LAN TƯỜNG - Phía sau nhà văn Nguyễn Huy Thiệp có một người đàn bà không tên

27 Tháng Tám 20237:57 SA(Xem: 1174)
LAN TƯỜNG - Phía sau nhà văn Nguyễn Huy Thiệp có một người đàn bà không tên

Phía sau nhà văn Nguyễn Huy Thiệp có một người đàn bà không tên

 

Đã nhiều lần tôi có mặt ở căn nhà số 71 Bùi Xương Trạch, Khương Đình, Hà Nội để trò chuyện và phỏng vấn nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Lần nào cũng vậy, thấp thoáng dưới bếp, sau vườn nhà là bóng dáng tất tả của một người đàn bà lam lũ nhiều lo toan mà nếu không được giới thiệu, tôi tin rằng nhiều người sẽ không thể hình dung ra đó là vợ của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.

 

Dường như hễ có khách của chồng, người đàn bà ấy lại thu cho bóng mình khuất đi, như thể bà tồn tại bên ngoài cuộc đời lắm tiếng tăm của chồng mình. Nhưng thật tình cờ, hôm nay, cuộc tiếp kiến với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp không thành vì ông đi vắng. Theo lời vợ thì ông đang đi đến nhà xuất bản chuẩn bị cho việc ra mắt một cuốn sách mới, ông tâm sự với vợ mình rằng chắc có lẽ đây là cuốn sách cuối cùng để đời. Vậy là tôi có một buổi chiều trò chuyện cùng vợ nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, người đàn bà nhẫn nại không tên trong cuộc đời nhiều nỗi truân chuyên của nhà văn nổi tiếng, để nhìn thấy phía sau Nguyễn Huy Thiệp là những khoảng tối sáng khác.

 

Tôi cũng không ngờ, cuối cùng nhân vật mà tôi định viết hôm nay không phải là Nguyễn Huy Thiệp mà lại chính là vợ ông, người đàn bà không có tên trong cuộc đời Nguyễn Huy Thiệp. Sở dĩ tôi gọi vợ ông là người đàn bà không tên bởi bà chưa một lần lên báo, chưa từng bộc bạch số phận của mình khi làm vợ một nhà văn nổi tiếng, làm mẹ của họa sỹ trẻ, làm người đàn bà duy nhất trong ngôi nhà toàn là đàn ông, toàn là văn nghệ sỹ cho đến khi con trai cả của bà lập gia đình.

 

Bà dành cho tôi cuộc trò chuyện, những sự sẻ chia đàn bà thường tình, một người vợ nhiều hy sinh, một người mẹ nhiều yêu thương, lắm đau khổ nhọc nhằn. Trong một bui chiều ngẫu nhiên, tôi ngồi lặng cùng bà, và để cho những câu chuyện trôi đi miên man, nhanh đến mức tôi còn chưa kịp hỏi tên bà thì đã muộn. Tôi trở về nhà với một day dứt, không kém phần hối lỗi khi suốt cả một buổi chuyện trò tôi không nhớ ra cần phải biết tên vợ nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Định bụng sẽ về nhà, bật máy tính lên, vào Google gõ mấy chữ "Vợ nhà văn Nguyễn Huy Thiệp" chắc chắn tôi sẽ thừa đủ những thông tin cần thiết. Thế nhưng, thật ngạc nhiên khi trong hàng ngàn kết quả tìm thấy của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp thì không có lấy một dòng trích ngang, một câu khái quát hay đại khái một vài thông tin cơ bản nào về người vợ của ông. Trong khi đó, các thông tin, bài viết về con trai bà và bản thân chồng bà thì nhiều vô kể.

