HHIẾU - Thơ

22 Tháng Hai 201812:10 CH(Xem: 4578)
HHIẾU - Thơ

 

bên ngoài kẽm gai

1.
muốn viết một điều thổ tả gì đó về hàng rào kẽm gai của việt nam cộng hòa
nhưng thời hậu chiến này làm gì còn kẽm gai
mấy ông nội hồi xưa chán rừng đã bươn về phố
[tự gọi là dân tộc-kinh!]
nên nhà nước không cần xài hàng rào kẽm gai nữa
để có thể tả chân (thật) trong một luận văn tiểu học xã hội chủ nghĩa
chỉ còn rào cản
rào cản bây giờ không ai nổi danh
và t(o)ăm tiếng
bằng hàng-rào-kẽm-gai-trần-văn-thật-trước-75
thế là tôi phải viết một điều thổ tả gì đó về trần-văn-thật
tra google
chả có tiểu sử lý lịch gì ráo
còn tệ hơn võ-thị-sáu và nguyễn-văn-trỗi
chả là anh hùng cũng chẳng là liệt sĩ
tiếc quá một tượng đài đầu đường xó chợ
thôi thì
bài thơ này nhiêu đây cũng đủ cho một
hàng-rào-kẽm-gai-trần-văn-thật-trước-75.


2
chúng tôi không cần vượt biên
bởi ấp chiến lược rào cản kẻ lấn biên
và chúng tôi đã phải vượt biên
khi ấp chiến lược bị phá hũy
những kẻ phá hũy và những ai lấn biên đang loi ngoi giẫy giụa
tìm cách lết ra khỏi phún thạch đỏ
đang tràn ra từ lắm ngọn núi lửa của bức xúc
họ tưởng đó là thảo nguyên
cho những con linh cẩu cái có thể sinh đẻ những quái thai trồng người trăm năm

dòng họ linh cẩu đang đi dần đến chỗ tuyệt chủng
chúng tìm cách quay về nơi nguồn gốc đã sinh ra truyền thuyết của vô sản
bấy giờ nguồn không còn gốc cũng mất
bạ đâu ỉa đấy
trên đường hồi tịch
lại một tổ quốc huyễn hoặc
một con ma xó thù lù đầu võng cách mạng

những rào kẽm gai vây lấy tổ quốc
không thể là xiềng xích tự do, cái mà chúng ta đang đấu tranh cùng cực
cùng lúc với sinh tồn
như mọi người ngộ nhận
như kẻ đã tưởng tượng ra nó
cho là một gông cùm của một chế độ
ở đó, tôi thấy
một xứ sở bị chiến chinh tàn phá
khuôn mặt đầy sẹo của vết thương nhược tiểu
những rào cản chống ngoại xâm đầy thương tích gai góc
tại sao chúng ta không thể khoác lên nó
một ý nghĩa tốt đẹp hơn
khi bản năng tự vệ của chúng ta
ở phía trước
ngoài rào cản của ấp chiến lược
còn có hầm chông hố bom
của đố kỵ tị hiềm
lẫn ganh tỵ
một kẻ thù
không khác gì vô sản.

HHiếu

________

 

bài thơ mẹ việt-nam-dân-chủ-cộng-hòa không thể phiên dịch


bài thơ là một mụ tâm thần
ăn nói không thể phiên dịch cách bình thường
theo ngôn ngữ của văn hóa ráp nối
đầy lỗ hỏng tư duy

bài thơ là một mụ thiếu ý tứ
ăn mặc không thể phiên dịch
cách hở hang huỵch toẹt theo bản chất cơ hội
luôn bị lắm kẻ lạ dòm ngó
da thịt mỡ màu
bẩn bụi
thời con gái

bài thơ là một mụ ngô nghê
huơ chân múa tay
không thể phiên dịch theo kiểu đạo đức búa liềm
bóp vú mỗi khi lên cơn di căn cách mạng
cào cấu sồn sột dưới đáy hạ tầng cơ sở
bụng cười hả hê thống khoái
trong cơn ngứa ngáy
thời sự hay ngoáy mũi
khi nghe một bản tin quan-ngại
từ chiếc loa phường chằng chịt
thông báo

