Doãn Dân giữa bằng hữu, cuối những năm 1960

24 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 35069)
Doãn Dân giữa bằng hữu, cuối những năm 1960

doandan-content-content

tặng Trần Hoài Thư

Thời gian qua đã lâu nhưng mỗi lần nghĩ đến Doãn Dân tôi vẫn cảm thấy gần gủi với những kỷ niệm nổi cộm về anh. Thật tình cờ vào cuối những năm sáu mươi chúng tôi,

Trần Hoài Thư, Doãn Dân, Nguyễn Kim Phượng cùng ở sư đoàn 22 đóng tại Bà Gi, tỉnh Bình Định. Doãn Dân làm việc ở Phòng 2, Nguyễn Kim Phượng Phòng 3, Trần Hoài Thư Đại đội Thám kích, và tôi Tiểu đoàn Quân y. Nhờ những truyện ngắn đăng trên Bách Khoa mà dưới mỗi bài chúng tôi ghi Ba Gi, ngày tháng…, Thư và tôi đã tìm nhau, nhưng cũng phải mất thời gian khá lâu mới gặp mặt.

Doãn Dân ở cư xá sĩ quan với vợ và bốn con gái. Những đêm ngủ lại đơn vị, tôi thường lái xe qua nhà anh uống trà và nghe anh chơi guitar. Chị rất giản dị và các cháu đều ngoan. Không nói ra, nhưng tôi biết anh muốn chị sinh một cháu trai, để trong đám trẻ có trai có gái cho vui, thế mà lần sau cùng chị sinh một cháu gái nữa. Trong đời sống Doãn Dân có nhiều bức xúc. Anh không vui với đời. Thời gian truyện dài Chỗ Của Huệ in ở Sài Gòn, anh thường nói chuyện văn chương với bạn bè. Anh nói nhà văn Nhật Tiến đang in giúp anh tác phẩm này. Và anh thấp thỏm chờ đợi. Theo anh, Nhật Tiến rất thân. (Sau này có dịp gặp nhà văn Nhật Tiến ở Calif. tôi có hỏi thăm anh mong được biết tin tức về gia đình Doãn Dân, nhưng anh cũng mất liên lạc với họ ngay trước 1975.)

Doãn Dân nổi tiếng rất sớm. Nhiều truyện ngắn của anh đăng trên các tạp chí văn học ở Sài Gòn. Trên một trang mục lục Bách Khoa cũ tôi thấy có mấy truyện Sương Mù (số 110), Giao Thừa (số 122) của anh, khoảng năm 1959, 60.

Một buổi chiều tôi lái xe chở Doãn Dân chạy quanh ngọn đồi lên tháp Bánh Ít thăm Trần Hòai Thư. Từ ngọn tháp này có thể nhìn bao quát cả một vùng từ thị trấn An Nhơn đến quận Tuy Phước. Cảnh quan thật đẹp, thật hiền hòa. Ngọn núi Kỳ Sơn trước mặt chẳng hùng vỹ bí hiểm gì,nằm đơn độc giữa cánh đồng bạt ngàn mây nước, nhưng vô cùng bất trắc với Trần Hoài Thư và đơn vị anh. Nhiều lần hành quân vào ngọn núi này mà không chiếm nó dễ dàng, đã phải để lại nhiều máu đồng đội.Tôi chỉ cho Doãn Dân góc tháp mà Thư đã dựa lưng và kê ba lô lên đùi ngồi viết sau những lần nghỉ hành quân.


Tại miền đất này chúng tôi đã có những tác phẩm nói lên sự bi thảm và phi lý của chiến tranh, về sự chia lìa khốn khổ của những người dân hứng chịu bom pháo ngày đêm, sống giữa hai lằn đạn mà không biết đâu là kẻ thù!

Cuốn Chỗ Của Huệ dày khoảng 200 trang, Doãn Dân ký tặng bạn bè. Rất khích lệ, anh hẹn sẽ in tập truyện ngắn mà anh tâm đắc vào năm sau.


Qua năm 1970 Trần Hoài Thư tự ý rời đơn vị, tôi cũng chuyển về quân y viện. Trong những lần gặp gỡ sau cùng với Doãn Dân ở Sư đoàn , tôi thấy anh buồn và bất mản rõ.


Anh kể trong dịp đi phép về Sài Gòn lo đám tang người thân trong gia đình, lúc trở ra trả phép bị cấp trên xài xể vì trễ mấy ngày, anh đã cự nự cãi lại.