 

Thế mới thấm thía một điều rằng, làm vợ của một người nổi tiếng có thể bản thân người vợ cũng sẽ được hưởng lây sự nổi tiếng từ chồng, nhưng làm người phụ nữ đằng sau cuộc đời của một nhà văn dù nổi tiếng đến đâu, thì chưa chắc đã có được một cái tên trên báo, trên đài. Tôi gọi điện cho một vài người thân của Nguyễn Huy Thiệp hỏi, mọi người giật mình ngớ ra, đến lúc này, mọi người mới nhớ ra rằng hình như chưa bao giờ họ nhớ tên của vợ ông bạn văn Nguyễn Huy Thiệp mặc dù mỗi lần tới nhà, bà là người tháo vát lo bữa cơm đãi khách, lo bữa rượu cho chồng tiếp bạn bè.

 

Thật ra, vợ Nguyễn Huy Thiệp tên là Trang nhưng mọi người vẫn quen gọi bà là "Vợ ông Thiệp". Có lẽ với bà một cái tên, nào có ý nghĩa gì khi một người phụ nữ như bà đã tự nguyện làm đời một người vợ không tên bên cạnh chồng mình. Vì thế, tôi gọi bà là người đàn bà không tên

 

Nhà Nguyễn Huy Thiệp đang như một đại công trình ngổn ngang. Vợ chồng ông vừa có một sự kiện lớn, đó là bán đi một nửa mảnh vườn khoảng 500 mét để lấy tiền xây cho hai cậu con trai hai căn nhà liền kề nhau ngay trong khuôn viên vườn.

 

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã bước sang tuổi 60. Những bệnh tật khó tránh của tuổi già đã cùng nhau đến hỏi thăm sức khỏe của ông. Vợ ông kể rằng, năm 2008, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp phát bệnh tim, sau khi nhập Bệnh viện Bạch Mai, các bác sỹ lắc đầu trả bệnh án về và kèm theo lời khuyên: "Không nên mổ, mổ lúc này là chết, cứ về nhà chữa trị, sống thêm được năm nào tốt năm ấy". Khi nghe bác sỹ nói vợ chồng ông buồn lắm. Căn bệnh tắc nghẽn động mạch vành tim tới 6 chỗ đã trở thành một biến cố lớn trong sức khỏe cũng như đời sống tinh thần của nhà văn.

 

Ngoài bệnh tim ra, ông bị bệnh tiểu đường, và vi rút áctơ suốt mấy năm nay. Hễ cứ giở giời, là miệng ông lại mọc lên những cái mụn nhọt đau nhức, không ăn uống được. Sống chung với 3 loại bệnh như vậy, nếu nhà văn không có được một người vợ tảo tần, chăm sóc ông những lúc ốm đau, động viên ông chiến đấu với bệnh tật, bên cạnh ông mọi nỗi vui buồn, có lẽ Nguyễn Huy Thiệp không thể có được như ngày hôm nay.

 

Vợ ông, từng là một cô giáo dạy bộ môn lịch sử, cùng nghề nghiệp với chồng. Khi hai người cưới nhau, vợ ông còn dạy học ở Bắc Ninh, ông thì vẫn đang ở tít tận miền rừng núi của Sơn La. Con trai đầu lòng lên 3 tuổi, Nguyễn Huy Thiệp từ rừng núi trở về, ông bỏ nghề dạy học, phiêu bạt cùng số phận với nhiều công việc khác nhau như làm công chức ở Cục xuất bản Bộ Giáo dục, Công ty Sách và Thiết bị Giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục... Sau này vợ ông chuyển từ Bắc Ninh về Nhà xuất bản Giáo dục công tác để hợp lý hóa gia đình.

