NGUYỄN HỒNG - Kẹo Bột

30 Tháng Giêng 20181:39 CH(Xem: 10790)
NGUYỄN HỒNG - Kẹo Bột


Tôi về lại khu vườn của những năm tôi còn có cha. Là những năm cha còn trẻ tráng. Cha đi chiếc xe đạp, như tôi còn nhớ, chỉ có cái khung sắt gỉ, ghi đông, bánh xe và bàn đạp. Trên chiếc xe không phanh, không chuông ấy mỗi bận cha đi làm về kiểu gì cũng lủng lẳng một đùm kẹo bột. Kẹo bột cha mua đầu ngõ, nơi quán cóc dưới cây Vối cổ thụ. Lần nào cũng như lần nào, nghe tiếng dép tông cha chạm vào bánh xe kêu lạch bạch chuẩn bị dừng, tôi chẳng nghĩ được gì hơn ngoài đùm kẹo bột bọc trong lá chuối khô, mở ra thơm ấm mùi gừng. Tròn trĩnh 10 chiếc. Tôi 5 chiếc, em tôi 5 chiếc. Đôi lúc tham lam, tôi dành phần hơn vì biết em tôi còn quá nhỏ để đếm. Cha biết được lừ mắt nghiêm khắc, tỏ ý không bằng lòng. Mắt tôi cụp xuống hối lỗi, cha dịu dàng xoa đầu tôi. Đó cũng là lần cuối cùng tôi tranh phần kẹo với em.

Nhà tôi ở lẫn trong một làng chài. Cha mẹ tôi thoát ly, làm cán bộ trên tỉnh nên đi về trong ngày. Cái thời kỳ tem phiếu muôn vàn chật vật, anh em tôi uống nước làng chài, ăn chực cơm cá làng chài mà lớn lên. Tôi nhớ. Cái mùi đặc trưng của làng tôi là mùi cá nướng và mùi đường ngào gừng để làm kẹo bột. Sáng tinh sương thuyền về, người người xuống bến gánh cá. Đến trưa nhà nào nhà nấy thơm phức mùi cá nướng. Nhà không có thuyền, có lưới thì làm nghề nấu kẹo. Là kẹo bột. Thứ kẹo được nấu bằng đường, hoặc mật mía, lẫn với gừng tươi. Nấu đến khi đường chín dẻo thì đợi nguội đập lại cho kỹ. Tôi đã được chứng kiến cảnh người ta đập kẹo vào cột nhà. Cái cột nhà đen bóng sạch sẽ. Phía trên cột đóng cái đinh to tướng. Những cuộn kẹo sẽ được đập qua đập lại trên chiếc đinh sáng bóng ấy cho thật nhuyễn rồi mới cắt nhỏ ra. Sau khi cắt, kẹo được lăn qua với bột. Là một thứ bột trắng (Tôi không biết đó là bột gì). Lúc ấy, tôi đã đoán bột chỉ để các viên kẹo không dính bết vào nhau và đến giờ tôi vẫn chỉ nghĩ được thế. Có thể vì thế, người dân quê tôi gọi đó là kẹo bột. (Có nơi gọi là kẹo củi, kẹo que...). Qua con nắng buổi trưa thơm mùi cá nướng là đến mùi kẹo bột thơm lừng náo nức. Anh em tôi trong ngõ nhìn ra thấp thỏm. Cha mẹ bận đi làm nên anh em bíu ríu nhau chờ tối. Đứa lớn trông đứa bé. Tôi chẳng phải trông em vì còn có anh chị. Sau những trò chơi mệt nghỉ với đám con nít trong xóm, tôi thẩn thơ nghĩ về đùm kẹo bột cha treo lủng lẳng trước xe mỗi chiều mà phấp phỏm đợi chờ.

