NGUYÊN SA - Cõi Thơ

31 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 11321)
NGUYÊN SA - Cõi Thơ

 

Trí nhớ của tôi trong những ngày tháng này mơ hồ kinh khủng. Hồi đó, hồi dậy tâm lý học ở Saigòn, tôi vẫn nói với những thanh niên nam nữ theo học, là có hai loại bệnh quên. Có những người quên những kỷ niệm gần, nhưng lại nhớ rất rõ ràng những kỷ niệm thật xa xưa. Những người lớn tuổi quên ngay những sự việc mới xẩy ra ngày hôm qua, nhưng nhớ rõ từng chi tiết về những ngày thơ ấu. Loại người bị bệnh quên thứ nhì, ngược lại, hoài niệm bị xóa mờ, chỉ nhớ những gì mới xẩy ra. Với tôi, bệnh quên xẩy ra có ngày. Không thể nói dứt khoát ngày nắng hay ngày mưa, cuối mùa thu hay đầu mùa hạ. Có năm ngày mưa thì trí nhớ tôi tốt, những ngày mùa xuân mùa hạ, trí nhớ tôi rất được, khi thu sang, trời lạnh, trí nhớ mơ hồ. Thời điểm này, trời nắng ấm, sao trí nhớ tôi cũng bỗng nhiên mơ hồ qúa? Tôi muốn tìm lại những hoài niệm về Hoàng Thụy Châu, tôi tìm hoài không được. Tôi nhớ Hoàng Thụy Châu nay là Hoàng Dược Thảo, hồi đó là Huỳnh Laure Brigitte, hồi chưa lấy Du Tử Lê, tới nay tôi vẫn quen gọi là “cô Châu.” Tôi nhớ vậy đó, nhưng muốn tìm lại những hoài niệm hình ảnh, những hoài niệm của thị giác, muốn nhớ lại kiểu tóc Châu ngày đi học, màu áo của Châu ngày Châu và Lê tới tôi, sau lễ hôn nhân, tôi tìm hoài không được. Tôi sử dụng đủ thứ kỹ thuật gọi là kỹ thuật khêu gợi hoài niệm, từ những hoài niệm nổi lần tới hoài niệm chìm, từ những hoài niệm trong cùng một vùng thời gian tìm ra những hoài niệm muốn tìm thấy, từ những hoài niệm thính giác và khứu giác, rất mạnh nơi tôi, lần ra những hoài niệm thị giác và vị giác tôi yếu kém, vô ích. Hình ảnh Thụy Châu với Tay Trái, Tay Phải, hình ảnh tươi vui, rạng rỡ, hình ảnh Thụy Châu quay cuồng trong những buồn phiền, tưởng như những cơn điên, hình ảnh Thụy Châu ân cần, thân ái pha lẫn chút luyến nhớ xót xa một thời đã qua, những hình ảnh có cấp độ cao hơn làm thành những bức tường thành thật dầy ngăn cản tuyệt đối tôi và Thụy Châu thời Huỳnh Laure Brigitte. Hoài niệm về Du Tử Lê cũng là những kỷ niệm rời. Cách đây hai tháng, Nguyễn Mạnh Trinh gửi cho tôi một tờ Văn Học, trong đó có một bài về cuộc thi văn chương toàn quốc kỳ đó tôi có tham dự với tư cách giám khảo. Bài báo thật tuyệt vời, đánh thức dậy trong tôi những kỷ niệm mất hút, tưởng như vĩnh viễn tới mức không còn một nghi ngờ nào về hiện hữu của những sự việc đó. Tôi nhớ chấm thời kỳ đó, có Vũ hoàng Chương chủ tịch, có Thanh Tâm Tuyền, đọc bài báo tôi mới nhớ lại được rõ ràng những kỷ niệm về chị Mộng Tuyết, anh Hà Thượng Nhân. Tôi nhớ chiếc Vespa của Du Tử Lê ở Saigòn, bộ quân phục. Tôi nhớ tôi có cảm nghĩ nhưng không nhớ rõ vào thời điểm nào, đúng thế, tôi nhớ tôi có cảm tưởng Du Tử Lê mặc quân phục trông rất có nét. Tôi nhớ chiếc áo lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ của Du Tử Lê bay lồng lộng trong gió trên đồi Trại Một của Pendleton. Lê đứng đó, trong đêm, trong sương mù, những ánh đèn của những ngọn pha xe nhà binh lại gần rồi chìm xuống, như những chiếc phao mất khuất trong biển đêm, Lê đứng đó với Nguyễn Thừa Dzu, Trần Tam Tiệp, Trương Trọng Trác, Nguyên Sa. Tôi hoàn toàn không còn nhớ chúng tôi đã trò chuyện với nhau những gì những buổi chiều Pendleton, những buổi trưa, Du Tử Lê tới tôi ở Saigòn, những ngày vui khai trương Tay Trái, những buổi tới Lê rất “Em Xi” ở Lup. Lê giới thiệu Cao Đông Khánh ngâm “Trường Sa Hành,” giới thiệu Mai Thảo nói mấy lời mở đầu chương trình, giới thiệu Trần Duy Đức hát sáng tác mới nhất của Đức, giới thiệu Lê Uyên ca “Chiều Trên Phá Tám Giang.” Tôi nhớ, thỉnh thoảng có đêm ngồi với Lê thật lâu, thật riêng ở đó, ở Lup, chúng tôi đã nói với nhau về thật nhiều chuyện, có cả những kỷ niệm về dĩ vãng, những buồn phiền về cuộc sống mười phần chẳng như, về những dự án tương lai. Nhưng dĩ vãng nào đã réo gọi, buồn phiền nào đã làm thành ngậm ngùi, tương lai nào thoáng hiện trong đáy cốc, tôi không thể nhớ được. Cũng may, thơ Du Tử Lê giúp tôi tìm lại được thật nhiều mất mát. 

