TRANG LÊ - Cảm xúc về hai tác phẩm của nhạc sĩ Phạm Đình Chương

29 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 15988)
TRANG LÊ - Cảm xúc về hai tác phẩm của nhạc sĩ Phạm Đình Chương

 

phamdinhchuong_cover-content-content


Sau khi đọc một số bài viết của nhà thơ Du Tử Lê về cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương đăng trên tờ Người Việt[i], tôi mới có dịp biết thêm nhiều điều về người nhạc sĩ tài hoa này. Ông Du Tử Lê đã phân tích thật sâu sắc về cách sử dụng ca từ và ý nghĩa các bài hát, cũng như nhận xét về bản thân người nhạc sĩ, mà nhiều khi do sự vô tình, cuộc sống bận rộn, sự thiếu hiểu biết, hay vì những lý do khác, chúng ta đã không để ý đến. Vì vậy, với tư cách một bạn đọc, trong bài này tôi chỉ xin tâm sự cùng các bạn một vài cảm xúc của tôi đối với hai tác phẩm rất quen thuộc của nhạc sĩ.

 

Tựa đề bài viết mới đây của ông Du Tử Lê là “Ca khúc Ly Rượu Mừng - phẩm-vật-tinh-thần trong truyền thống Tết Việt Nam”. Tựa đề này làm tôi chợt nhận rõ hơn giá trị cao quý của bài hát. Hầu như ai trong chúng ta ở lứa tuổi khoảng 40 trở lên cũng đều biết hoặc hát được bài hát này. Tôi không nhớ mình bắt đầu nghe bài này từ lúc nào, chỉ nhớ rằng cứ mỗi lần nghe ban tam ca Thăng Long hát trên đài phát thanh là lũ trẻ con chúng tôi lại thấy nao nức trong lòng vì nó báo hiệu mùa nghỉ Tết sắp đến. Tết thì chúng tôi được nghỉ học, được ăn những thức ăn ngon mà ngày thường không có, được mặc quần áo đẹp, được đi thăm họ hàng, đi chơi đây đó, và lại được lì xì những tờ bạc thẳng tinh còn thơm mùi giấy mới. 

 

Bài hát càng trở nên gần gũi hơn với học sinh chúng tôi vì trong những chương trình văn nghệ mừng xuân của các trường, bao giờ cũng có tiết mục hợp ca “Ly Rượu Mừng” hoặc để mở đầu hoặc để kết thúc chương trình. Có trường còn tổ chức đóng hoạt cảnh để minh họa cho nội dung phong phú của bài vì như ông Du Tử Lê nhận xét, bài hát đã chia đều lời chúc cho tất cả mọi tầng lớp và mọi lứa tuổi trong xã hội. Sau này khi lớn lên và có dịp tụ họp liên hoan cùng bà con, bạn bè trong dịp Tết bất kỳ ở đâu, chúng tôi lúc nào thường cùng nhau nghêu ngao hát bài này. Cứ bắt đầu hát “Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi…” là chúng tôi đã thấy tâm hồn mình thật phấn chấn bồi hồi trong những ngày đầu năm và cảm nhận sự tử tế chu đáo của ông nhạc sĩ họ Phạm vì ông không chúc một người hay một số người mà người người khắp mọi nơi. Có thể nói rằng đây là bài hát “vượt thời gian” vì qua bao năm tháng, qua bao thay đổi về khuynh hướng sáng tác âm nhạc, bài hát vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Nó lại còn vượt cả không gian vì đã “du hành” từ Việt Nam qua sống cùng các cộng đồng người Việt tại các nước xa xôi ở châu Âu, châu Mỹ, châu Úc…Vậy thì theo tôi, ông Du Tử Lê đã rất có lý khi vinh danh bài hát là “phẩm-vật-tinh thần trong truyền thống Tết Việt Nam”.

 

Bài hát thứ hai cũng gợi cho tôi nhiều cảm xúc của thời niên thiếu là bài “Tiếng Sông Hương”. Sinh ra, lớn lên, và sống ở Huế gần nửa đời người, tôi quá gần gũi thân thiết với con sông nổi tiếng này. Tuy nhiên, khi một người nào, cái gì, hay điều gì trở nên quá quen thuộc với mình, mình không còn nhận ra những giá trị quý giá về người đó, cái đó, hay điều đó nữa. Sông Hương đối với tôi cũng vậy. Ngày hai buổi đến trường học rồi sau đó đi làm việc qua lại sông Hương không biết bao lần, tôi không còn để ý đến sự hiện hữu lặng lẽ của dòng sông. Cho đến ngày kia, một thầy giáo của tôi đã từng đi Pháp, trong lúc bàn luận về vẻ đẹp của Huế đã nói: “Sông Hương của mình đẹp quá! Sông Seine làm sao bằng được?”, tôi chợt thấy mình quá vô tình với dòng sông đáng quý này. Vẻ đẹp đó dĩ nhiên đã được ca tụng nhiều trong âm nhạc, văn chương, và thi ca. Nhạc sĩ Phạm Đình Chương cũng là một trong những nhạc sĩ viết về sông Hương nhưng ông đã nhân cách hóa con sông để sông Hương tự xưng là “em”, một đại từ nhân xưng thật nữ tính, thật nhún nhường, nhưng lại thân thiết và đầy tính lãng mạn.

