Bài Cuối 66

01 Tháng Mười Một 201512:00 SA(Xem: 7072)
Bài Cuối 66


dutule.com (ngày 22-9-2010): Một số thơ cũ của nhà thơ Du Tử Lê thời trước 1975 ở quê nhà, mang tính ngộ nhận hoặc gây khó chịu cho nhiều người. Điển hình như lục bát nhan đề “Bài cuối 66” (cuối 1966) ra đời cách đây hơn bốn mươi năm, khi nó được phổ biến lần đầu trên tạp chí Văn, số Xuân năm 1967 ở Saigòn.

Tác giả kể, khi báo ra, một buổi sáng ông tới tòa soạn Văn trên đường Phạm Ngũ Lão lãnh nhuận bút thì cùng lúc đó, nhà văn Mai Thảo cũng vừa bước xuống từ một chiếc cyclo.

Tác giả “Đêm giã từ Hà Nội” chận họ Lê trước của tòa soạn Văn. Ông nói:

“Tôi được đọc bài lục bát mới của Lê rồi. Lục bát gì kỳ vậy? Dấu phẩy đánh không đúng chỗ. Đọc thấy khó chịu…”

Tác giả “Bài cuối 66” ngỡ ngàng. Thư ký tòa soạn Trần Phong Giao và thầy cò Gia Tuấn ngừng tay làm việc, nhìn ra, như chờ đợi nơi nhà thơ Du Tử Lê một lời giải thích hay, trầm trọng hơn một cuộc “tranh cãi” về lục bát.

Nhưng cuối cùng họ Lê chỉ đáp:

“Vâng anh! Đâu có gì đâu! Tôi chỉ cố tình ngắt lại nhịp của lục bát mà thôi.”

Những năm đầu ở hải ngoại, khi nhà văn Mai Thảo còn tại thế, họ Lê cũng đã từng nói cũng như viết xuống điều vừa kể, kèm theo lời trách móc nhẹ nhàng rằng:

“Là người cổ súy mọi nỗ lực làm mới văn chương, nhưng dường như nhà văn Mai Thảo chỉ công nhận và ngợi ca những nỗ lực làm mới từ những thành viên trong nhóm Sáng Tạo của ông mà thôi…!”

Sau đấy có người đem chuyện này kể cho nhà văn Mai Thảo nghe.

Lần đó, tác giả “Ta thấy hình ta những miếu đền” cười cười bảo:

“Ờ!… Ngày ấy tôi nói là nói vậy thôi… Tôi đâu có nghĩ tới cái vụ ngắt nhịp, chia nhịp gì đâu…”

Nhìn lại, đọc kỹ một số thơ cũng như văn của Du Tử Lê trước thời điểm 1966, độc giả sẽ thấy sự cố tình dùng dấu phết của tác giả này đã thể hiện từ nhiều năm trước đấy.



Bài Cuối 66

tôi lêu lổng suốt canh khuya
quanh co rồi cũng xe về dưới hiên
nâng then, tay mở cánh phiền
chân lơi thềm bước, rơi mềm ván cây
đèn mù, dơi ngủ, mái tây
rã rời, hơi thở tôi bay đầy phòng
thế thời này đến đi buôn
đời bôn tẩu đã quen thân, ngựa thồ
phố cao, gió thổi, bóng mờ
đêm lu, trời lặng, tôi gù lưng, đi
đấy em, lòng rất thiệt thà
ước mong cũng nhỏ như là phận con
giường cây, ván lạnh đêm bưng
kéo chăn, co gối, phủ chân thừa ngoài
cho mùi giấc, một khuya thôi
sáng ra mối đã đùn, vùi tuổi ta

1966

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười Hai 201512:00 SA(Xem: 6452)
Bài thơ này, tôi viết trong mùa Giáng Sinh 1978; khi tôi làm ca hai (Second shift) cho hãng Rocckwell International, ở thành phố Newport Beach được gần hai năm
16 Tháng Mười Một 201512:00 SA(Xem: 6021)
Tác giả viết năm 1967. Nhan đề đầu tiên là “Một bài thơ nhỏ.” Bài thơ viết cho Huyền Châu, linh hồn của ca khúc “Trên ngọn tình sầu.”
01 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 11740)
Lần đầu tiên, tác giả đưa ra một quan điểm hoàn toàn ngược lại, vốn rất phổ cập trong thơ văn Việt Nam. Đó là cái tinh thần “hứa hẹn dành cho nhau đời sau!”
13 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 13647)
Nhân mùa Valentine, chúng tôi trân trọng mời bạn đọc, thân hữu đọc lại bài thơ “Hiến chương tình yêu ngày 14 tháng 2” của Du Tử Lê,
24 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 13318)
Ơn em ngực ngải môi trầm / cho ta cỏ mặn trăm lần lá ngoan
20 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 9255)
Bài thơ tự do "Khi bắt đầu của những năm ba mươi" dài gần 100 câu, tôi viết hồi tháng 11 năm 1972 tại Saigon.
27 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 7197)
Bài thơ “Về từ vô vọng,” tôi viết vào tháng 4 năm 1972, cách đây gần 40 năm (Tôi bị ung thư ruột cách nay 5 năm). Trước khi chọn in lại trong tập “Thơ Du Tử Lê 1967-1972,” tạp chí Văn, xuất bản tại Saigon đã đăng, khoảng tháng 5-1972.
28 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 29819)
Thưa thi sĩ Du Tử Lê, Nhân đọc bài thơ "Đêm, Nhớ Trăng Sài Gòn" của ông nhờ ông giải thích câu: Nhớ em kim chỉ khíu tình Thành thật cảm ơn, Đinh Q. Qu
24 Tháng Ba 201012:00 SA(Xem: 4663)
Tháng Hai năm 1981, tác giả tới Houston lần thứ nhất. Thành phố dầu hỏa bắt đầu đi vào suy thoái kinh tế. Những khu thương mại bỏ hoang. Những căn nhà bị lở loét, sau các trận hỏa hoạn
18 Tháng Ba 201012:00 SA(Xem: 6106)
Bài thơ được viết năm 1967, linh hồn chính của bài thơ là một cô giáo - Huyền Châu. Có thể coi đây là mối tình đầu của nhà thơ Du Tử Lê. Họ không đi đến hôn nhân được vì sự khác biệt giữa hai gia đình Nam Bắc.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8941)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17267)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12452)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19179)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9355)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 760)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1129)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1293)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22616)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14135)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19292)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7990)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8935)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8590)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11202)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30823)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20898)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25630)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23020)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21841)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19915)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18154)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19350)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17014)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16189)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24633)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32093)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34989)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,