VŨ NGỌC GIAO - Chạng Vạng

21 Tháng Mười 20239:34 SA(Xem: 1339)
VŨ NGỌC GIAO - Chạng Vạng

 

Căn hộ Lam vừa dọn đến, ba ngày rồi cô vẫn chưa lau chùi xong. Người chủ trước là gã trai độc thân, nghe đâu một tháng ở nhà không quá năm ngày. Cửa sổ, màn rèm và sàn nhà bụi phủ, mạng nhện giăng đầy trên trần như nhà vô chủ. Lau xong cánh cửa cuối cùng trời đã chiều, cô ngán ngẩm nhìn đống đồ còn ngổn ngang.

Ngoài ban công có tiếng lích rích, đôi chim kéo về làm tổ trên cây sấu trong vườn nhà bên, căn nhà cửa đóng im ỉm, vạt cẩm chướng trong vườn nở rộ, có lẽ được chăm sóc cẩn thận, trước nhà cây sấu đang ra trái chi chít. Lam thu dọn đống giẻ lau, bỗng cô dừng tay, nhà bên vọng sang tiếng mõ cốc cốc, sau ô cửa kính ánh nến leo lét cháy. Cô ngây người nhìn, một lúc sực nhớ còn phải ra phố kiếm gì ăn tạm.

Quán cơm tấp nập, hầu hết là những người độc thân. Lam chọn chỗ ngồi quen thuộc, cô bé phục vụ không cần hỏi, mang ra đĩa cơm và ly trà đá. Một tuần chuyển nhà, dọn dẹp khiến cô mệt nhoài, uể oải cố ăn cho xong đĩa cơm, Lam gọi cô bé phục vụ tính tiền.

 Nơi ở mới chưa quen khiến Lam trằn trọc không sao ngủ được, cô lại mở cửa đi ra. Trong đêm ngôi nhà bên im lìm, ánh nến đã tắt khiến căn nhà tối om. Lam chợt thấy lạnh, cô vào nhà trùm chăn rồi thiếp đi.

Tiếng chim ríu rít ngoài ban công khiến Lam choàng tỉnh, cô nhìn đồng hồ, lâu rồi cô mới ngủ một giấc dài đến thế. Trên cành sấu đàn chim non ríu rít trong chiếc tổ nhỏ xinh, chim mẹ vừa tha về cọng cỏ. Cô thấy vui vui, giữa thành phố ồn ào khói bụi này bỗng bắt gặp một hình ảnh dễ thương. Nắng lên, những giọt nắng thi nhau nhảy nhót bên luống hoa cẩm chướng. Cánh cửa nhà bên hé mở, một người đàn bà đi ra, bà mặc chiếc váy lụa đen, tay xách chiếc thùng tưới, đến bên luống hoa bà chầm chậm tưới như trẻ con bày trò chơi. Bà quay lưng lại phía Lam nên cô không thể đoán tuổi, chỉ nhìn thấy vóc người mảnh mai và cánh tay nuột nà sau chiếc khăn tím hờ hững khoác qua vai.

… Hoàng hôn. Hàng cây góc phố sẫm lại, im lìm. Lam vào bếp sửa soạn bữa cơm chiều, lâu rồi cô mới nấu ăn, cơm bụi ở hàng quán mãi cũng chán. Ngoài ban công, tiếng cốc cốc lại vọng lên. Người đàn bà ban sáng ngồi nghiêm ngắn, gương mặt bình thản. Trong ánh nến leo lét bóng bà hắt lên tường, bí ẩn và ma quái. Lam khẽ rùng mình, cô quay vào bật đèn sáng choang rồi khoác vội áo ra phố, đến quán cà phê quen thuộc. Người đàn bà trong ngôi nhà có cây sấu khiến cô nghĩ ngợi. Đêm đã khuya, ly nước chanh trên bàn tan loãng, cô lững thững về nhà.