 

Vợ ông kể rằng, khi lấy nhau bà không lấy một nhà văn làm chồng bởi lúc đó Nguyễn Huy Thiệp chưa viết văn, chưa nổi tiếng. Khi có với nhau 2 mặt con rồi, con trai đầu đã hơn 10 tuổi, Nguyễn Huy Thiệp mới trình làng văn chương tác phẩm đầu tiên vào năm ông 37 tuổi. Càng viết, càng nổi tiếng, càng được bạn đọc chú ý, và ngay lập tức những thập kỷ 80, 90 hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp nổi lên thu hút giới văn chương và các nhà phê bình văn học. Càng nổi tiếng, ông càng đi nhiều, càng vắng nhà liên miên. Những năm tháng đó, bà và hai con trai ông sống bên lề vầng hào quang của bố, lặng lẽ tất bật lo cho các con, lo cho một người chồng nổi tiếng, có những lúc bà đã phải thốt lên với ông trong cay đắng: "Biết ông là nhà văn, tôi thèm vào lấy ông". Rồi bà kể, thằng Khoa con trai thứ hai của bà có hôm hỏi mẹ: "Mẹ ơi, nhà mình không có bố à, con sang nhà hàng xóm toàn thấy các bạn chơi cùng bố mẹ, bố nhà mình đi đâu hả mẹ".

 

Với người phụ nữ, danh vọng của một ông chồng nhà văn mang lại cho họ có lẽ cũng không nhiều nhặn gì ngoài việc chồng mình có cái tên trên văn đàn. Người phụ nữ cần một người chồng sẻ chia việc gia đình, nhà cửa; con cái, cần một người đàn ông có mặt bên cạnh khi con ốm con đau. Lúc nổi tiếng, Nguyễn Huy Thiệp là tâm điểm của báo chí, của bạn bè, giới phê bình học thuật. Thậm chí sự nổi tiếng của ông có những lúc không phải không đem lại sự phiền toái cho mẹ con bà, gia đình bà bị rơi vào thế cô lập, đồng nghiệp nhìn bà với ánh mắt nghi ngại vì là vợ của Nguyễn Huy Thiệp, hàng xóm láng giềng không dám sang nhà, chỉ sợ liên lụy vì nghe nói cái ông Nguyễn Huy Thiệp trông vẻ ngoài thì nông dân là vậy nhưng hình như lập trường chính trị tư tưởng có vấn đề.

 

Đó là những chuyện của quá khứ, của một thời ấu trĩ, nhắc lại chỉ thêm buồn cười nhưng cũng đã gieo vào cuộc sống của một người vợ cả nghĩ và tảo tần như bà biết bao muộn phiền. Giờ đây cũng vậy thôi, ngay cả khi sự nổi tiếng của chồng mình đã đi qua, mọi giá trị đã được định hình, thì bà vẫn chỉ là một người vợ lo cho chồng cho con như bao người phụ nữ khổ hạnh khác.

 

Bà Trang nói với tôi: "Chị bảo, làm vợ của một văn nghệ sỹ đã đủ khổ rồi, trong nhà tôi toàn là nghệ sỹ, hỏi làm sao tôi sướng được". Giờ đây, căn bệnh tắc nghẽn động mạch vành tim tới 6 chỗ của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp không thể mổ được nữa, bà đã chạy thầy chạy thuốc cho ông không biết bao nhiêu mà kể. Nghe ai mách có thuốc gì hay, bà đều lặn lội đi đến nơi tìm mua bằng được. Riêng việc bà tìm mua mấy chục cái đầu rắn hổ mang đất về và nướng trên than hoa, cạo cái phần da thịt rắn cháy vàng và hòa vào rượu để cho nhà văn Nguyễn Huy Thiệp uống đã là một kỳ công mà không phải người vợ nào cũng làm được. Mỗi một cái đầu rắn nướng lên, cạo ra phải mất vài ba tiếng đồng hồ. Mỗi một lần nướng khoảng 5 cái đầu rắn hổ mang đất, bà ngồi bên cạnh lò than từ trưa cho đến tận tối mịt. Nhiều lúc thương vợ, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp lại ra làm thuốc giùm vợ. Nhưng đàn ông, đang bệnh tật, mấy ai chịu nổi than lửa và ngồi miết cả mấy tiếng đồng hồ như phụ nữ được. Xót xa vợ, ông lại bảo vợ bỏ thuốc đi, đừng cố nữa. Mỗi lần vậy bà lại mắng ông dở hơi.

