“Em Đi Mau Kẻo Trễ Chuyến Phà Đêm…”

02 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 19747)
“Em Đi Mau Kẻo Trễ Chuyến Phà Đêm…”

 

tranh-cao-bm-300-content-content

 

Tặng TVL, NTV, LUV… 

 

Tôi thấy tôi thương những chuyến phà/ Ngàn đời không đủ sức đi xa…

Không phải thơ của tôi đâu! Nhại thơ Tế Hanh đó. Từ những năm 40 của thế kỷ trước, Tế Hanh viết: Tôi thấy tôi thương những chuyến tàu/ Ngàn đời không đủ sức đi mau/ Có chi vướng víu trong hơi máy/ Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau…(Những ngày nghỉ học. Tế Hanh). Thật ra mấy chiếc toa tàu chẳng nặng khổ đau gì đâu, khổ đau chẳng qua là do “lòng của người đi với kẻ về” kìa! Nhưng Tế Hanh quả cũng không thể ngờ rằng chẳng bao lâu sau đó, những chiếc xe lửa đầu đạn chạy nhanh như gió với tốc độ 300 km/giờ và nay đã lên đến 500 km/giờ!

 

Phà ở quê mình thì khác. Hằng trăm năm nay vẫn ì ạch nối đôi bờ. Thế rồi một hôm bỗng bị người ta vứt lên cạn. Xẻ thịt. Bán ve chai… Không ai còn cần tới nữa! Người ta nay đã có cầu. Những chiếc cầu ngạo nghễ, nghênh ngang vươn giữa dòng sông. Nhưng, hãy đợi đấy! Với tình hình hiện nay, đến một lúc khi mà “sông kia rày đã nên đồng” thì những cây cầu cũng sẽ bị xẻ thịt, bán ve chai… “Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng”, là cuốn sách của bạn tôi, bác sĩ, nhà văn Ngô Thế Vinh báo động gần hai mươi năm trước, nay gần như đã hiện thực. Gần đây, Ngô Thế Vinh còn có loạt bài nêu vấn đề phải chăng cần làm đê ngăn nước mặn tràn bờ và làm những hồ chứa nước ngọt ở U Minh Đồng Tháp, một khi nước ngọt sắp trở thành một thứ “vàng xanh”!

 

Những ngày cuối năm, tôi vội vã đi một vòng qua những chuyến phà. Hết rồi Rạch Miễu. Hết rồi Cần Thơ, Mỹ Thuận. Hết cả Hàm Luông. May còn Cổ Chiên. Cổ Chiên thiệt ngộ. Ngay cái tên nghe cũng khoái rồi. Cổ Chiên khác Cần Thơ, Rạch Miễu. Nó dài và rộng hơn, và đặc biệt, nó gần biển hơn nên lắc lư với sóng và gió biển, đến nỗi tưởng mình đang vượt biển trong khi những phà khác chỉ vươn qua một dòng sông! Cổ Chiên rồi cũng sẽ mất nay mai. Đi trên phà đã nghe có cái gì khang khác: không còn ung dung, thư thả, mà hấp tấp vội vàng. Ai nấy như bực bội, cáu gắt hơn, kể cả những nhân viên phục vụ. Họ sẵn sàng quát tháo, to tiếng. Không một tiếng rao. Không một tiếng đàn, tiếng hát… Rời Cổ Chiên, tôi qua Đình Khao rồi Vàm Cống, An Hòa, Cao Lãnh, Mỹ Lợi… Không kể phà Cát Lái, Bình Khánh, Thủ Thiêm vốn gần gũi thân quen. Đi cho hết phà. Bởi vì rồi đây phà sẽ vắng dần rồi tắt ngủm. Như những cây cầu khỉ và áo dài trắng nữ sinh. Và, như những dòng sông…

 

Phà đúng là ngàn đời không đủ sức đi xa! Chỉ bờ này bến nọ. Nối những niềm vui, những nỗi buồn, những đợi chờ… “Em đi mau kẻo trễ chuyến phà đêm… qua bến bắc Cần Thơ”(*)… Hồi đó trong Nam phà gọi là “bac” - tiếng Pháp- chạy có giờ. Ban đêm phà nghỉ. Trễ một chuyến phà là trễ biết bao nhiêu!

Phà chẳng những không đủ sức đi xa mà còn không đủ sức đi mau. Nó ì ạch một cách dễ thương. Ai vội vã mặc ai. Nó cứ ì ạch, khệnh khạng, làm như không nỡ rời bến, không nỡ cặp bến... Há mõm thật to bên này nuốt gọn dòng người dòng xe rồi há mõm thật to bên kia nhả dòng người dòng xe ra cứ như một con quái vật hiền lành.