… Tiếng chuông báo thức reo, Lam sực tỉnh. Cô ra ban công. Ngoài vườn, người đàn bà đang ngồi trên ghế mây quay lưng về phía cô, chăm chú đọc sách. Không nén nổi tò mò, cô yên lặng quan sát. Nắng lên, gia đình chim trên cây sấu lại ríu ran. Chuông đồng hồ trên tường gõ bing boong, cô sực nhớ còn phải đến tòa soạn. Dưới vườn, người đàn bà buông quyển sách, ôm ngực ho rũ rượi, dứt cơn ho bà đứng lên. Như có linh cảm, bà quay lại ngước lên ban công, thấy Lam bà hơi bất ngờ, khẽ nhíu mày rồi vào nhà, khép cửa. Lam đứng yên như phỗng – Bà ấy đẹp quá! Gương mặt mơ màng và đôi mắt sâu thẳm, những lọn tóc đen loăn xoăn xõa xuống vai, trông bà như vừa bước ra từ trong tranh của các danh họa thời phục hưng…
.
Cơn mưa chiều đột ngột đến, Lam nép vào mái hiên nhìn những hạt mưa tí tách rơi, một loáng mưa đã ngập các con phố. Cô nhìn đồng hồ, hơn 5 giờ, mây vẫn ùn ùn kéo về – 7 giờ còn phải đến lớp tiếng Anh – Cô sốt ruột nhìn trời.

Một người đàn bà trong chiếc váy xám chạy đến trú mưa, cô nhích vào trong. Thoáng qua Lam giật mình, là người đàn bà ấy, không lẫn vào đâu. Không để ý đến xung quanh, bà yên lặng nhìn những giọt mưa đan chéo trên đường. Bà có lẽ ngoài 50, gương mặt kín bưng nhìn nghiêng thật đẹp, nét duyên ẩn ở khóe miệng sâu, đôi mắt nhìn xuống, u uẩn. Lam mạnh dạn bắt chuyện:

– Chào cô!

Người đàn bà quay lại, một thoáng bất ngờ, không nhận ra Lam.

– Cháu ở căn hộ cạnh nhà cô, cháu mới dọn đến.

Bà khẽ “à”:

– Vậy sao? Cô ở đó được ba năm rồi.

– Nhà cô có vườn hoa đẹp quá, sáng nào ra ban công cháu cũng ngắm – Lam cười, thoáng chút xấu hổ khi nhớ đến buổi sáng bị bà “phát hiện.”

– Nếu thích, hôm nào qua cô cắt cho vài nhánh về cắm, cẩm chướng rất lâu tàn.

– Ôi thích quá! – Lam reo lên.

Mưa vần vũ trên cao, người đàn bà nhìn đồng hồ rồi ôm ngực ho rũ rượi, cơn ho khiến bà lả đi. Lam ái ngại:

– Cô lạnh không? Khoác đỡ áo của cháu!

– Cô không sao! – Bà xua tay – Thôi cô đi trước, muộn rồi. Hẹn gặp cháu!

Nói rồi bà đi như chạy vào màn mưa. Một chiếc ô tô vụt qua bắn nước tung tóe, bóng bà xa dần nhưng Lam vẫn nhìn thấy chiếc váy xám tro ướt sũng.

Mưa ngớt hạt. Về nhà, cô bật đèn nhìn đồng hồ, 6 giờ 30 phút. Cô vào trong thay chiếc áo ướt, tiếng mõ cốc cốc lại vọng sang “Hóa ra bà sợ muộn giờ tụng kinh” cô thầm nghĩ. Ngoài kia mưa lại sầm sập đổ xuống.
.
Hè về, hàng cây bằng lăng bên đường như xanh hơn, từng chùm hoa tím chen chúc nặng nghiêng cành. Lam ăn qua loa đĩa cơm ở quán rồi về nhà nghỉ ngơi sau chuyến công tác. Ngoài kia cây sấu đang mùa ra trái. Từ dạo gặp ở mái hiên trú mưa, Lam và người đàn bà hàng xóm có phần thân mật hơn. Mỗi khi tưới hoa bà luôn nhìn lên, thấy Lam bà mỉm cười. Có khi Lam sang vườn xin cành cẩm chướng về cắm, lần nào cô cũng nán lại trò chuyện với bà, những câu chuyện về những quyển sách bà và Lam đã đọc…

Lam ra phố, cô ghé siêu thị mua túi trái cây, vòng qua trước ngõ gọi, thật lâu bà mới xuất hiện.