 

Từ sau khi uống đầu rắn, căn bệnh của ông thuyên giảm, vì thế có cực nhọc vất vả tới đâu bà cũng không nản. Đến giờ này, lẽ ra bà đã có thể nhàn thân vì các con trai đã lớn, nhưng hình như kiếp sống nhọc nhằn của người phụ nữ suốt đời lo cho chồng, cho con vẫn trĩu nặng trên đôi vai, không biết đến lúc nào bà mới có thể nhàn thân vui hưởng tuổi già.

 

Bà Trang kể rằng, vừa rồi, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đi vắng, ông vừa đi lễ ở đền Chợ Củi, thờ ông Hoàng Mười ở Hà Tĩnh ra. Từ ngày ông Thiệp bệnh, ông năng đi lễ, chủ yếu là cầu an, cầu sức khỏe, cầu sự tĩnh tại trong cuộc sống quá nhiều mệt mỏi này. Cũng vì trận ốm vừa qua mà ông mới ngớ ra, suốt 20 năm qua, ông đã sống lãng tử, không bận tâm, không để ý là ông bỏ phí mất quãng thời gian 21 năm công tác mà không được hưởng một chế độ lương bổng, hay bảo hiểm nào. Đến lúc đi viện, nhìn thấy khoản viện phí chi trả lên đến hàng chục triệu đồng ông mới tá hỏa đi xin xác nhận làm chế độ lương và cũng chỉ mới đây, sau khi nhờ các phương tiện báo chí, ông đã được hưởng truy lĩnh lương hưu với số tiền 1 tháng hơn 1 triệu đồng.

 

Cũng chỉ đến lúc bệnh tật ập tới, lần đầu tiên nhà văn mới biết tới cái thẻ bảo hiểm y tế cầm tay. Do sức khỏe giảm sút nhiều, hai vợ chồng ông đã tính chuyện bán bớt đất vườn để lo cho hai con trai hai căn nhà khang trang. Đàn ông có hai việc lớn là làm nhà và cưới vợ. Vợ chồng nhà văn cố gắng đỡ cho hai con trai của mình một việc lớn mà có khi người đàn ông phải mất cả đời để lo nổi việc ấy. Lo cho hai con được việc lớn này, vợ chồng ông bớt đi được một gánh nặng. Dẫu có bệnh tật, tuổi già mong manh, thì từng ngày, nhìn thấy các con có một mái ấm riêng tư để an cư lạc nghiệp, có lẽ đó mới là hạnh phúc quan trọng nhất đối với vợ chồng ông.

 

Chiều muộn, tôi trở về nhà mang theo nỗi buồn sâu thẳm trên gương mặt của người đàn bà có nhiều nỗi niềm riêng trong cuộc đời riêng không dễ gì chia sẻ. Mấy hôm nay, con dâu bà mang con gái về nhà ngoại, căn nhà đã quen tiếng trẻ thơ khóc cười của ông bà giờ trở nên rộng rãi và trống trải hơn. Bà Trang bảo, ông Thiệp nhà tôi cưng cháu lắm, từ ngày lọt lòng mẹ, ông bà nội bên cạnh chăm bẵm, yêu quý. Vắng con bé mấy bữa mà ông Thiệp nhà tôi ốm hơn vì nhớ cháu đấy. Khổ, mỗi lần nhớ cháu, lại lóc cóc đạp xe sang bà ngoại thăm cháu, lần nào về ông cũng khóc. Bà nói và giấu vội đi giọt nước mắt chợt trào ra. Rồi bà tong tả chạy xuống bếp xem ấm thuốc đang sắc dở cho chồng, tong tả chạy lên nhà lo cắm cơm nước để chờ chồng và các con về ăn tối. Tôi có cảm tưởng như sự vất vả khó nhọc luôn đeo đẳng người phụ nữ này như số phận đã định

 

Lan Tường

 

Có thể bạn chưa biết: Bà Phan Thị Tự Trang (1947-2020) vợ nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sinh ra ở Kẻ Vẽ, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội. Là hậu duệ của dòng họ cụ Phan Phu Tiên. Cụ thân sinh ra bà là 1 nhà Nho nổi tiếng hay chữ trong vùng đã đặt tên con gái là Tự Trang (vườn chữ).