bài thơ là một mụ dị dạng
chân dung không thể phiên dịch cách mỹ thuật
theo kiểu đô thị mới
mép môi dư lề
và hàm răng thiếu trật tự vỉa hè
tuy vậy
bài thơ vẫn bị cưỡng dâm
cũng không thể phiên dịch cách phán quyết
theo kiểu tòa hình sự
thiếu nhân chứng vật chứng
và mắc chứng tự nguyện
tuy vậy
cuộc sống của bài thơ cũng không bị ảnh hưởng nghiêm trọng
cho nhiều, ở một cuồng quốc thơ
tuy vậy
lịch sử vẫn tráo trở, theo thói quen
cứ thay phiên nhau cưỡng dâm
bài thơ bị vạch trần ra rồi phân chia theo lô cho từng kẻ có công với cách mạng
trong vụ cưỡng dâm cải cách ruộng đất

sau vài vụ cưỡng dâm
bài thơ bụng mang dạ chửa
xuất bản cho lắm phiên bản
i chang cha ông
không sanh lầm thế kỷ
mà lại sanh đúng thế hệ
côn đồ hình sự
may mắn và thích hợp với hiện thực xã hội chủ nghĩa đương thời

bài thơ có vóc dáng vĩ đại của một tượng đài
của một chiếc tăng anh em vĩ đại thiên an môn
gù lưng thồ đảng
tay cầm tuyên ngôn vô sản
tay cầm lịch sử cách mạng tháng tám
chân mang dép râu ba đình giẫm nát trường sơn
đầu đội nón tai bèo
lượm được từ một đường mòn cứu quốc
và trái tim bằng thép đã tôi
thế đấy
từ thủa giao liên

bài thơ là một bà mẹ anh hùng
một danh hiệu nhà nước
được ban tặng hình của lãnh đạo đảng cộng sản
được quy hoạch và giải tỏa quyền lợi công cán
kể cả
nhúm đất từ đường
từ đó được tự do
vất vưởng trong một trật tự mới
của chế độ

tác giả bài thơ
là một tượng đài đứng đầu đường
họ Lộ
tên Liễu.


HHiếul  

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Sáu 20237:35 SA(Xem: 23)
Thế rồi tôi tiễn tôi đi/ Một vùng tịch mịch tôi về một tôi
02 Tháng Sáu 20239:32 SA(Xem: 66)
Hình như tình cũng chưa lâu lắm/ Tháng bảy xa rồi, tháng tám qua
31 Tháng Năm 20234:34 CH(Xem: 78)
Sẽ có một ngày con lớn lên để hiểu/ bố làm thơ vì không nói được gì
28 Tháng Năm 20234:31 CH(Xem: 86)
con buồn/ mẹ buồn/ con giận/ mẹ giận
25 Tháng Năm 20234:28 CH(Xem: 92)
Hoa phượng điền vào tuổi thơ/ Tháng năm, từng chùm đỏ thắm
22 Tháng Năm 20234:20 CH(Xem: 109)
cho thêm một buổi chiều/ đi em
19 Tháng Năm 20239:57 SA(Xem: 111)
Khi trở lại ngôi trường năm ấy/ Tôi tìm em một thuở xa mù
15 Tháng Năm 20233:53 CH(Xem: 133)
Em:/ "Báu vật sống" vô giá./ Anh trót khờ dại./ Lãng quên./ Từ cơn mưa mùa hạ cũ.
13 Tháng Năm 20238:19 SA(Xem: 118)
"Beethoven là thằng nào vậy? Làm sao anh có thể nhớ hết tên những thằng bồ cũ của em?”
10 Tháng Năm 202310:28 SA(Xem: 89)
ngó lại bìa tập thơ/ in năm rồi (kèm theo đây!) nó
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 31664)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
(Xem: 3237)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
(Xem: 7909)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8857)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18329)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 54)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
(Xem: 5011)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 4877)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
(Xem: 10150)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 16378)
Tại sao cả hai tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại là Mai Thảo và Nguyên Sa lại có cùng một nhận xét giống nhau về thơ Du Tử Lê
(Xem: 15970)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5803)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5697)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 6054)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6341)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26703)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18488)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 22012)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19708)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18284)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15684)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14704)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 15005)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13986)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13757)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20863)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 28147)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32288)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,