Trời đã khuya nhưng tôi vẫn cố thức để trả lời thư của H. Thư nào H cũng trông đọc thư tôi và cho biết tình hình sức khoẻ cùng công việc. Cuối thư bao giờ cũng mong cho mau đoàn tụ. Thư tôi viết nhiều và thư nào cũng dài cho nên H thích "Thư anh viết dài tỉ mỉ em đọc say sưa nhưng có lẽ không được dài lắm cho em". Đêm nay tôi còn viết cho Tuế nữa. Tôi cũng cảm thấy áy náy và không biết Tuế còn muốn hoán chuyển nữa không? H hỏi thôi chứ trong thâm tâm mong cho Tuế đừng đổi ý. Tôi nhớ Tuế lớn hơn tôi khoảng bảy tám tuổi nên thường gọi bằng anh khi còn đi học. Tuế thì muốn mày tau mi tớ cho trẻ trung, vì vậy bạn bè trong lớp chỉ gọi tên thôi.
Đang còn ngồi viết thư tôi nghe phòng bên có tiếng động. Phòng bên cạnh là phòng ngủ bỏ trống chỉ dành cho khách hay bạn bè. Tôi nghĩ có lẽ Tú Duyên tối nay ngủ bên đó. Chặp lâu tôi lại nghe tiếng nước chảy. Xong hai lá thư tôi leo lên giường nằm xem một cuốn sách đang đọc dở, đọc cho dễ ngủ, nhưng đêm nay câu chuyện của mẹ Hằng làm tôi suy nghĩ nên khó ngủ, đọc đã mấy trang rồi mắt vẫn còn tỉnh bơ. Mẹ Hằng chỉ ngoài bốn mươi, người mãnh khảnh, dong dỏng cao nên không thấy nét già, vã lại biết sữa soạn một cách kín đáo. Tú Duyên có thể bằng tuổi tôi, 24, hoặc nhỏ hơn. Như vậy mẹ Hằng có chồng cũng khoảng tuổi hai bốn hai mươi lăm. Có lẽ Tú Duyên là con một, vì ngoài Tú Duyên trong gia đình tôi không thấy ai nữa. Và mẹ Hằng ly hôn với chồng lúc nào tôi cũng không biết, nhưng với cung cách sống có vẽ bình tỉnh của bà tôi nghĩ cũng lâu rồi. Tôi chạnh nghĩ đến nhân vật Hạnh trong Lạnh Lùng mà so sánh với mẹ Hằng. Hạnh có khác là chồng chết mà chịu sống đời goá phụ mới trên hai mươi, phải thủ tiết thờ chồng vì sự khắc nghiệt của chế độ phong kiến. Tuổi ngoài hai mươi Hạnh rạo rực yêu và để cho con tim ngã theo mối tình mới, một người đàn ông nho nhả, tân học, lớn tuổi hơn mình nhiều. Oái ăm Hạnh vẫn sống trong mái nhà của mẹ chồng giàu sang quyền quí trong vùng. Hằng ngày Hạnh phải đóng vai goá phụ tiết hạnh, lạnh lùng với tất cả mọi người, một lòng thờ chồng đến chết, nhưng về đêm nàng hẹn hò với người mình yêu. Không ai trách nàng mà chỉ lên án cho chế độ hủ hoá khắc nghiệt. Trớ trêu thay nếp sống khép kín giả tạo của nàng làm cho nàng được vua ban "Tiết Hạnh Khả Phong", được mẹ chồng lồng kiếng treo giữa nhà cho bà con họ hàng nở mày nở mặt với bà con hàng xóm. Và chính cái bằng vua ban đã dẫn đường cho Hạnh kết liễu đời mình.
Tôi nằm thao thức hình ảnh Hạnh trong tiểu thuyết, chỉ là tiểu thuyết thôi, cho tôi lờ mờ so sánh với mẹ Hằng, tự nhiên xót xa cho bà. Tôi không biết Tú Duyên có cảm thương mẹ hay không? chắc phải có. Cứ nghĩ lung tung đến gần sáng. Phòng bên cạnh không còn tiếng động, nghĩa là ai đó đã ngủ lâu rồi. Khó ngủ quá tôi bước ra phòng thư viện, đến bên cửa sổ nhìn xuống vườn sau bóng đêm trùm kín nhưng ánh đèn từ mái hiên sau vẫn đủ chiếu ra khoảng sân gần hồ nước, thình lình thấy có bóng đen từ mái hiên đi ra rồi nguyên con người mẹ Hằng. Giờ này còn thức? mẹ Hằng đến ngồi bên chiếc bàn cạnh hồ. Tôi lẵng lặng về giường, may là không mở đèn nên mẹ Hằng không hề hay biết tôi đang nhìn thấy bà.
