Nguyễn Hưng Quốc: Nghĩ Về Thơ

08 Tháng Mười 20235:13 CH(Xem: 1397)
Nguyễn Hưng Quốc: Nghĩ Về Thơ
blank
Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc. (Hình: Uyên Nguyên)

 

Trích từ cuốn “Nghĩ về Thơ, Văn Nghệ xuất bản, 1989)

Thơ và âm vang của thơ

Một bài thơ hay là một đoá hoa ngào ngạt hương. Hương rộng hơn hoa. Và hương bay thì hoa tưởng hoa bay (Xuân Diệu). Hoa là ngôn ngữ thơ, thể xác thơ. Còn hương là sức gợi mở vô cùng vô tận của thơ.

Công việc làm thơ, tôi muốn ví với việc ném thia lia trên sông của trẻ nhỏ. Người có tài phải ném thế nào cho viên sỏi cứ chao liệng, lấp lênh thật lâu, thật lâu trên mặt nước. Đến lúc viên sỏi đi hết đường đã đi, chìm xuống, mặt sông vẫn còn nao nao gợn sóng hoài.

"Trời" và "Giời"

Có khi cùng một chữ nhưng cách phát âm khác nhau cũng tạo thành những nghĩa thơ khác nhau. Ví dụ, hai câu thơ này của Vũ Đình Liên:

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay.


Câu sau, tôi thích đọc theo giọng Bắc: “trời” thành “giời”. Đã đành dù là “trời” hay “giời” thì câu thơ vẫn là một sự khắc hoạ hình ảnh cơn mưa bụi đang lất phất bay. Nhưng âm “giời” nhẹ và dài, dễ gợi cảm giác buồn và lạnh của một cơn mưa bụi lâm thâm, lắc rắc rơi trên hình bóng một ông đồ ngồi hiu quạnh với lá vàng và với nỗi thê lương. Ngoài trời mưa bụi bay thì chỉ có mưa. Ngoài giời mưa bụi bay thì không những chỉ có mưa mà còn có cả cơn rét gây gây, se sắt, tái tê.

Cái đẹp trong thơ

Ngày xưa, để tả vẻ đẹp trên hình thể con người, người ta hay dùng những thành ngữ ví von như “da ngà”, “dáng liễu”, “mặt hoa”, “tóc mây”. Nguyễn Du tả Thuý Vân: Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang; tả Thuý Kiều: “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn”; tả Từ Hải: Râu hùm, hàm én, mày ngài.

Trong truyện Hoa Tiên, Nguyễn Huy Tự tả Dương Giao Tiên:

Môi đào hé mặt phù dung
Xiêm y bóng tuyết sen lồng ngấn rêu.

Trong Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều tả người cung nữ:

Áng đào kiển đâm bông não chúng

Khoé thu ba gợn sóng khuynh thành.


Trong Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu tả Kiều Nguyệt Nga:

Má đào, mày liễu dung nhan lạnh lùng.


Tất cả những câu thơ mô tả diện mạo của con người ở trên đều có một đặc điểm giống nhau: đem so sánh một nét đẹp nào đó trong hình thể con người với một nét đẹp nào đó của thiên nhiên. Thiên nhiên, bởi vậy, được coi là cái đẹp mẫu mực của con người. Song song với khuynh hướng trên, có một khuynh hướng khác nữa: so sánh cái đẹp của người bây giờ với cái đẹp của người xưa, trong sách vở. Phụ nữ đẹp, phải là đẹp như Hằng Nga, như Tây Thi, như Dương Quí Phi. Quá khứ, do đó, trở thành một chuẩn mực của hiện tại. Đến những năm 30 của thế kỷ này, với phong trào Thơ Mới, khuynh hướng thứ hai bị sụp đổ trước hết. Những cách ví von xưa bị coi là khuôn sáo. Các nhà thơ công bằng hơn với những cái đẹp trong hiện tại. Nguyễn Bính viết, trong bài “Mỵ nương”:

Toan ví mà thôi

Vì bao nhan sắc
Xây dựng trên đời
Sánh sao nàng được.

Hồ Dzếnh viết, trong bài “Giản dị”:

Em ăn, em nói, em cười
Kiếp này không có hai người giống em.