– Vào đây cháu – Bà khẽ nói.

– Cháu vừa đi công tác về, qua thăm cô.

Lam ngồi trên ghế mây xem bà gọt táo, mắt cô chợt dừng lại trên cánh tay bà, cánh tay dạo trước nuột nà giờ gầy tong, xanh xao, chiếc vòng cẩm thạch ở cổ tay rộng thênh, cứ chực rơi ra, trông bà tiều tụy. Bỗng bà dừng tay ôm ngực ho rũ rượi, con dao gọt táo rơi xuống.

– Hay để cháu đưa cô vào bệnh viện – Lam khẽ bảo.

Bà xua tay:

– Đừng, đừng… Cô sẽ khỏi thôi. Cháu về nghỉ đi, cô vào nằm một lát.

Lam dìu bà vào nhà, lấy cây bút viết vội số điện thoại lên mảnh giấy:

– Đây là số của cháu, có gì cô gọi.

– Cảm ơn cháu – Bà nói trong hơi thở mệt nhọc.

Về nhà Lam ngồi vào bàn viết, ngẩng lên chiều đã chập choạng. Như hẹn giờ, tiếng mõ cốc cốc lại vọng lên, cô bỗng nhẹ người. Vậy là bà không sao.

… Chuông điện thoại réo lên, Lam choàng tỉnh, cuộc gọi nhỡ, số lạ. Cô nhìn xuống khu vườn, nắng nhảy nhót trên những luống hoa, chiếc ghế mây bỏ trống. Mọi hôm giờ này… Linh cảm, Lam vào nhà bấm máy, đầu bên kia không có người trả lời. Cô chạy sang đẩy cánh cổng, cửa bên trong khép hờ, bà nằm trên giường, gương mặt trắng bệch, trán lấm tấm mồ hôi.

– Cô sao vậy? – Lam hốt hoảng.

– Cô hơi mệt – Bà nói, giọng run run đứt quãng, đoạn gượng dậy với tay lấy chiếc hộp nhỏ – Bao giờ có dịp lên Đà Lạt, gửi giúp cô tận tay người này theo địa chỉ cô ghi ở đây.

– Vâng, cô yên tâm, cháu sẽ gửi.

– Cảm ơn cháu nhiều, giờ cô muốn nghỉ một lát – Nói rồi bà khẽ gật đầu chào Lam.

– Vâng, có gì cô cứ gọi cháu!

… Hai ngày hội thảo đã xong, về đến nhà Lam mở cửa sổ, bên vườn có tiếng lao xao. Cô giật mình, nhà bà khói hương nghi ngút. Cô ôm mặt “Ôi lẽ nào!…”

Trước quan tài, di ảnh bà thật đẹp, đôi mắt nhìn xuống ưu tư, những cành huệ trắng muốt thơm ngát. Lam lặng người. Cô đưa bà đi vào một ngày dịu mát, một đám tang lặng lẽ cô chưa từng gặp. Về nhà nhìn xuống khu vườn, cô thấy như bà vẫn ngồi trên chiếc ghế mây mỉm cười, chiếc vòng cẩm thạch ở cổ tay cứ chực rơi ra…
.
Loanh quanh qua những con dốc bụi mù, cuối cùng Lam cũng dừng trước ngôi nhà có hàng rào gỗ, giàn hoa Tigôn lòa xòa phủ lên cánh cổng một màu hồng ngọt ngào, bên trong cửa đóng im ỉm:

– Có ai ở nhà không? – Cô gọi.

Không có tiếng trả lời, hơn một giờ trôi qua, nắng loang hết con đường đất đỏ, nhìn thấy đằng xa có quán nước, cô ghé vào. Trong khi bà cụ pha nước chanh, cô lân la hỏi thăm người cô cần tìm.

– Ông ấy mất cách đây gần một năm rồi cô ạ! – Bà cụ trả lời.

– Ôi, sao lại thế hả bà?

