HỒ HỮU TƯỜNG - Nói về Nam Phong Tạp Chí

21 Tháng Mười 20206:31 SA(Xem: 6894)
HỒ HỮU TƯỜNG - Nói về Nam Phong Tạp Chí
Tôi sinh ở Cái Răng (Cần Thơ,) bắt đầu đọc Nam Phong vào lúc 9, 10 tuổi. Dĩ nhiên không phải tôi mua đọc. Tôi tìm thấy những tập Nam Phong ở nhà một ông cậu tên là Lý Kim Thanh, tục gọi là ‘ông Hội đồng Thanh;’ vì là địa chủ giàu có và Hội đồng nên ‘bị’ mua Nam Phong.

Hồi đó mỗi làng đều ‘bị’ mua một số; những vị cai tổng, bang biện, hội đồng cũng buộc phải mua; nhiều người lấy tiền công nho (công quỹ) mà mua.

No photo description available.

Những số Nam Phong tôi thấy ở nhà ông cậu đều chưa được ai đọc cả, mấy chị dâu của tôi nói: “Thằng Thuộc (tên của tôi) mày cứ mang về mà đọc, nếu không thì mấy chị cũng sẽ dùng mà nhúm lửa hay là đưa vào cầu tiêu.” Do đó, tôi ôm Nam Phong về nhà đọc. Đọc nhưng chẳng hiểu gì, tuy thế vẫn đọc vì tò mò thấy có nhiều tiếng mới lạ, đọc cho hết những tiếng đó. Lớn lên, nghe những bậc đàn anh phê phán thái độ bênh Tây của nhóm Nam Phong, rồi chánh tôi cũng tự nhận ra như thế, nên không đọc nữa và cho đến bây giờ, tôi cũng không bao giờ đọc lại Nam Phong vì không thèm đọc, vì gớm ghét nó.

Phải nói tôi dốt Nam Phong!

***
Lúc tôi còn thiếu niên, trong những buổi hội hè, ăn giỗ, tôi nhớ thỉnh thoảng một vài vị hương chức hội đồng có bàn về Nam Phong qua mục văn uyển mà thôi.

Tại sao đọc văn uyển? Miền Nam vẫn bị tiếng oan là đồng chua nước mặn không làm thơ văn và cũng không biết thưởng thức thơ văn. Phạm Quỳnh lúc vào Nam có nói chuyện ở Mỹ Tho đưa ra nhận định trên, nên đã bị đả kích kịch liệt. Thực ra sách văn chương quá ít, nên báo nào ra đời, dù là báo thực nghiệp cũng có mục văn uyển để đáp ứng nhu cầu thèm thơ văn, chính vì thế mà mấy người yêu văn thơ tìm đọc mục văn uyển trong Nam Phong.

Những người đọc mục văn uyển không phải chỉ để thưởng thức suông mà cốt tìm trong những bài sáng tác do độc giả gửi đăng những ngụ ý mỉa mai xỏ xiên Pháp, hoặc Triều đình, hoặc ngay chính nhóm Nam Phong mà biết là thân Tây. Còn những người có ý thức hơn chống đối Nam Phong không phải chỉ về chính trị mà cả về văn học.

Hồi 1930, chúng tôi bị cảnh sát Pháp rượt sau một cuộc biểu tình bất hợp pháp. Nhờ bạn bè Pháp tổ chức, chúng tôi sang tới Bỉ không cần giấy thông hành. Đêm đó tôi ngủ chung cùng phòng, cùng giường với Phan Văn Hùm và được anh kể lại câu chuyện chống Nam Phong ở Hà Nội nhân bàn về việc viết văn. Theo lời anh Hùm kể mà đến nay tôi còn nhớ rất rõ, lúc anh ra Hà Nội học ở trường Công chánh anh được nghe dư luận các cụ Nho chống báng Nam Phong, nhất là qua vụ cụ Ngô Đức Kế đả Phạm Quỳnh tổ chức những lễ kỷ niệm đề cao việc suy tôn truyện Kiều. Các cụ nói: “Thằng đó nó làm đĩ lại mượn con đĩ Kiều mà tự bênh vực lấy; rồi nó còn muốn kéo cả dân tộc đi làm đĩ. Phải chi người khác đề cao truyện Kiều thì không nói làm gì.”