Thời thiếu nữ đi học bà là Hoa khôi của Khoa Lịch Sử trường Đại Học Sư Phạm.

Bà Trang công tác hơn 30 năm ở Nhà Xuất Bản Giáo Dục. Rất nhiều đầu sách giáo khoa của thế hệ học trò 7x-8x là do bà sửa bản in.

Trước đây, cậu con trai thứ 2 của bà đã nhiều lần hỏi " Mẹ ơi, ngày xưa mẹ có rất nhiều những sự lựa chọn tốt hơn. Tại sao mẹ lại chọn yêu và lấy bố Thiệp con? Bố vừa nghèo vừa xấu trai"' Nếu ngày ấy mẹ lựa chọn khác đi thì có phải cuộc đời mẹ đã vui vẻ và đỡ vất vả hơn nhiều không?'

Và lần nào bà cũng chỉ trả lời 1 câu duy nhất "Vì ông ấy là NGƯỜI TÀI con ạ"

(Nguồn: FB Nguyễn Huy Thiệp)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Mười 20239:58 SA(Xem: 918)
Thơ Phan Ngọc Thường Đoan là những tâm trạng miên man buồn. Nỗi buồn, nỗi đau đớn và có cả sự thẫn thờ, cô đơn đến chạnh lòng, cô đơn đến chới với. Đọc thơ Thường Đoan, tôi nhận thấy chị là nhà thơ của sự “cô đơn”.
07 Tháng Mười 202310:30 SA(Xem: 1086)
Mùa Sen. Đang giữa mùa sen, tranh của Hòa cũng đã nở những đóa sen của tình yêu và niềm hy vọng được chữa lành, được trở lại.
30 Tháng Chín 20236:55 SA(Xem: 1067)
Phương Tấn làm thơ rất sớm. Những bài thơ có tính triết lý, suy tư về vận người mệnh nước
20 Tháng Chín 20239:34 SA(Xem: 1665)
những bài thơ chót của thi tài Vũ Hoàng Chương, vẫn như những hạt kim cương nặng trĩu tình người và mãi còn tỏa sáng.
10 Tháng Chín 20235:37 SA(Xem: 1541)
Đừng bao giờ chờ phôn của Hồ Đình Nghiêm, anh em Montreal ai cũng biết như vậy.
03 Tháng Chín 20239:45 SA(Xem: 1051)
Mặc dù được viết ra khi tác giả mới 26 tuổi, và chủ yếu nói về những năm tuổi trẻ của một đời người, song Chân Trời Cũ lại có một sự già dặn riêng.
31 Tháng Tám 20234:15 CH(Xem: 1389)
Ông Văn Cao, một người mà cả nhà tôi thích.
20 Tháng Tám 20233:14 CH(Xem: 1191)
Bấy nhiêu năm lưu lạc ở xứ người. Vốn chữ nghĩa vẫn không bị han rỉ, xói mòn.
13 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 6833)
Có thể có người không đồng ý, nhưng theo tôi, Nguyễn Ngọc Tư là hiện tượng tiểu biểu, nổi bật nhất của sinh hoạt văn xuôi Việt, 40 năm qua, kể từ 1975 tới 2015 trong số những người viết trẻ.
11 Tháng Tám 20239:47 SA(Xem: 1027)
Lâm Triết đoạt huy chương vàng toàn quốc Triển Lãm Mùa Xuân, Sài Gòn 1962.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8860)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17195)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12393)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19129)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9299)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 703)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1080)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1245)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22545)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14083)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19232)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7943)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8872)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8543)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11119)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30773)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20847)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25566)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22948)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21788)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19844)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18089)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19301)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16959)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16142)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24561)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32021)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34956)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,