Và những chuyến phà trăng. Nó ì ạch chở trăng đi. Nó nhích từng bước như sợ trăng tan. Lòng người cũng nhẹ tênh, dãi cùng trăng sáng. Bỗng nhớ Có ai về miền tây/ lúa mùa thơm, thơm mãi/ dừa xanh nghiêng chênh chếch/ cá ngược dòng sông đầy…/ Có ai về miền tây/ mái nghèo nhưng mà đẹp/ má gầy nhưng mà xinh…(Y Vân).

 

Có những cuộc tình phà. Làm như khi người ta lên phà, rời bến, người ta sống một cách khác rồi. Lòng rộng mở cùng sông nước, chập chùng cùng bãi bờ. Người ta bỗng dễ thương chi lạ. Nếu không, đâu có L’amant (Người tình) của Marguerite Duras thuở nào…

Một ông bạn “đào hoa” của tôi nói, qua phà, một cơ hội tốt để làm quen, đế tán tỉnh… Ai cũng đẹp ra, thảnh thơi ra, mở lòng ra. Người ta hình như đã bỏ đi trên bờ kia bao nhiêu nhọc nhằn, bao nhiêu khổ lụy. Chỉ có ở trên phà, người ta mới dễ mời mọc xâu nem, bịch bánh tráng, mía, bắp, trái cây các thứ. Chỉ có ở trên phà, người ta mới dễ nhũn lòng với tiếng hát tiếng rao. Sau những giờ cá hộp nhọc nhằn, sau những giờ chờ đợi mướt mồ hôi, người ta uống vội trái dừa tươi hay ly trà đá để kịp chen chúc xuống phà. Nhẹ nhõm, sảng khoái, lâng lâng. Phà vì thế mà.. rất phà!

 

Tôi còn có một kỷ niệm với Phà Rừng, một đêm trăng. Đó là năm 1978, lần đầu tiên ra miền Bắc. Phà Rừng. Phà qua sông Bạch Đằng. Không thể cầm lòng mà không thử nhúng chân xuống nước, để nghe rờn rợn lời của dòng sông “…Bạch Đằng giang sông hùng dũng của nòi giống tiên rồng, giống Lạc Hồng, giống anh hùng, Nam Bắc Trung…”

………………………………………

(*) Chiếc áo bà ba, Trần Thiện Thanh.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
02 Tháng Sáu 20239:32 SA(Xem: 29)
Hình như tình cũng chưa lâu lắm/ Tháng bảy xa rồi, tháng tám qua
31 Tháng Năm 20234:34 CH(Xem: 48)
Sẽ có một ngày con lớn lên để hiểu/ bố làm thơ vì không nói được gì
28 Tháng Năm 20234:31 CH(Xem: 81)
con buồn/ mẹ buồn/ con giận/ mẹ giận
25 Tháng Năm 20234:28 CH(Xem: 81)
Hoa phượng điền vào tuổi thơ/ Tháng năm, từng chùm đỏ thắm
22 Tháng Năm 20234:20 CH(Xem: 97)
cho thêm một buổi chiều/ đi em
19 Tháng Năm 20239:57 SA(Xem: 103)
Khi trở lại ngôi trường năm ấy/ Tôi tìm em một thuở xa mù
15 Tháng Năm 20233:53 CH(Xem: 125)
Em:/ "Báu vật sống" vô giá./ Anh trót khờ dại./ Lãng quên./ Từ cơn mưa mùa hạ cũ.
13 Tháng Năm 20238:19 SA(Xem: 111)
"Beethoven là thằng nào vậy? Làm sao anh có thể nhớ hết tên những thằng bồ cũ của em?”
10 Tháng Năm 202310:28 SA(Xem: 82)
ngó lại bìa tập thơ/ in năm rồi (kèm theo đây!) nó
08 Tháng Năm 20232:54 CH(Xem: 120)
hư không anh gởi bên chùa/ nửa khuya thức dậy anh đùa với trăng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 31643)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
(Xem: 3221)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
(Xem: 7895)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8847)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18316)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 20)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
(Xem: 4987)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 4863)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
(Xem: 10140)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 16361)
Tại sao cả hai tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại là Mai Thảo và Nguyên Sa lại có cùng một nhận xét giống nhau về thơ Du Tử Lê
(Xem: 15962)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5796)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5686)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 6048)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6332)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26682)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18482)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 21990)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19705)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18258)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15673)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14698)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 14993)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13974)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13752)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20854)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 28137)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32277)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,