Sau khi đã biết các cụ Nho ở Hà thành đều chống Nam Phong, anh bàn với Tuệ, một người miền Nam cùng lớp: mấy cụ chống mà ít dám nói, tụi Nam Kỳ thích gây lộn phải nói thay cho các cụ. Thế là một tờ báo được ra đời lấy tên là Le Jalon (cái móc để dóng hướng trong nghề công chánh,) nhưng viết bằng tiếng Việt nhằm chống Nam Phong về những sai lầm trong sứ mệnh mà Nam Phong vẫn tự quảng cáo là “truyền bá văn hóa,” đặc biệt sai lầm dùng chữ Hán một cách lố lăng, giả tạo, trong khi tiếng Việt đã có chữ sẵn.

Một số của tờ báo trên đăng một câu chuyện không nói rõ tên nhân vật, nhưng người đọc thừa biết là ai. Câu chuyện viết như sau: Một người đạo mạo, đeo kính trắng bước từ trường Viễn Đông bác cổ ra, coi bộ học giả, vẫy chiếc xe tay rồi lên ngồi giục anh kéo chạy mau vì quá trưa rồi. Xe kéo chạy đến gần một ngã tư thì có một chiếc ô tô sắp chạy ngang qua. Ông đạo mạo ngồi trên xe la lớn, cảnh giác anh kéo xe: “Tự động ca, tự động xa!” Anh phu xe không hiểu tự động xa là gì, lại tưởng ông khách giục kéo nhanh nên cắm đầu chạy mau hơn; tai nạn xảy ra, xe kéo đụng vào xe ô tô, nhẹ thôi nhưng cũng đủ hất cả ông khách và anh phu xe ngã lăn ra đường, ông khách đạo mạo rầy anh phu xe; anh phu xe thưa lại: “Phải chi cụ nói tiếng Việt cho con nghe, cụ bảo xe ô tô, hay xe hơi nói theo người Nam, thì đâu đến nỗi như vậy cụ ôi!”

Anh Hùm nói số báo đó bán chạy quá, là một thành công lớn, gây được trận cười khoái trá. Trong một số sau, được các cụ danh Nho mách, tờ báo lại vạch cái dốt của Phạm Quỳnh khi dùng chữ Ngữ vựng, từ vựng thay vì ngữ vị, từ vị. Chữ vựng (晕) có bộ nhật: mặt trời, bộ xa: xe, ý nói đi xe dưới ánh nắng mặt trời hoa mắt; chữ vị (彙) có bộ thĩ: đầu con thịt, quả; trái cây, ý nói đi săn, hái quả bỏ lộn xộn về nhà sắp xếp lại; vậy vị – là sắp xếp. Từ thời Huỳnh Tịnh Của, khi viết Đại Nam quấc âm tự vị đã dùng chữ vị. Phạm Quỳnh không thông thạo chữ Hán, hai chữ vựng, vị viết gần giống nhau nên đã dùng sai từ vựng.

Bài báo kết luận: xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ. Sai lầm trên vẫn còn cho đến ngày nay chứng tỏ Phạm Quỳnh đã làm hại văn hóa như thế nào. Phạm Quỳnh cũng không biết phục thiện, vì sau đó khi cho ra đời tủ sách Nam Phong tùng thư, ở cuối sách có một bảng dịch từ ngữ, Phạm Quỳnh vẫn dùng ngữ vựng.