campendleton-content

cảm ơn
cảm ơn Pendleton
đã cho ta những buổi sáng đầy sương mù
như đôi mắt của người con gái yêu ta còn ở Saigòn... 

Phải rồi, đôi mắt Thụy Châu có sương mù, có nụ cười ở tuốt phía sau màn sương mù đó. Chỉ khi màn sương mù đó được xé rách toang mới nhìn thấy được hồn nhiên, ân cần, lưu luyến của nụ cười tìm thấy. 

cảm ơn
cảm ơn Pendleton
đã cho ta những chiếc quần áo
rộng như những chiếc bao bố
những chiếc áo đôi khi mặc vào khỏi cần quần nữa
hay những chiếc quần đôi khi mặc vào khỏi cần mặc áo
tuy nhiên
ta vẫn hân hoan và súng sính đi lại
có sao đâu
bởi với ta bây giờ chẳng còn chi quan trọng. 

Phải rồi, áo lính Thủy Quân Lục Chiến phát ở Pendleton rộng thật. Trước Pendleton là đảo Guam, là trại Asan. Là những chuyến xe bus quân đội đưa người mới từ phi trường Guam về trại. Là chiếc máy phát thanh để kế bên người quân nhân Marine lái xe phóng lớn bản tin Đại Tướng Dương Văn Minh đã hạ lệnh cho toàn thể quân nhân buông súng. Những tiếng động cơ, tiếng máy phát thanh, tiếng khóc thút thít. Đến khi tiếng động cơ đã bỏ đi, tiếng máy phát thanh đã tắt hẳn, tiếng khóc tức tưởi không thể giữ được trong cổ họng vẫn bật vỡ ra. Trong nhà ăn. Dưới chiếc mền trùm kín đầu trên nền xi măng. Dưới gốc dừa trông ra biển, quay mặt về phía đông. 

cảm ơn
cảm ơn Pendleton
đã cho ta những bữa cơm ngao ngán
......
đã cho ta những buổi chiều rét ngọt
những buổi chiều ta thấy hồn ta trên những đỉnh núi 
vây quanh 

và tưởng có thể nhìn xa bốn phía
mặc dù ta chẳng nhìn thấy chi
ngoài chính chiếc bóng ta
và nghe được tiếng giầy mòn
khua trên đường về chỗ nằm hiu quạnh. 