Sự công bằng ấy là kết quả của một nhận thức: cái đẹp, tự nó, là một giá trị độc lập và độc đáo. Quá trình sụp đổ của khuynh hướng thứ nhất coi cái đẹp trong thiên nhiên là chuẩn mực cho cái đẹp của con người chậm chạp và không đồng đều. Mọi người đều nhất loạt từ bỏ những thành ngữ ví von đã thành khuôn sáo, tuy nhiên, trong cách so sánh của họ, thỉnh thoảng vẫn vấp phải ảnh hưởng của một quan điểm thẩm mỹ cũ là cần phải nương tựa vào vẻ đẹp trong trời đất để khẳng định vẻ đẹp của con người. Nhưng một vài nhà thơ lớn, đặc biệt là Xuân Diệu, đã đi rất xa. Nhiều người phát hiện trong thơ Xuân Diệu có những cách so sánh ngược hẳn với người xưa: thay vì ví vẻ đẹp của con người như một vẻ đẹp của thiên nhiên, thì, Xuân Diệu lại ví vẻ đẹp của thiên nhiên như một vẻ đẹp của con người:

– Lá liễu dài như một nét mi.

– Trăng, vú mộng của muôn đời thi sĩ.

– Hơi gió thở như ngực người yêu dấu.

– Mây đa tình như thi sĩ đời xưa.

– Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.


Huy Cận cũng có một đoạn so sánh đặc sắc:

Mùa xuân tròn trịa

Như bụng mang thai
Ôm nghìn sức trẻ
Đi trên đường dài.

Phương thức so sánh ở trên, tuy mới manh nha, song nó có ý nghĩa như một sự cách tân trong nhận thức: cái đẹp của con người là chuẩn mực cho cái đẹp của thiên nhiên. Đến sau năm 1954, ở Miền Nam, khi tả một vẻ đẹp của con người, các nhà thơ thường có thói quen giống nhau: đó là rất ít so sánh. Bởi so sánh, dù là để kết luận là hơn hay là thua thì nó cũng xuất phát từ một sự thừa nhận: con người và thiên nhiên ngang hàng với nhau. Vất bỏ sự so sánh là để khẳng định vẻ đẹp của con người là một giá trị độc đáo và độc tôn. Thiên nhiên bị hạ bệ. Thiên nhiên và trời đất chẳng có ý nghĩa gì nếu không có con người. Thiên nhên và trời đất đẹp là vì con người đẹp chứ không phải là ngược lại:

Nắng Sàigòn anh đi mà chợt mát

Bởi vì em mặc áo luạ Hà Đông.


Thơ Nguyên Sa. Cái nắng ấy, cái trời đất ấy cũng bị bâng khuâng trước cái áo luạ này, trước con người này. Trong bài “Đàn bà là mặt trời”, Nhã Ca viết, say sưa:

Người đàn bà nào cũng đẹp

Mùa xuân và hoa hồng đều nở vì chúng ta
Chúng ta ban phát ái tình
Cho thiên đàng của chúng ta tươi tốt mãi.

Có thể đưa ra nhận định đầu tiên: quá trình phát triển của cái đẹp trong thơ là quá trình phát triển của ý thức con người đối với cái đẹp của con người. Mà con người không cần phải đẹp. Đây là một đặc điểm khá mới mẻ. Trong thơ xưa, về phương diện ngoại hình, hầu như không có ai xấu. Nguyễn Du rất ghét Mã Giám Sinh vậy mà cũng không nỡ để Mã Giám Sinh xấu: Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao. Tú Bà cũng không hẳn xấu: bà chỉ đẫy đà và vì ở trong nhà hoài nên nước da hơi bị tái: Thoắt trông nhờn nhợt màu da / Ăn chi to lớn đẫy đà làm sao. Một số truyện nôm khuyết danh thường cho nhân vật chính hoá thành loài vật xấu xí chỉ là một biện pháp đối chiếu để khuếch đại cái đẹp trong tâm hồn họ chứ không cốt mô tả cái xấu trong hình thể họ. Trong thơ hiện đại thì khác. Đây là hình ảnh người tình Nguyên Sa:

|Hôm nay Nga buồn như con chó ốm,
Như con mèo ngái ngủ trong tay anh.

Đây là hình ảnh vợ và mẹ trong thơ Nguyễn Đức Sơn:
Mẹ con bản mặt lầm lì
Bà con mắc chứng xầm xì suốt đêm.

Đây là chân dung tự hoạ của Hoàng Trúc Ly:

Nhà anh nghèo, anh đau tim, anh yếu phổi
Đời anh lạng lùng bốn hướng gió và mưa.

và của Du Tử Lê:

So vai nhăn áo xô quần
Mắt nâu tóc rậm môi câm tiếng cười.