Về chính trị tôi có hỏi Phan Văn Hùm, tại sao các cụ không đọc Nam Phong là cơ quan của lính kín? Anh Hùm trả lời. Hãng buôn đã treo bảng quảng cáo lên đó, các cụ đọc thấy là biết rồi. Hiệu đó là gì, là tên của người chung chủ bút với Phạm Quỳnh: Nguyễn Bá Trác. Sự thực theo các cụ, Nguyễn Bá Trác không phải là người làm cách mạng rồi sau ra đầu thú với Pháp như người ta vẫn tưởng, nhưng là người của Pháp gài trong hàng ngũ cách mạng để dò xét phong trào Đông Du. Đến khi bị lộ, Pháp bố trí cho Trác ra đầu thú rồi sau đó đưa ra làm văn hóa. Các cụ chỉ nhìn vào con người Nguyễn Bá Trác mà xác tín về Nam Phong là gì, của ai, nhằm mục đích nào. Chính vì thế mà sau này, Sarraut và Marty thấy trên Nguyễn Bá Trác không lừa bịp được ai, nên bỏ tên đó đi trên mặt báo.

Trở lại ảnh hưởng của Nam Phong về phương diện văn hóa, thời trước cũng như bây giờ, vẫn có vài người nói về chính trị, đã rõ rồi, Nam Phong, Phạm Quỳnh là phản bội nhưng về văn hóa còn chút công chứ. Tôi cũng đã nêu nhận xét đó với Phan Văn Hùm, anh ta bảo tôi anh cứ coi đi, trong đó nó viết trật lắm. Từ đó, tôi vẫn muốn kể tội Nam Phong về văn hóa, những sai lầm tai hại mà Nam Phong gây cho văn học nhưng không đủ can đảm đọc lại Nam Phong, tôi thực sự buồn mửa (nói theo tiếng Nam). Khi nghĩ đến phải đọc Nam Phong; tôi có nhờ Nguyễn Ngu Í nhiều lần đọc giùm kê khai những sai lầm, nhưng anh cũng không thèm làm, không ai thèm làm cả.

Bây giờ tôi xin kể một chi tiết sau cùng liên quan đến chuyện Nam Kỳ du ký của Phạm Quỳnh. Câu chuyện này anh Hùm không kể cho tôi nghe, nhưng do ông Mai Văn Ngọc, rể của Sương Nguyệt Anh và bố vợ của Phan Văn Hùm kể lúc ông còn sống.

***
Dự định thành lập một tờ Nam Phong ở miền Nam

Sau khi Nam Phong ra đời, Phạm Quỳnh được Albert Sarraut sai vào Nam thực hiện một sứ mệnh đặc biệt. Bề ngoài lấy tiếng là đi cổ động cho Nam Phong nhưng thực ra mục đích chính là tranh thủ thuyết phục nhà Nho và thành lập một cơ quan ngôn luận ở miền Nam tương tư như Nam Phong ở ngoài Bắc.

Nam Kỳ là đất thuộc địa, nhưng vẫn còn mến triều đình Huế. Năm 1907, Thành Thái vào Nam thăm dân tình. Đứng đầu đám Nho sĩ đón tiếp Thành Thái là Sương Nguyệt Anh, con gái Đồ Chiểu. Gia đình Đồ Chiểu tượng trưng cho tinh thần bất khuất của giới Nho sĩ trong Nam và đất Ba Tri quê Đồ Chiểu là trung tâm văn hóa của miền Nam. Do đó nếu thuyết phục được gia đình con cháu Đồ Chiểu cộng tác với Pháp thì kể là tranh thủ được giới Nho sĩ trong Nam. Theo kế hoạch của Sarraut, Phạm Quỳnh đi gặp Mai Văn Ngọc, rể của Sương Nguyệt Anh, giỏi chữ Nho, tiếng Pháp, mời nhận làm chủ bút Nam Phong chung với Phạm Quỳnh. Sau khi đã hội ý trong gia đình, ông Ngọc từ chối không nhận lấy cớ hay đau.

Phạm Quỳnh đi tìm Nguyễn Đình Chiêm, con thứ bảy của Đồ Chiểu, thông thạo chữ Nho, biết nghề thuốc nữa. Trong chính sách nâng đỡ một số nhà Nho không biết quốc ngữ bằng cách bổ nhiệm giáo viên chữ Hán, trả lương khá hậu để xoa dịu tinh thần chống đối của họ, Nguyễn Đình Chiêm đã được Pháp bổ làm giáo viên chữ Nho ở Ba Tri lương tháng 15 đồng. Tuy nhiên khi được Phạm Quỳnh tiếp xúc, Nguyễn Đình Chiêm cũng từ chối lấy cớ kém chữ quốc ngữ.