Tôi nhớ cái rét đó. Du Tử Lê gọi là rét ngọt. Tôi thấy kinh hoàng. Rét ở trên núi, trong lều vải hở lung tung, chăn càng đắp càng thấy nặng, không thấy ấm. Nhưng “những đỉnh núi vây quanh” hồi đó thì buồn thật. Nhìn ra, nhìn lên bốn bề chỉ thấy núi. Nhưng này Lê, bây giờ, sao cũng có những buổi chiều vẫn chỉ thấy hồn ta trên những đỉnh núi vây quanh, và tưởng có thể nhìn xa bốn phía, mặc dù ta chẳng nhìn thấy chi, ngoài chính chiếc bóng ta, và nghe được tiếng giầy mòn, khua trên đường về chỗ nằm hiu quạnh... 

Hồi đó, những ngày tháng ở Paris với Đỗ Long Vân, với Hoàng Anh Tuấn, với Lê Trạch Lựu, Lê Trọng Việt, Trần Đình Hòa, Đỗ Hữu Khải, tôi nghĩ muốn hiểu được thấu đáo tác phẩm, nhất là tác phẩm của một nhà thơ, cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng cuộc đời tác giả. Những dấu mốc ngày tháng, những biến đổi của sự sống là hải đăng chiếu xuống biển tác phẩm. Cả bọn ngồi ở Flores, ở Aux Deux Magots, ở Julien, ở thư viện Saint Genevière đi thẳng vào những ngày tháng kháng chiến của Paul Eluard để hiểu thật rõ Liberté, đi tuốt tới những vùng trời mưa gió ở Brest cùng với Barbara của Prevert, đến tận ngôi mộ Vercos để lắng nghe “Niềm Im Lặng Của Biển Cả.”

Bây giờ thì tôi thấy sự việc không đơn giản như thế. Cũng có thể cuộc đời soi sáng cho tác phẩm, nhưng có thể chính tác phẩm mới cho thấy cuộc đời. Nhất là khi trí nhớ bỏ đi, cuộc đời đã bắt đầu bỏ đi, cuộc khởi hành lớn đã mơ hồ phía trước. 

ngủ đi. Ngủ với biển trời
ngủ mười năm nữa hay ngồi dậy chơi
ngủ đi. Ngủ chớ ngậm ngùi
trái tim ta nát ba đời bởi em
ngủ đi. Tóc rụng chân thềm
tháng năm quên lãng. Buông rèm lìa xa
ngủ đi. Ta đã mù kòa
không trông thấy ảnh. Không sờ thấy đau

không cha mẹ. Không cửa nhà
Không con. Không vợ. Không chờ. Không mong
ngủ đi. Ủ giữ trong lòng
tuổi tên ta đã một lần ở em
nhận giùm ta lậy cuối cùng
trước khi khăn gói về sông nước người. 