Tôi theo học trường làng. Ngôi trường thấp lè tè ẩn sau cây Vối. Bên kia là quán cóc cha tôi vẫn thường dừng xe mua kẹo cho chị em tôi. Đám bạn học là lũ trẻ làng chài suốt ngày quanh quẩn từ bến về nhà, từ nhà ra chợ, từ chợ về gốc Vối. Mặt đứa nào đứa nấy thò lò mũi xanh quyệt qua quệt lại nhem nhuốc. Ống áo rách tươm đến khuỷu. Quần cộc lên sát đầu gối, không sờn mông thì cũng đã vá ngược xuôi. Nhiều đứa tay còn tanh mùi cá tươi vì vừa đi hôi cá dưới nhà thuyền về. Nhiều đứa tóc ám mùi cá nướng vì phụ mẹ xếp cá vào rổ... Đứa nào cũng có việc. Xong việc thì đến trường. Được đôi đồng tiền lẻ mẹ cho thì chung nhau mua kẹo. Chiếc kẹo bột bằng đầu ngón tay mỗi đứa cắn một tý. Đứa nào tham lam cắn lẹm qua chỗ ngấn thì bị rủa ghê gớm, có khi còn bị nghỉ chơi một thời gian dài. Chẳng có sự trừng phạt nào nặng nề hơn phải lủi thủi một góc, bạn bè không cho ăn chung kẹo nên đứa nào cũng cố gắng cắn đúng phần mình. Có đứa đã nhai hết kẹo trong miệng rồi thấy ánh mắt thèm thuồng của bạn còn nhả kẹo ra chia. Miếng kẹo có lẫn mùi nước miếng của bạn còn rưng rức trong tim tôi mỗi lúc nhớ về.

Tôi xa làng bao năm, mùi cá nướng đôi ba lần tôi còn được gặp lại nhưng mùi kẹo bột ngào đường thì chỉ còn trong tiềm thức. Chẳng còn ai nấu kẹo bột nữa. Những đứa trẻ bây giờ đã quá dư thừa của ngon vật lạ nên thờ ơ với cả các loại kẹo nội, kẹo ngoại. Kẹo bột chỉ còn luẩn quẩn trong tâm trí mỗi lần tôi quay quắt nhớ quê, nhớ tuổi thơ mình.

Tôi ngồi lâu bên bậc thềm. Bậc thềm vẫn còn nguyên những khối đá xanh. Những tảng đá vuông vắn khi tôi sinh ra đã thấy ở đó. Cha bảo là của các cụ để lại. Các cụ để lại cho ông bà, ông bà để lại cho cha mẹ tôi. Nhà tranh vách nứa, những tảng đá chỉ có thể làm vật kê, làm bậc thềm để bước lên bước xuống. Nhà tôi gần cửa sông. Mỗi bận lũ về là xơ xác. Lũ đi cuốn theo hết thảy chăn màn, giường chiếu, bát đũa đến cây cối, hoa màu… Làng chài sau lũ buồn co ro vì đói. Mùi cá nướng, mùi kẹo ngọt im lìm. Chỉ có tảng đá vẫn ở nguyên đấy, sáng xanh lên thách thức. Cha mẹ tôi khổ sở vì lũ lụt nên đành phải chuyển nhà. Tảng đá nặng quá, mang theo chưa biết sử dụng cho mục đích gì nên lần chuyển nhà ấy cha tôi để lại. Người chủ mới tiếp quản cũng để nguyên thế, chẳng buồn dời đi. Có thể, họ cũng chẳng biết sử dụng những tảng đá xanh ấy để làm gì. Trong làng chài ven sông, những tảng đá ấy bây giờ vẫn là vật để kê, vẫn dùng làm bậc thềm.