Anh tâm sự, phải ở trong hoàn cảnh của mình, tình cảm của mình đối với người vừa nằm xuống như thế nào, mới hiểu được nỗi đau và sự khó khăn mà mình chịu đựng. Chứ còn giải quyết sự việc một cách máy móc thì nói làm gì! Sống phải có tình, có sự tương kính, cảm thông nhau chứ.


Mình chấp nhận đi bất cứ đơn vị nào trên bốn vùng chiến thuật! Tôi biết tính anh thẳng thắn, trung thực, không chịu khuất phục bất cứ áp lực phi lý nào.


Sau này Doãn Dân chuyển về Sài Gòn một thời gian, tôi không rõ anh phục vụ ở đơn vị nào. Chỉ biết qua năm 1972, vào mùa hè, tôi nghe tin anh đổi ra Quảng Trị đúng thời điểm chiến trường nơi đây vô cùng khốc liệt. Một đoạn đường trên quốc lộ 1 đã nổi tiếng là đại lộ kinh hoàng. Không rõ anh đã tìm ra đơn vị mới chưa, nhưng qua báo chí lúc bấy giờ, anh đã bị pháo chết lúc ngồi trên xe qua đoạn đường này. Nhiều trang báo đăng phân ưu gia đình anh. Bằng hữu vô cùng xúc động, thương tiếc anh, một Doãn Dân nhà văn tài năng, một sĩ quan cương trực đã sớm đền nợ nước!


Những năm tháng sau này thỉnh thoảng gặp người quen cũ, tôi có hỏi thăm chị Doãn Dân và các cháu, nhưng không ai biết. Chỉ nghe đâu chị bị đau yếu và đang sống với các con trong hoàn cảnh khó khăn.


Khi tôi viết những giòng này thì các cháu bé bỏng ngày nào ở Bà Gi bây giờ tuổi đã ngoài bốn mươi, hẳn đã có chồng con và đang sống một vùng trời nào, bên này hay bên kia trái đất. Các chú, bạn của ba các cháu, nhà văn Doãn Dân, cầu mong các cháu dù ở bất cứ nơi đâu cũng được sống an bình, hạnh phúc.


LỮ QUỲNH

Bắc Calif., Feb.10-2011.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Ba 20254:39 CH(Xem: 28)
Ơ kìa, đèo dốc quanh co quá/ Xe chạy, lòng nhau khúc khuỷu theo
20 Tháng Ba 20254:34 CH(Xem: 164)
Niềm kiêu hãnh của một vĩ nhân rồi cũng bốc hơi thành mây khói, như giọt sương đọng trên nhánh lá vào buổi sớm mai
10 Tháng Ba 20255:06 CH(Xem: 706)
Chúng ta quên túm miệng con đường/ Để nó chạy dài quanh thành phố
05 Tháng Ba 20258:51 SA(Xem: 847)
Chồi tươi nõn/ Từ tim đến
01 Tháng Ba 20258:43 SA(Xem: 938)
Tôi muốn làm bài thơ/ Một ngày buồn như giấy tờ tùy thân
25 Tháng Hai 20258:40 SA(Xem: 988)
Ngốc à/ Em sinh ra là để cho anh
20 Tháng Hai 20257:49 SA(Xem: 789)
Những trái sầu đông khô/ Rụng theo ngày tàn úa
18 Tháng Hai 20254:31 CH(Xem: 1900)
núi vẫn đợi đến cùng rồi tan chảy.
15 Tháng Hai 20255:01 CH(Xem: 3429)
sau gương mưa/ em vỡ tan những mảnh thủy tinh
10 Tháng Hai 20256:13 CH(Xem: 1826)
Những bình minh/ Trắng lạnh vùng kí ức rỗng
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 30996)
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt,
(Xem: 12777)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
(Xem: 20592)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
(Xem: 9842)
màu vàng rực rỡ của dã-quỳ đã dắt tay tôi trở lại Pleiku
(Xem: 23357)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 185)
Trên vòm trời thi ca Việt Nam bao la, hiếm, có một thi sĩ mang trong mình sự giao hòa mượt mà giữa tình yêu, đời sống và triết tính Phật giáo như Du Tử Lê.
(Xem: 15911)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
(Xem: 6078)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 3017)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 3307)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 20558)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9514)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10846)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9669)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 13190)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 32671)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21994)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 27412)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24785)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23641)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21772)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19431)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20770)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 18210)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 17163)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26826)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 34047)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 36074)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,