Đêm đó tôi cũng chợp mắt được vài tiếng, thức dậy không nghe tiếng động dưới nhà. Có lẽ mọi người đã thức và đang làm việc. Giờ này Tú Duyên chắc đã rời nhà đi làm. Tôi cũng vội vã tắm rữa cho tỉnh táo. Trên tay cầm hai lá thư tôi bước xuống và ngạc nhiên mọi nguòi vẫn còn ngồi ở phòng ăn nói chuyện. Mẹ Hằng hỏi tôi ngủ được không? Tú Duyên thấy tôi xuống vội đứng lên dọn thức ăn sáng. Tôi nhớ hôm đó là thứ Sáu bởi vì ngày mai cuối tuần Tú Duyên và tôi tiếp đón Ngọc Minh và Định từ Cần Thơ qua thăm.
Bửa ăn sáng chỉ có tôi và Tú Duyên. Tôi nghĩ mẹ Hằng còn ngủ. Nghe tiếng bánh xe chạy trên sỏi trước sân, nhìn ra xe của tôi chú tài xế tự động đến đón. Từ ngày tôi biết lái xe thành thạo hằng ngày chú Hai đến chỉ chờ khi nào đi công tác, thỉnh thoảng mang xe đi bảo trì lau rữa. Hôm nào chú có việc nhà tôi cho nghỉ. Giờ giấc của chú có chút tự do nên chú cưng tôi, như hôm nay đến làm việc thấy xe bỏ đó chú biết hôm qua tôi đi bộ. Đã mấy lần rồi chứ không phải lần đầu. Sáng hôm nay có Tú Duyên tôi biết Tú Duyên không đi cùng trong xe đâu, chỉ đi cùng khi nào có công việc. Tôi bảo chú Hai đưa Tú Duyên vào bệnh viện, lấy cớ còn chút việc vào sau, không quên đưa cho chú cái thư để nhờ đi bỏ cho kịp sáng nay.
Tôi lên phòng sau khi ăn sáng xong vừa lúc mẹ Hằng từ phòng cạnh phòng tôi bước ra trong bộ đồ ngủ. Thoáng thấy tôi đang bước lên cầu thang mẹ Hằng vội vã quay lui nhanh chóng đóng cửa. Có lẽ mẹ Hằng tưởng mọi người đã rời nhà và tưởng tôi chưa thấy mình. Thì ra đêm qua tiếng động và tiếng nước chảy là của mẹ Hằng. Tự nhiên tôi mĩm cười cho những ý nghĩ tò mò của mình. Mẹ Hằng nghĩ mình mới dậy trong bộ đồ ngủ, tóc tai chưa chãi, mặt mày chưa trang điểm nên vội "trốn" tôi. Tôi cảm thấy vui trong lòng, chẳng biết tại sao. Cảm giác vui không giải thích được làm tôi quên mình lên lại phòng ngủ để làm gì; biết mình lên có việc. Tôi cứ đứng tầng ngầng giữa phòng thật lâu rồi mới sực nhớ, đi vào phòng vệ sinh. "Tại sao mình có những giây phút ngẫn ngơ này?", tự đánh dấu hỏi cho chính mình, tưởng mình đã qua cái tuổi "hồn bướm mơ tiên" viễn vông. Tôi lại nhớ đến những cử chỉ của cô giáo Mai Thi dạy triết ngày xưa, nhưng cô giáo "dạng dĩ" bao nhiêu thì mẹ Hằng kín đáo bấy nhiêu. Cả hai đều cho tôi cảm giác "bị tấn công", nhưng một bên tiến tới, một bên như cố tình che dấu, cái che dấu nửa vời. Chính cái che dấu nửa vời làm tôi nghĩ vẫn vơ. Tôi nhớ một lần Tú duyên nói về mẹ mình trong chuyến tàu đêm từ Phú Quốc về: "Mẹ em có một nếp sống khép kín sau khi ly thân với ba em. Nhiều khi em không hiểu được mẹ đang suy nghĩ gì, đôi lúc mẹ gần gũi em, nhiều khi muốn sống một mình. Mẹ chạy trốn bạn bè và chạy trốn chính mình". "Cậu An em bạn bè cũng nhiều, mỗi lần đưa về nhà ngoại cậu cố ý khi nào có mẹ em ở đó. Nhưng lần nào mẹ cũng lánh mặt. Khi khách ra về mẹ dằn mặt cậu: Đừng bao giờ dẫn về nữa".