Bài thơ có tên là “Chuyết kinh thi.” Tôi không hiểu thật rõ cái tựa này. Nhưng tôi biết bài lục bát tới, một lục bát không Nguyễn Du, không Nguyễn Bính, không Huy Cận. Thế hệ chúng tôi đến với lục bát với câu hỏi lớn “làm sao khác với Nguyễn Du, làm sao khác với Nguyễn Bính, làm sao khác với Huy Cận?” Lục bát Du Tử Lê, như “Chuyết Kinh Thi,” Như “Đêm, Nhớ Trăng Saigòn,” Như “Cõi Tôi,” như những bài lục bát ở Úc Châu làm thành một lục bát khác. Một lục bát Du Tử Lê. Một lục bát khác Huy Cận. Một lục bát vượt Huy Cận. Vượt không có nghĩa là hơn. Thơ không có so sánh. Không có hơn kém. Vượt là khác. Là đẩy thơ đi tới. Là làm thơ thành thơ. Chuyết Kinh Thi cũng như hàng chục bài U, những bài Bồ Tát, những Lãm Ca, những tôn thờ Thánh Nữ cho tôi thấy rõ hơn năm năm ở Lup, những ngày tháng với Lê Uyên. Đúng thế, chính thơ đó cho tôi thấy rõ hơn cuộc đời người bạn, những chuyến đi qua sa mạc, những ngày tan tác trở về, những đêm dằn vặt, những tháng khắc khoải, những trời điên mê. Thơ cho tôi gặp cả những người bạn của bạn tôi. Những Bành Nho, những Đào Quý Châu, Những Từ Công Phụng, những Kiểm, những Tư Cóc, những Minh Dê, Hồng Trố. Thơ đưa tôi tới Melbourne, tóc Thúy, đêm nghe tây ban cầm với Quỳnh. Năm chữ đầy ắp Thụy Châu. Lục bát có Saigòn. Bảy chữ đưa tôi tới Khánh Trường, tới Vũ Huy Quang. Lục bát, bảy chữ, tám chữ, năm chữ tuyệt vời đưa tới tôi đủ thứ. Tới dĩ vãng Lê. Tới núi non. Tới biển khơi. Tới sa mạc. Tới cơn điên không dứt, tới dằn vặt khôn cùng. Tới cả những kỷ niệm chưa gặp, những tương lai mà sao nằm trong ký ức. Tôi thấy cả tôi: 

khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
đời lưu vong không cả một ngôi mồ
vùi đất lạ thịt xương e khó rã
hồn không đi sao trở lại quê nhà... 

Tôi sửng sốt nhìn lại. Tôi ngạc nhiên hơn là ngạc nhiên. Tôi nhận ra Du Tử Lê là nhà thơ tôi có cơ may gặp gỡ nhiều nhất. Có những năm tôi gặp gỡ Vũ Hoàng Chương nhiều. Thời Hiện Đại gặp Đinh Hùng, Thái Thủy, Thanh Nam gần như mỗi ngày. Những ngày tháng báo Sống trang nhất của hoài niệm là tám cột Trần Dạ Từ. Có bằng hữu tôi có cơ may gặp gỡ thời những ngày tháng thập niên năm mươi lúc ở Pháp mới về. Có bằng hữu thật gần gũi những ngày chiến tranh rực lửa. Nguyễn Quốc Thái, Diễm Châu. Sau đó, xa cách. Tổ quốc trôi xa. Tuấn và Vân, thời tuổi trẻ. Nhưng Du Tử Lê thì tôi có cơ may gặp hơn một thời kỳ. Những năm năm mươi, nhà thơ còn đi dậy học, mới bước vào cuộc đời văn nghệ, bị đánh đấm tơi bời, Du Tử Lê đã tìm đến tôi. Những năm sáu mươi và bảy mươi, ngôi nhà ở đường Phan Thanh Giản thường hằng là nơi chúng tôi gặp nhau. Du Tử Lê là nhà xuất bản in thơ Nguyên Sa. Trại Pendleton đầu kiếp lưu vong chúng tôi đứng bên nhau. Tôi ngạc nhiên nhận ra chúng tôi gặp nhau lâu ghê, gặp nhau thật nhiều. Tôi càng ngạc nhiên, thích thú, người bạn thơ tôi có cơ may gặp gỡ nhiều vẫn tiếp tục làm thơ, vẫn cùng tôi rời bỏ tất cả. Trừ thơ. Thơ Lê dài hơi. Đa diện. Lục bát ra lục bát. Tám chữ ra tám chữ. Thất ngôn chất ngất những cơn say, những cơn điên, những bài hành. Năm chữ từ “Kẻ Từ Phương Đông Qua,” có chuyện kể đúng phong vị năm chữ. Tôi thích lắm những tám chữ dài và những tám chữ ngắn của Du Tử Lê. Dài như “Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển.” Như “Bài Nắng Mưa Thứ Nhất.” Ngắn như loạt đoản thi “Tam Thập Nhất,” bốn câu, ba câu tám chữ, một câu bảy, tám chữ đoản thi “Ở Chỗ Nhân Gian Không Thể Hiểu.” 