Khu vườn xưa không thay đổi nhiều. Gió từ cửa sông thổi về mặn mòi. Cây Vối cổ thụ vẫn còn đứng đó, chẳng chịu lớn thêm. Mùi cá nướng than hoa thơm ngậy. Chỉ có mùi đường, mùi mật ngào gừng là vĩnh viễn không còn. Tôi ngơ ngác nhớ, lẫn trong gió sông, mùi của tuổi thơ hoang hoải tìm về.
Vùng đất Neverland chỉ có trong tiểu thuyết. Cậu bé Petter Pan cũng chỉ có một mà thôi. Chẳng ai dám từ chối trưởng thành nhưng ước mơ được trở về với tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo thì thường trực. Như ngay giờ đây, tôi ngồi giữa đất quê mà nhớ quê đau đáu. Trên bậc thềm đá xanh, tôi ngồi đong đếm mùi quê thương nhớ. Tôi nghe trong mùi cá nướng, mùi kẹo bột ngọt ngào, mùi của đói nghèo thơm thảo, tiếng đập kẹo rộn ràng, tiếng kéo lắt xắt, lắt xắt, tiếng cụ già lắc chiếc hộp nhựa lóc xóc đếm kẹo. Vẫn còn đó bạn tôi móc kẹo từ trong miệng ra chia, vẫn còn đó đôi tý kẹo sót lại trên chiếc đinh chủ nhà gỡ xuống chia cho lũ trẻ đang thèm thuồng nấp sau cánh cửa... Tôi rấm rứt nhớ. Tôi yếu đuối vịn vào. Lòng vẫn vẹn nguyên những náo nức run rẩy như lần đầu tiên đón bọc kẹo bột từ cha.

NH

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Sáu 202512:18 CH(Xem: 252)
“Bà xã khỏe không?” Phải hiểu là ông bạn vừa hỏi thăm vợ mình.
25 Tháng Năm 20255:15 CH(Xem: 523)
Ở xóm Dưng ai mà không biết thằng Đậu Đũa được ông nội nó lượm về trong một lần lên đồi cắt cỏ.
15 Tháng Năm 202512:17 CH(Xem: 370)
Người đàn ông ấy đã yêu thương tôi vô điều kiện, ôm ấp chở che tôi khi tôi ốm đau buồn bã.
11 Tháng Năm 20255:23 CH(Xem: 898)
Mẹ giơ tay nắm chặt bàn tay Chị, hai giọt lệ rất nhỏ nhưng rất long lanh ứa ra ở khóe mắt Mẹ.
05 Tháng Năm 20258:38 SA(Xem: 1154)
Vậy là Khánh Trường đã dấn bước. Anh làm chuyện mà anh trù trừ mãi, từ khi bệnh tật bắt đầu thăm hỏi anh.
25 Tháng Tư 20257:23 CH(Xem: 1270)
Ngày nay cơm Âm Phủ có mặt trong các quán ăn khắp nước.
20 Tháng Tư 20253:00 CH(Xem: 1914)
Chị du học Hoa kỳ. Chị có bằng tiến sĩ Luật và mở văn phòng luật sư tại thành phố New York mấy năm.
20 Tháng Tư 202511:05 SA(Xem: 1458)
Nhớ lại chuyến đi trên sông nước ướt át năm đó.
10 Tháng Tư 20251:23 CH(Xem: 1370)
Trong nghệ thuật tán gái có 36 kế, không biết kế đục tường vào giường ngủ của người đẹp thuộc kế nào.
31 Tháng Ba 20258:45 SA(Xem: 2391)
Hồi tưởng lại một buổi sáng nhợt nhạt. Con tàu ghé bến Hà-nội rồi. Phường phố lớn chập chùng. Đứa nhỏ bàng hoàng đi lên. Và con sông Hồng, và tiếng còi và chuyến tàu đã bỏ lại sau lưng cùng tuổi nhỏ.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 35226)
Tên thật Nguyễn Thị Ngọc Trâm, nữ ca sĩ Minh Trang là cháu ngoại của Công Chúa Mỹ Lương (tục gọi Bà Chúa Nhất,) em ruột với Vua Thành Thái. Ngày 18 Tháng Tám tới đây, bà bước vào tuổi 90 (mà,
(Xem: 32078)
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt,
(Xem: 13835)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
(Xem: 21241)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
(Xem: 10658)
màu vàng rực rỡ của dã-quỳ đã dắt tay tôi trở lại Pleiku
(Xem: 739)
Trên vòm trời thi ca Việt Nam bao la, hiếm, có một thi sĩ mang trong mình sự giao hòa mượt mà giữa tình yêu, đời sống và triết tính Phật giáo như Du Tử Lê.
(Xem: 16556)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
(Xem: 6593)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 3590)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 3947)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 20933)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9868)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 11308)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9909)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 13697)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 33112)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 22287)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 27831)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 25203)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 24156)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 22230)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19761)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 21056)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 18454)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 17353)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 27372)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 34506)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 36293)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,