Các nhà thơ định làm cách mạng bằng cách xoá bỏ hai khái niệm đẹp và xấu, bằng cách biến cái đẹp thành cái xấu hoặc ngược lại ư? Không phải. Có cách mạng đấy nhưng cách mạng ở chỗ khác: cái đẹp lớn nhất là con người. Và con người đẹp không nhất thiết là do nhan sắc mà chủ yếu, trước hết, căn bản hơn cả, vì họ là con người. Tôi yêu, tôi làm thơ ca ngợi một kẻ nào đó không phải vì kẻ đó có diện mạo phi phàm mà chỉ vì lý do đơn giản: họ là con người và tôi yêu họ. Con người, tự bản thân nó, đã là cái đẹp, đã là đối tượng của thơ ca. Tôi muốn đưa ra nhận định thứ hai về quy luật phát triển của cái đẹp trong thơ: đó là sự phát triển của ý thức con người về sự hiện hữu của con người.

Cái chung và cái riêng trong thơ (1)

Thơ hay không bao giờ là của riêng ai cả. Nó là cảm xúc của đám đông. Nó là của cuộc đời. Nó không phải chỉ là sự tự thể hiện của nhà thơ. Nó còn có tác dụng giúp mọi người chung quanh, từ nó, nhận diện được những tiếng sóng ngầm u uẩn ngay chính trong đáy sâu của lòng họ. Hoàn toàn không phải tình cờ, khi người ta, ở Việt Nam cũng như ở khắp nơi trên thế giới, để tìm hiểu tâm trạng của một thời đại, thường căn cứ chủ yếu vào tác phẩm của các nhà thơ lớn. Quan hệ giữa nhà thơ và xã hội giống như quan hệ giữa hạt muối và đại dương. Nhiệm vụ của nhà thơ là cô sắc cái đại dương kia: tâm sự chung, thành ra cái hạt muối này: thơ. Tâm sự chung của thời đại là khối tinh vân khổng lồ bay lênh đênh trong vũ trụ. Nó khổng lồ nhưng nó rất lênh đênh. Bằng sự nhạy cảm, bằng năng lực tưởng tượng, bằng tài hoa cấu tứ và bằng trình độ sử dụng ngôn ngữ, mỗi nhà thơ phải tìm cách kết tinh từ khối tinh vân mênh mông mù loãng kia thành ra những mặt trời thơ, những mặt trăng thơ, những vì sao thơ.

Cái chung và cái riêng trong thơ (2)

Hình ảnh của nhà thơ, dưới ngòi bút Xuân Diệu ngày trước, là hình ảnh của người vẽ chân dung những hồn người khốn khổ:

Nghiệp tài tử xưa nay đông lắm chắc

Chúng tôi hùn làm một kiếp đa duyên
Cảm nếp trán của người lo sáu khắc
Thương năm canh nước mắt những ai phiền.


Quách Thoại cũng nghĩ tương tự:

Nói lời thơ đời nhân loại đau thương.


Nhưng thơ không phải chỉ có cái chung. Chỉ là cái chung cho tất cả mọi người, thơ sẽ bị chìm lẫn trong vô số những tiếng động hoặc lặng lẽ hoặc ồn ào của cuộc sống. Thơ phải thể hiện cái chung ấy một cách rất riêng tây, qua cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm và cách viết của một người. Trong bài “Thi sĩ”, Tô Thuỳ Yên nhấn mạnh đến tính chất độc đáo của thơ:

bằng mỗi lời độc nhất
tôi kề tai tiết lộ với từng người
những điều không lặp lại
bài thơ như lá sâm.


Thanh Tâm Tuyền gọi một bài thơ độc đáo là “bài thơ tháng giêng”:

Con đường chưa ai tới
Màu hoa nào chưa ai trao
Những nghĩa chữ còn hoang
Câu thề thốt lạ thường
Nơi không gian còn tiết trinh.