Như “Ngựa Đã Tan Đàn”: 

này trí nhớ đậu trên cành ký ức
tháng sáu về yên lặng bước chân quên
tình yêu cũng đậu trên cành gian dối
ở trong tôi, ôi ngựa đã tan đàn...


Như “Thơ Ở Đào Quý Châu”:

không ai chết hai lần tôi cũng thế
riêng mối sầu cư ngụ tới muôn năm
đời vốn ngắn dù bàn tay sáu ngón
tôi sống thừa từng phút héo ăn năn.

 

Như “Còn Ai Nhìn Tôi Nhỏ Máu Trong Thơ:

ôi chữ nghĩa trở về như khách lạ
vầng trăng xưa không có ngọn cờ
ngày em bỏ tôi, vào cõi khác
lấy ai nhìn tôi nhỏ máu trong thơ! 

Như “Đáy Khuya”:

tôi trở lại đáy khuya ngồi với bóng
những chiếc bàn trật khấc nỗi cô đơn
em nên biết cuộc đời tôi đã hết
có thương nhau lo hộ nhúm xương tàn. 

Như “Thơ Ở Saigòn”:

sông núi cũ rủ tôi về với đất
bốn mươi năm ngơ ngác làm người
trên thân xác đã mọc đầy móng vuốt
thì có gì sai đúng với ai đây? 

Đúng thế. Có gì sai đúng với ai đây? Du Tử Lê đã tìm ra nó. Đã tìm ra nó ở bên ngoài những phán xét của nhân gian, bên ngoài luân lý, vô luân lý và cả phi luân lý. Đã tìm ra nó. Sự sống.Cũng như anh đã tìm ra trái tim cho thơ. Cho lục bát, cho bảy chữ, cho năm chữ, cho tám chữ. Thơ vượt băng lên. Vượt qua bình nguyên mô tả. Vút qua ngọn đồi so sánh. Trên những ngọn tạo hình. Vút luôn lên tới đó, tới chỗ chót vót nơi chữ không còn là chữ, không còn là dấu chỉ, chữ trở thành bắp thịt, thành hơi thở, thành tuần hoàn, thành hô hấp, thành cuộc đời, thành sự vật. Nơi đó, những chiếc bàn trật khấc nỗi cô đơn, bàn không phải là bàn, trật khấc không phải là trật khấc. Mỗi chữ phóng ra không còn là những con đường đưa tới ngoại giới mà trở thành thế giới. Du Tử Lê bằng những cố công, những kiên nhẫn, những chịu đựng, những thao thức, những dằn vặt suốt một đời người, đã tìm ra con đường kỳ lạ đó của thơ. Con đường đưa tới Cõi Thơ. Cõi Thơ, chỗ tới thần thánh của thơ ngàn đời. Cõi Thơ, chỗ không dễ gì ai tới, không dễ gì ai thấy.

Nguyên S. (*)

(Trích "Du Tử Lê, Tác giả và Tác phẩm," tập I, Tạp chí Đời xuất bản, 1992, California, USA.) 
(*) Theo bản gốc, khi ra khỏi bài viết, tác giả không ký “Nguyên Sa,” mà ký “Nguyên S.” Sắp chữ lại, chúng tôi tôn trọng.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười Hai 202310:10 SA(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
07 Tháng Mười Một 20233:47 CH(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
19 Tháng Mười 20231:33 CH(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
05 Tháng Mười 202312:00 SA(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
02 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
23 Tháng Sáu 202310:46 SA(Xem: 1139)
Luận văn Thạc Sĩ/ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam của Vũ Thị Lê Duyên
04 Tháng Sáu 20232:03 CH(Xem: 1295)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
30 Tháng Năm 20235:35 SA(Xem: 6565)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
10 Tháng Năm 20239:33 SA(Xem: 6436)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
27 Tháng Tư 202312:00 SA(Xem: 11399)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7738)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8636)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8343)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10886)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30531)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20708)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22781)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19612)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17924)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19110)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16791)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15989)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24314)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31736)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34785)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,