụi trẻ trong làng. Chỉ có Nâu mới hiểu nỗi cô độc của nàng.

 

Cha dạo này đi nhiều, ông nội bảo:

 

- Nghề cha nó là phải đi!

 

Nàng nghe mùi trầu phảng phất từ hiên vào, bà thở dài đánh sượt:

 

- Nghề gì lạ, hết đi rồi về thức đêm, đốt hết dầu lửa viết cũng chẳng ra tiền.

 

Tiếng lạo xạo xúc lúa ở bồ, bà nội xúc lúa đi bán.

 

- Bà nhẹ tay thôi, nó chưa ngủ đâu - Ông khẽ nhắc.


- Nó thức cũng có thấy được gì đâu! - Bà cay đắng.

 

Con mèo Mun bỏ đi không về, đêm đến nàng co ro một mình. Từ lâu nàng chỉ có nó làm bạn. Hai ngày trời nàng lang thang tìm nó, mọi xó xỉnh, góc vườn nàng đều sờ soạng, gọi Mun khản cả tiếng.

 

Ông nội trong nhà nhìn ra rưng rưng:

 

- Chắc nó ham chơi đâu đó, vài hôm lại mò về thôi, con!

 

Bà nội lầm bầm:

 

- Nó chạy qua đường, xe cán chết hai ngày trước, ông quên rồi sao?

 

Giọng ông khẽ khàng:

 

- Suỵt, nhỏ thôi bà!

 

Đêm, từng cơn ác mộng kéo về. Nàng thấy mèo Mun mù hai mắt, quờ quạng chạy qua đường, chiếc xe trâu chạy vụt qua... Trong giấc ngủ mệt nhọc, nàng nghe tiếng ông bảo bà:

 

- Ngày mai tui cho đập bức tường phía sau hè, xây lại… Cũng lâu rồi, mục hết, sập khi nào không hay. Nó cứ ngồi ở đó, hôm qua tui thấy nó tựa vào đó ngủ. Tui sợ…

 

Tiếng bà nội lại thở đài đánh sượt:

 

- Tội nghiệp cháu tui, phải chi hồi đó…

 

Nàng thức giấc nhưng vờ nằm yên như đang ngủ. Vậy là ngày mai bức tường rêu mỗi ngày nàng tựa vào sẽ bị phá đi. Bức tường rêu ươn ướt, man mát. Bức tường rêu của nàng. Thế giới bóng đêm của nàng. Bức tường nghiêng vì đã mục hay nghiêng theo vệt nắng đổ? Nàng làm sao biết? Chỉ biết ngày mai ông nội cho người phá nó đi.

 

Đêm lạnh, nàng mò mẫm ra hiên. Trong nhà, tiếng bà khe khẽ:

 

- Sắp đến rằm rồi, nhanh quá! Mới đó đã sáu mươi con trăng rồi ông ơi, mẹ nó giờ này…

 

- Nhanh thiệt, nó mới đỏ hỏn tui bồng trên tay, giờ đã mười sáu rồi. Cái con giống mẹ, càng lớn càng xinh.

 

- Xinh gì, gầy trơ xương gió thổi cũng bay! - Bà nội lại thở dài thườn thượt.

 

Nàng nhủ thầm, lại một mùa trăng? Nàng ngước nhìn trời, vẫn là đêm, đêm đặc quánh, tiếng côn trùng rỉ rả ở vườn sau. Nàng nghe tiếng nó than van, nó khóc, nó nỉ non, có khi nó cất tiếng hát du dương làm rung cả mảnh vườn sau. Nàng yêu tiếng côn trùng kỳ lạ, vì nó thật, duy nhất nàng “cảm” được, nó thật…

 

Trong nhà, tiếng ông lại thầm thì với bà:

 

- Tôi quyết định rồi, phải bán mảnh vườn sau, lấy tiền chạy chữa cho nó đến khi nào sáng mắt thì thôi!


- Ừ, thì tùy ông, thương con mình thương luôn cháu, còn mảnh vườn trước đủ tui trồng luống bắp cũng vui - Tiếng bà nội ngậm ngùi.

 

Nàng nghe như tiếng sấm nổ, “bán mảnh vườn sau.” Vậy ông nội bán tiếng côn trùng, bán tiếng than van, bán luôn cả tiếng nỉ non đã dành riêng cho nàng trong những đêm sâu… chỉ vì mong nàng nhìn thấy cuộc đời này?

 

Nàng chạy ra ngõ, dưới chân là bóng đêm, trên cao mảnh trăng gầy xanh xao. Nhưng bóng đêm hay bóng trăng với nàng có nghĩa gì? Nàng chỉ là cô gái mù. Nàng đã thuộc về bóng đêm từ bé, nàng lớn lên trong thế giới đó. Nàng nhìn cuộc đời bằng cách riêng của mình, nàng bằng lòng, không cưỡng lại, nàng ước ao nhưng nàng chấp nhận.

 

Nàng vẫn lang thang trên đường làng, chốc chốc mảnh trăng gầy vén mây rọi xuống chút ánh sáng nhạt nhòa. Nàng đi đâu? Nàng cũng không không biết nữa! Đi ngắt lá vấn kèn? Hay ra ngõ nhặt trăng?

 

Đêm khuya. Đôi chân nàng lại dò dẫm trở về. Trên lối mòn quen thuộc, nàng ngửi thấy mùi hương nồng của đất mà lâu nay nàng tưởng đã quên. Tay nàng quờ quạng vào bóng đêm, chạm vào thế giới của nàng - Bức tường rêu. Nàng chợt nhận ra… Ồ! bức tường nghiêng! Sao đêm nay nàng mới nhận ra bức tường của nàng đã nghiêng?! Nhiều năm rồi nàng tựa vào tường nghiêng. Nghiêng theo thời gian? Nghiêng theo vệt nắng đổ? Hay nghiêng theo bóng tối trong mắt từ lúc nàng có mặt trên cõi đời này?...

Tiếng côn trùng rỉ rả đâu đây. Trên cao, trăng hạ tuần khuyết một vành không đủ soi đôi mắt nàng chỉ chứa được bóng đêm. Chỉ một góc trăng thôi, nhợt nhạt soi mái tóc nàng đổ dài xuống lưng, tràn trên đôi cánh tay gầy guộc, hư hao...

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Tư 20248:51 SA(Xem: 25)
Anh linh anh Hoàng Khanh ơi, cậu con trai anh đang cho tôi thêm một ráng mây vàng nữa để tôi có cơ hội nhìn lên bầu trời xanh.
21 Tháng Tư 202410:55 SA(Xem: 181)
Còn tôi thì cứ ngồi đấy mà nhìn gã hiện diện trong nhà mình. Tôi hoàn toàn lúng túng với hai chữ đồng bào.
09 Tháng Tư 20249:24 SA(Xem: 358)
Mối tình dành riêng cho nàng mà tôi giữ miết ở trong lòng từ bao nhiêu năm,
02 Tháng Tư 202411:15 SA(Xem: 421)
Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.
27 Tháng Ba 20243:59 CH(Xem: 403)
Đêm nay, có một người đàn bà ôm con bên hiên, thẫn thờ nhớ thương.
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 605)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 611)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 460)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 905)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 737)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8866)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17197)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12398)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19133)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9304)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 712)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1085)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1252)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22551)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14085)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19238)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7947)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8877)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8549)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11122)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30779)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20853)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25573)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22952)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21793)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19850)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18093)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19307)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16964)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16145)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24570)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32027)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34961)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,