 

Người đầu tiên hát cho tôi nghe bài hát này lại là mẹ tôi. Nhà tôi thuở ấy hướng mặt ra sông Hương. Một buổi chiều hình như là tháng 10, không biết vì lý do gì mà đứa em gái mới mấy tháng tuổi của tôi cứ khóc nhè mãi, mẹ tôi dỗ hoài không nín. Bà bồng em trên tay nhìn ra ngoài, bầu trời xám xịt, mọi thứ ngập trong màn mưa trắng xoá. Mẹ tôi rất yêu âm nhạc và có giọng hát mượt mà trong trẻo nên thay vì hò ru con, bà thường hát những bài hát “tân nhạc” để dỗ con vào giấc ngủ. Vì vậy để vỗ về em gái tôi, bà bắt đầu hát: “Miền Trung vọng tiếng, em xinh em bé tên là Hương Giang, đêm đêm khua ánh trăng vàng mà than…”. Khi hát đến câu: “Trời hành cơn lụt mỗi năm…”, bà bỗng ngưng hát và chép miệng nói: “Coi bộ năm nay lụt lớn quá!” với vẻ mặt lo âu. Không hiểu sao hình ảnh ấy đọng lại trong ký ức của tôi và vẫn còn mãi cho đến bây giờ.

 

Đến khi lớn lên và đã hiểu thế nào là cái ướt át lạnh lẽo của mưa Huế, cái khổ nhọc dọn đồ đạc tránh lụt và chùi rửa nhà sau khi lụt, tôi càng thấm thía lời “tự bạch” chân thật mộc mạc của dòng sông: “Quê hương em nghèo lắm ai ơi, mùa đông thiếu áo, hè thời thiếu ăn. Trời hành cơn lụt mỗi năm..” Đúng đấy bạn ạ. Mỗi năm, người dân đất “Thần kinh” chúng tôi lại “đón lụt”, không lớn thì nhỏ, không phải một “cơn” mà nhiều “cơn”, và có những cơn lụt cướp đi mạng sống và tài sản của bao nhiêu người. Cho nên khi sống xa Huế, cứ mỗi lần nghe bài “Tiếng Sông Hương”, tôi lại thấy nhớ da diết cái thành phố “đi thì nhớ, ở thì thương” này. Một điều cần được nhấn mạnh ở đây là đa số các nhạc sĩ khi viết về Huế thường nói về vẻ đẹp thơ mộng hoặc nét buồn của Huế, hoặc nuối tiếc cho thời vàng son của một vương triều cũ, nhưng ít ai đế cập đến những khó khăn, những thiên tai mà người dân xứ “đất cày lên sỏi đá” này phải gánh chịu như ông Phạm Đình Chương. Đó như là một sự thương cảm và xót xa.

 

Theo ông Du Tử Lê, ca từ trong các tác phẩm của Phạm Đình Chương phản ánh vừa “bản chất thi sĩ” lẫn “khía cạnh nhà văn” của người nhạc sĩ vì ông đã sử dụng những từ hay nhóm từ để vẽ nên những bức tranh sống động, dù vui hay buồn, về cuộc sống và tình cảm của người Việt Nam, với những chi tiết mà “người thường khó thể nhận ra”. Tôi không dám bàn đến khía cạnh này vì ông Du Tử Lê đã phân tích đặc điểm này trong những bài viết của ông về người nhạc sĩ. Ở đây tôi chỉ muốn nói đến việc sử dụng tác phẩm của ông để dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.

 

Khi dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ, tôi đã nhiều lần dùng bài hát để dạy ngôn ngữ và văn hóa của những nước nói tiếng Anh cho người học. Bài hát, nếu biết chọn lọc thích hợp, sẽ là một nguồn tài liệu vô cùng phong phú và hấp dẫn để dạy ngôn ngữ và văn hóa đích (the target language and culture). Khi chuyển sang dạy tiếng Việt cho sinh viên Việt gốc Mỹ và sinh viên Mỹ tại UC, Davis và Cal State Fullerton, tôi đã dùng một số bài hát của nhạc sĩ Phạm Đình Chương để dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam và được các em đón nhận rất nhiệt tình. Ví dụ tôi lấy bài “Ly Rượu Mừng” để dạy về truyền thống Tết Nguyên Đán hoặc bài “Hò Leo Núi” để giới thiệu một hoạt động lành mạnh của tuổi trẻ Việt Nam. Cả hai bài này đều được tác giả Phan Văn Giưỡng[ii] đem vào trong sách giáo khoa “Tiếng Việt” do ông biên soạn. Ngoài ra, tôi còn dùng bài “Sáng Rừng” để dạy về từ láy - một nét độc đáo của tiếng Việt, bài “Kiếp Cuội Già” để dạy về truyện cổ, hoặc trường ca “Hội Trùng Dương” để giới thiệu về ba con sông chính của Việt Nam và thú vị hơn là cách sử dụng mỹ từ pháp “nhân cách hóa” trong ba bài hát này như đã nói ở trên.