Chính vì mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung như thế, chúng ta thường bắt gặp ở các nhà thơ những lời phát biểu thoạt nghe dễ ngỡ là mâu thuẫn. Một mặt, ai cũng muốn khẳng định mình là một cái gì thật độc đáo, thật cá biệt, thật riêng tây. Vũ Hoàng Chương: Tôi: thù nhân của Số Nhiều. Trần Huyền Trân: Chân mình vẫn lạc dấu nghìn chân. Xuân Diệu: Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất. Huy Cận: Suốt một đời như núi đứng riêng tây. Tô Thuỳ Yên: Ta lớn lao và ta cô đơn. Nhưng mặt khác, ngược lại, hầu như nhà thơ nào cũng muốn tự nhận thơ mình là tiếng nói của mọi người, là tâm sự của mọi người. Xuân Diệu: Buồn thế hệ ta cũng đang u uất,hay Nghìn trái tim mang trong một trái tim. Tô Thuỳ Yên: Chúng ta cười trên môi bằng hữu. Thanh Tâm Tuyền: Hãy cho anh khóc bằng mắt em. Chế Vũ: Ta nằm trong lòng thế hệ. Tô Thuỳ Yên giải quyết cái mâu thuẫn biểu kiến ấy bằng một cách diễn tả tuyệt vời:

Tôi là một người, là một đám đông. (1)


Vâng, nhà thơ vừa là một người vừa là một đám đông. Thơ vừa là cái gì riêng, rất riêng, trong nghệ thuật, vừa là cái gì chung, rất chung, trong cảm xúc. Tầm vóc của một nhà thơ không định hình từ cái riêng; cũng không định hình từ những cái chung. Tầm vóc của một nhà thơ được định hình trên cơ sở sự kết hợp hài hoà giữa cái riêng và cái chung. Nói cách khác, một nhà thơ lớn là một nhà thơ có tính chất cá thể đồng thời phải có tính chất nhân loại. Tính chất cá thể phải được nhân loại hoá. Tính chất nhân loại phải được cá thể hoá. Nhà thơ lớn là một chiếc lá ngô đồng. Lá là lá. Nhưng lá cũng là mùa:

Ngô đồng nhất diệp lạc,

Thiên hạ cộng tri thu.

(Ngô đồng một lá rụng,
Người biết mùa thu về)

_______

(1) Ý này, thật ra, đã được W.B. Yeats (1865-1939) nêu lên trong bài “A general introduction for my work”: “I am a crowd, I am a lonely man, I am nothing” (Tôi là một đám đông, tôi là kẻ cô đơn, tôi không là gì cả) (in lại trong cuốn Modern Poets on Modern Poetry do James Scully biên tập, Collins: Fontana, 1970, tr. 24-5.)

(Nguồn: Uyên Nguyên)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Tư 20248:23 SA(Xem: 194)
Cuối cùng thì người nghệ sĩ là một trong những người hào phóng nhất, luôn chăm chỉ với sứ mệnh tô đẹp thế giới, cuộc đời. Vẽ hoài. Viết hoài. Cho hoài.
07 Tháng Tư 20249:05 SA(Xem: 344)
Ngày nhỏ chúng tôi căng miệng hát một cách thích thú bài nhạc chế
27 Tháng Ba 20248:29 SA(Xem: 413)
Ai là một ví dụ có ích cho những cố gắng của các nhà văn đương đại viết tiếng Việt,
16 Tháng Hai 20244:27 CH(Xem: 936)
Cuối cùng thì, sau hơn bốn mươi năm vắng mặt, Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương lại được, giờ đây, rót đầy tràn ly, trên tay mỗi người dân nước Việt, cùng nâng lên, cùng hát vang, cùng chúc vang một mùa xuân:
15 Tháng Hai 20242:26 CH(Xem: 1410)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
25 Tháng Giêng 20249:05 SA(Xem: 1042)
Với tôi, Phạm Duy là Người gieo hương.
15 Tháng Mười Hai 20234:33 CH(Xem: 1184)
“Người đi qua đời tôi / Hồn lưng miền rét mướt / Đường bay đầy lá mùa / Vàng xưa đầy dấu chân / Lòng vắng như ngày tháng…”
08 Tháng Mười Hai 20239:13 SA(Xem: 1114)
Thơ bà, hòa trộn giữa nét âm trầm, sâu kín, dịu dàng của xứ Huế và nét xông xáo, cởi mở, sẵn sàng đón nhận, hóa giải nhẹ nhàng mọi vấn đề của kiểu Sài Gòn,
21 Tháng Mười Một 20239:39 SA(Xem: 1193)
Năm 1997, bố tôi, nhà thơ Trần Dần mất tại Hà Nội.
11 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 8483)
Tôi gặp bà lúc nhà thơ Huy Cận còn tại thế. Hai lần gặp, bà như cái bóng bên cạnh chồng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8864)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17197)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12396)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19130)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9300)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 707)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1082)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1251)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22548)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14084)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19234)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7944)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8875)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8546)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11120)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30776)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20851)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25568)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22951)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21790)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19847)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18092)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19303)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16962)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16143)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24563)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32023)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34959)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,