– Ông mất vì bệnh, vợ ông cũng mất cách đây hơn ba năm, ông có đứa con trai ở xa, nhà đó hiện giờ bỏ không.

Lam thẫn thờ khuấy ly nước chanh. Nhìn vẻ bần thần trên gương mặt cô, bà cụ hỏi:

– Cô là thế nào với ông ấy?

– Có người quen nhờ cháu chuyển giúp lá thư cho ông bà ạ!

Bà cụ hấp háy đôi mắt kèm nhèm, thì thào:

– Vợ ông ấy quyên sinh khi biết ông có người đàn bà khác, mà người đó lại là mối tình của ông ngày trước, lẽ ra họ lấy nhau…

– Rồi sao nữa hả bà? Lam nhìn bà cụ chờ đợi.

– Bà mất, hai người cũng không lấy nhau, người đàn bà kia bỏ đi đâu không rõ, cứ đến tối dân ở đây lại sợ đi qua đường này, bà nhà chết trên cái cây kia, đúng giờ chạng vạng.

Lam nhìn cây thông đứng chơ vơ giữa đồi, cô bỗng nhớ tiếng mõ cốc cốc vào mỗi chiều chập choạng. Cuối cùng cô đã tìm được câu trả lời.

– Chỗ ông ấy nằm cách đây bao xa hả bà?

– Gần thôi, đi hết con dốc này, rẽ trái thấy tu viện bỏ hoang, từ đó lên, chỗ ngọn đồi…

Lam nhìn đồng hồ, hơn 4 giờ chiều, cô vội vàng chào bà cụ.

Ngọn đồi vắng lặng, lác đác vài nấm mộ. Không khó lắm để tìm chỗ người đàn ông nằm. Cô thắp một nén hương, gương mặt người đàn ông trên bia đá trầm tĩnh và buồn. Chiều trên đồi thông reo vi vu, chốc chốc một cành thông trụi lá rơi xuống. Lam mở chiếc hộp, một lá thư được gấp lại cẩn thận bên chiếc vòng cẩm thạch cô từng thấy ở cổ tay bà. Lam mở lá thư đặt lên mộ rồi quay đi, mùi trầm thoảng trong chiều thật nhẹ. Cô ngậm ngùi đốt lá thư rồi vùi chiếc vòng vào trong mộ.

– Tạm biệt ông! – Cháu giúp cô gửi lại kỷ vật này cho ông – Lam thì thầm – Tình yêu là điều duy nhất còn lại để chúng ta có thể mang theo bên mình khi ra đi, có phải vậy không?!

Lam đứng lên gỡ những bông cỏ may bám vào váy, cô thấy lòng nhẹ nhõm. Trời chiều, những đám mây sà xuống thật gần, một con quạ ở đâu bay về đậu trên ngọn cây thông kêu từng hồi, lạc giọng.

 Lam xuống chân đồi, sau lưng cô bóng chiều chập choạng…


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Tư 20248:51 SA(Xem: 24)
Anh linh anh Hoàng Khanh ơi, cậu con trai anh đang cho tôi thêm một ráng mây vàng nữa để tôi có cơ hội nhìn lên bầu trời xanh.
21 Tháng Tư 202410:55 SA(Xem: 181)
Còn tôi thì cứ ngồi đấy mà nhìn gã hiện diện trong nhà mình. Tôi hoàn toàn lúng túng với hai chữ đồng bào.
09 Tháng Tư 20249:24 SA(Xem: 358)
Mối tình dành riêng cho nàng mà tôi giữ miết ở trong lòng từ bao nhiêu năm,
02 Tháng Tư 202411:15 SA(Xem: 421)
Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.
27 Tháng Ba 20243:59 CH(Xem: 403)
Đêm nay, có một người đàn bà ôm con bên hiên, thẫn thờ nhớ thương.
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 605)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 611)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 460)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 905)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 736)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8866)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17197)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12398)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19133)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9304)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 712)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1084)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1252)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22551)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14085)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19237)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7947)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8877)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8548)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11122)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30779)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20853)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25572)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22952)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21793)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19850)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18093)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19307)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16964)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16145)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24570)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32027)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34961)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,