 

Để kết thúc bài viết ngắn này, tôi chỉ muốn bày tỏ sự ngưỡng mộ và biết ơn chân thành của tôi đối với cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, người đã cho đời những tác phẩm âm nhạc thật đẹp, từ giai điệu đến lời ca.

 

Trang Lê

Fullerton, 5/2011



[i] Du Tử Lê. (2011). Ca khúc “Ly Rượu Mừng”, phẩm -vật-tinh-thần trong truyền thống Tết Việt Nam. Người Việt , số 9287.

Du Tử Lê. (2011). Phạm Đình Chương, tài năng âm nhạc lớn.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=129876&z=16

Du Tử Lê. (2011). Bi kịck và lòng nhân ái trong ca từ Phạm Đình Chương.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=130238&z=16

[ii] Phan Văn Giưỡng. (1994). Tiếng Việt. Intermediate 3 & 4. Centre for Asia Pacific Studies, Victoria University of Technology.

 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Năm 20258:46 SA(Xem: 579)
Chúng tôi mà ở trong ấy, thì cũng thành các anh. Mà các anh ở đây cũng thành chúng tôi. Hoàn cảnh quyết định hết!
05 Tháng Năm 202511:23 SA(Xem: 665)
Thơ giúp tôi giãi bày tâm tư, gửi gắm ước mơ, phản ảnh góc nhìn đa chiều với cuộc sống muôn màu.
25 Tháng Tư 20253:54 CH(Xem: 620)
tác giả của “Cánh đồng bất tận” – tiếc khi nhiều người không thích chị đổi mới lối viết,
05 Tháng Tư 20256:12 CH(Xem: 1107)
Là một nhà thơ đa tài, mạnh mẽ, can đảm đi đến tận cùng con chữ, bởi vậy ngòi bút Minh Đức Hoài Trinh đem đến nhiều cảm xúc cho người đọc, người nghe.
25 Tháng Ba 202511:40 SA(Xem: 1263)
Xem hình bưu thiếp xưa, thấy có những kiểu bán hàng rong nhiều thập kỷ trước ở Sài Gòn nay đã vắng bóng.
05 Tháng Ba 202511:23 SA(Xem: 1211)
Có thể nói, chiến tranh tuy tàn khốc, nhưng đã sản sinh ra một loạt các nhà văn, nhà thơ tài năng xuất thân từ những người lính:
15 Tháng Hai 20252:42 CH(Xem: 1380)
Mỗi nhà văn có một lối viết riêng, mỗi nhà văn chọn một góc nhìn nên tác phẩm về chiến tranh sau chiến tranh thật đa dạng, làm nên một mảng lớn trên diện mạo văn học đương đại.
05 Tháng Hai 20254:13 CH(Xem: 1674)
Lê Công Thành đã trò chuyện với tôi bằng giọng nói của một con người tự do.
31 Tháng Mười Hai 20248:38 SA(Xem: 2233)
Nguyễn Trọng Khôi say mê đi qua những nẻo đường của nền nghệ thuật hiện đại.
25 Tháng Mười Hai 202412:00 SA(Xem: 11146)
Loạt tranh Phục Sinh là một thí dụ thật hùng hồn cho sự quyết chí vượt qua những khó khăn về thể lực, trầm uất trong bệnh hoạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 19690)
Tôi cho, định mệnh có thể vùi dập, xé nát một cá nhân, trong đời thường, nhưng nó vẫn bất lực trước những đóng góp trí tuệ, nếu có, của một người nào đó.
(Xem: 35301)
Tên thật Nguyễn Thị Ngọc Trâm, nữ ca sĩ Minh Trang là cháu ngoại của Công Chúa Mỹ Lương (tục gọi Bà Chúa Nhất,) em ruột với Vua Thành Thái. Ngày 18 Tháng Tám tới đây, bà bước vào tuổi 90 (mà,
(Xem: 32141)
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt,
(Xem: 13911)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
(Xem: 21278)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
(Xem: 9551)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 755)
Trên vòm trời thi ca Việt Nam bao la, hiếm, có một thi sĩ mang trong mình sự giao hòa mượt mà giữa tình yêu, đời sống và triết tính Phật giáo như Du Tử Lê.
(Xem: 16606)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
(Xem: 6646)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 3639)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 20958)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9892)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 11327)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9929)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 13718)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 33149)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 22313)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 27852)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 25227)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 24190)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 22260)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19772)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 21081)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 18479)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 17370)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 27411)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 34549)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 36315)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,