Tôi xuống nhà gặp mẹ Hằng đang ngồi với bà Hội Đồng trong phòng ăn. Lần này mẹ Hằng đã khoát bên ngoài chiếc áo choàng màu đen nỗi bậc trên khuôn mặt da trắng, tóc tai còn buông dài một bên vai. Tôi ít thấy ai mặc áo choàng màu đen cho nên đến bây giờ vẫn còn nhớ màu áo. Thường ngày khi gặp mẹ Hằng lúc nào cũng chãi tóc thẳng ra sau phơi chiếc trán thông minh, tóc cột cao phía sau, có khi bối lên trông mệnh phụ. Sáng nay lần đầu tiên thấy mẹ Hằng không sữa soạn, tóc buông dài trong áo choàng đen làm vẽ lạnh lùng càng thêm đạm nét. Tôi vội chào để đi làm.
Đi trong hành lang bệnh viện, nhìn sang hành lang đối diện sau mấy cây bông sứ đang nỡ hoa là văn phòng Giám Đốc. Tôi thấy Tú duyên từ phòng đó đi ra. Tú Duyên gặp cậu An. Tôi cũng thẳng bước vào phòng mình. Ngày cuối tuần cũng chẳng có gì cấp bách. Lần những hồ sơ trên bàn nhận một báo cáo quan trọng từ văn phòng USAID về tiến triển xây cất bệnh viện ngoài đảo Phú Quốc đã đến giai đoạn kiểm kê chất lượng, nghĩa là tôi phải có một chuyến ra đó với họ. Họ chờ tôi chọn ngày thuận tiện. Tôi nghĩ bác sĩ Giám Đốc chưa biết vì USAID lúc nào cũng liên lạc trực tiếp với tôi. Tôi cầm lá thư lên gặp ông. Cô thư ký cho hay bác sĩ đang tiếp khách. Tôi ngồi chờ. Không lâu, khách đi ra. Khách là Tú Duyên. Tôi đã thấy Tú Duyên đi ra lúc mới đến tại sao trở lại? Tú Duyên nhìn tôi chỉ cười bảo "Chiều nay nhớ đi đón Ngọc Minh và Định". Ông Giám đốc tiếp lạnh lùng làm tôi hiểu Tú Duyên vào đây hai lần trong sáng nay để nói chuyện gì về tôi. Và đúng như tôi nghĩ: "Tú Duyên năn nỉ tôi để anh đi". Ông chỉ nói chừng đó thôi chứ không nói quyết định của ông. Tôi làm thinh, đưa cho ông xem lá thư của USAID. Đọc xong ông nói với tôi "Em thấy không, tụi Mỹ còn tin tưởng em huống chi anh". Ông còn xưng anh em với tôi nghĩa là ông không giận mình, và lá thư USAID như một đồng minh của ông. Tự nhiên tôi sợ ông ta làm áp lực với tụi USAID mà giữ mình lại thêm, lấy cớ công trình xây cất bệnh viện & Hộ Sinh Phú Quốc chưa xong. Tôi hồi hộp lắm nhưng không nói với ông tiếng nào.
Tôi đi đón Ngọc Minh và Định theo lời dặn của Tú Duyên ngay sau ngày làm việc. Thời đó xe đò Cần Thơ Rạch Giá đường sá an toàn giờ giấc tương đối không chậm trể nhiều. Tôi đã gặp Ngọc Minh rồi nên đề nghị với Tú Duyên để tôi đi đón một mình. Có lẽ Tú Duyên biết tôi tế nhị với mình, nhìn tôi cám ơn: "Anh khéo quá. Trai miền Trung có khác".
Tôi vẫn ngồi trên xe chờ khi tới bến. Chẳng bao lâu Định và Ngọc Minh bước xuống còn đang chờ hành lý. Tôi đến sau lưng "Chào Ngọc Minh mới đến".