Sau cùng Phạm Quỳnh đành đến gặp bà Sương Nguyệt Anh, con gái của cụ Nguyễn Đình Chiểu, thông minh hơn hết và là người duy nhất trong gia đình được học quốc ngữ. Năm 24 tuổi, lấy chồng, được ba năm, chồng mất, bà thủ tiết nên thêm chữ Sương vào tên Nguyệt Anh.

Gia đình họp lại hội ý: cần có mặt, nên có thể cộng tác về phương diện văn hóa nhưng phải công khai với sự ưng thuận của Triều đình Huế. Nhân dịp Khải Định ra Bắc đến thăm Nam Phong, Khải Định sẽ soạn một bài thơ nói lên ý định hợp tác đó, bài thơ do Sương Nguyệt Anh soạn.

Thật ra gia đình đưa những điều kiện trên để cho Tây từ chối, nhưng Sarraut lại nhận. Tờ báo ra đời, lấy tên là Nữ Giới Chung. Pháp đặt Lê Đạt làm quản lý, chịu mọi phí tổn. Trong lời Phi Lộ số đầu, có xác nhận rõ, báo không bàn đến chuyện chính trị nhà nước, nhưng chỉ nhằm mục đích nâng cao mức sống của đồng bào An Nam.

Tờ báo ra được mấy số thì ngừng vì người Pháp thực ra chú ý đến tranh thủ giới Nho sĩ trong Nam, và tờ báo chỉ nói đến chuyện phụ nữ, nội trợ, thơ văn không gây được một tác dụng chính trị nào, nên thôi trợ cấp.

(Nguồn: Nguyễn Văn Trung, Trường hợp Phạm Quỳnh, trang 18-24, Nam Sơn XB, 1975)
(Từ FB Lê Minh Thuận)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Mười Một 20249:07 SA(Xem: 104)
ta không lo công nghệ số sẽ bào mòn cảm xúc của con người; ta chỉ nên lo con người không biết khai thác thế mạnh của công nghệ số để làm giàu cho kiến văn, suy tưởng và cảm xúc của chính mình.
19 Tháng Mười Một 20243:45 CH(Xem: 146)
Thủy Phủ sẽ tràn đầy lòng yêu thương và vang tiếng cười khi con người hiểu biết thế nào là tâm lành và tâm thiện!
22 Tháng Mười 202411:32 SA(Xem: 479)
Tôi thấy lớp nhà văn, nhà phê bình độ tuổi trên dưới 40 hiện nay rất đáng nể, tôi tin là họ sẽ làm nên chuyện.
10 Tháng Mười 20241:03 CH(Xem: 372)
Thơ tài tình luôn luôn hiếm hoi và thường đến từ sáng tạo của những nghệ sĩ tài hoa.
26 Tháng Chín 20244:37 CH(Xem: 266)
Màu, khối, nét, bố cục, ánh sáng đã thay ông kể mãi những câu chuyện của con người.
27 Tháng Tám 202410:07 SA(Xem: 405)
Người nhạc sĩ đã gửi vào ánh sáng một tuổi thơ biết đi đứng, chạy nhảy.
21 Tháng Tám 202410:15 SA(Xem: 522)
Bài viết sau cùng của ca sĩ Quỳnh Giao
14 Tháng Tám 20245:17 CH(Xem: 460)
Đã đến lúc phải coi biên giới là một khái niệm mở, văn hóa cũng là biên giới. Mất văn hóa là mất nước.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21392)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16121)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17782)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10484)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19024)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5294)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1980)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2593)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2374)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23699)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20142)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8973)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10064)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9345)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12520)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31972)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21632)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26780)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24182)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22993)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21132)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19050)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20278)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17793)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16851)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26087)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33370)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35672)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,