Tôi nhìn người đàn ông dáng trung bình đeo kiếng trắng đứng bên cạnh đoán là Định nhưng chưa dám nhận. Ngọc Minh nghe tiếng tôi từ sau lưng vội quay lại không dấu được vẻ ngạc nhiên:" Ồ, anh", rồi kéo tay người đàn ông đeo kiếng trắng "Anh Định em". Tôi bắt tay Định thật chặt, cười:"Hân hạnh gặp anh". Định vồn vã: "Tụi này qua đây để phá anh đây". Định cũng vui và tự nhiên làm tôi cũng tự nhiên hơn. Ngọc Minh không thấy Tú Duyên, tuy không hỏi nhưng đang nhìn quanh. Tôi cho biết Tú Duyên nhờ tôi đón giùm vì tôi đã gặp Ngọc Minh rồi.
Định gọi tôi cả tên họ và chữ lót tôi hiểu ra rồi, họ đã nhận diện ra tôi trong tập truyện ngắn mà lần trước Trọng, bạn trai của Tú Duyên, có cầm theo. Có lẽ Tú Duyên méc với Ngọc Minh vì chỉ có Tú Duyên mới biết tên tôi. Tới nhà, Tú Duyên và cả mẹ Hằng ra đón tận cửa. Định theo tôi mang đồ đạt lên phòng ngủ nhỏ bên cạnh phòng tôi. Tú Duyên đi theo sau với Ngọc Minh: "Tối nay hai đứa mình phòng này, anh Định ngủ cùng phòng với anh". Tôi quay qua nói cho Định an tâm: "Phòng này là phòng đôi, anh có giường riêng của anh, đừng lo hai đứa ngủ chung". Tôi nói cố ý cho Ngọc Minh nghe rồi cùng cười. Tôi đã nhờ chú làm vườn kê cho một ghế bố trong phòng thư viện và nhường giường cho Định. Nhưng khi đưa Định vào phòng tôi lại thấy một giường khác đặt song song với giường tôi và mền gối trãi sẳn tươm tấc. Vậy cũng được, tôi cũng không biết ai bảo chú làm vườn làm khác ý của tôi.
Tôi đưa Định đi dạo quanh vườn trong khi Tú Duyên và Ngọc Minh lo cơm chiều. Định trầm trồ ngôi nhà xưa và khu vườn đẹp, kín đáo và yên tịnh: "Anh ở đây là hợp anh quá, tha hồ viết". Tôi cười và nghĩ Định sắp sữa nói về chuyện viết để đả động đến cuốn sách nhỏ của tôi. Tôi đánh trống lãng nói với Định "Cần Thơ có bến Ninh Kiều, tên nghe đẹp chắc là thu hút du khách?" Định đáp "Em ở quen nên không thấy gì đặc biệt có điều em muốn nói cho anh biết vì tên đẹp nên con gái bên đó có cái tên Ninh Kiều thì nhiều quá, nhiều đến nỗi trong lớp có hai ba cô cùng tên cũng là cái phiền". "Định có công nhận bất cứ thành phố nào dù xấu xí cách mấy mà có một giòng sông chảy qua cũng làm cho nó nên thơ, duyên dáng, bởi vì có sông là có bến, Cần Thơ có bến Ninh Kiều. Quê tôi có sông Thu Bồn, bến Thanh Chiêm. Đà Nẵng có sông Hàn, bến Sông Hàn, Cẩm Lệ. Huế sông Hương, bến Vân Lâu, bến Ngự, bến Đông Ba, Gia Hội. Có bến là có những chuyến đò ngang đưa đón những tà áo trắng đi đi về về". Tôi đi dạo với Định qua hàng bông sứ nỡ hoa thơm, xác hoa đầy con đường ngoằn ngoào trãi sỏi. Rồi hai anh em dừng lại dưới hàng cây Sầu Riêng trồng dọc theo bờ tường quanh vườn. Tôi hỏi Định có thích kẹo Sầu Riêng không? Vì thấy một trái Sầu Riêng đang treo lơ lững trước mặt nên tôi hỏi cho vui, không dè Định trả lời "Tụi em có đem qua một ít để mọi người thưởng thức". Tôi mĩm cười cho sự tình cờ gợi về kỷ niệm. Và đêm đó tôi thưởng thức trở lại nhiều viên kẹo sầu riêng. Tôi ngậm trong miệng thạt lâu cho đến khi nó tan thành nước, chất nước ngọt nhưng sao tôi vẫn cảm thấy bùi ngùi.
Chân Tính Hải
(Vòng Sân Cát)