BÙI THANH PHƯƠNG - Tạ Tỵ - họa sĩ tiên phong về tranh lập thể tại Việt Nam

16 Tháng Hai 20243:58 CH(Xem: 570)
BÙI THANH PHƯƠNG - Tạ Tỵ - họa sĩ tiên phong về tranh lập thể tại Việt Nam
Tạ Tỵ (1922-2004) và Bùi Xuân Phái gắn bó thân thiết với nhau từ khi các ông còn là những sinh viên trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Tạ Tỵ là một hoạ sĩ thành danh sớm của Việt Nam, có một sự nghiệp lớn trong hội hoạ Việt Nam. Ông là người tiên phong trong mỹ thuật Lập thể và Trừu tượng từ đầu những năm 1950 ở thế kỷ trước. Cuộc đời Tạ Tỵ trải qua nhiều thăng trầm gắn liền với những biến loạn của đất nước. Tạ Tỵ sinh ra tại Hà Nội năm 1922, vào Nam năm 1953, rời khỏi Việt Nam năm 1982 bằng con đường vượt biên, năm 2004 trở về Việt Nam với ước vọng sống những ngày cuối cùng ở quê mình.

Năm 1946, chiến tranh nổ ra giữa Việt Minh và Pháp. Tạ Tỵ, cùng với Bùi Xuân Phái và các họa sĩ khác, đã tham gia mặt trận Việt Minh chống Pháp. Vào năm 1948, trong chiến khu, Tạ Tỵ, Bùi Xuân Phái và Văn Cao đã tổ chức một cuộc triển lãm nhóm đầu tiên. Tạ Tỵ khi ấy trưng bày những bức tranh lập thể, trừu tượng còn Bùi Xuân Phái bày những bức tranh ấn tượng với những khu phố cổ cũ kỹ và những hẻm ngõ buồn heo hắt. Sau lần triển lãm này, các họa sĩ ít nhiều đã gặp rắc rối, khi những đợt thảo luận khuynh hướng của nghệ thuật để phục vụ kháng chiến bắt đầu, chiến dịch “phê bình và tự phê bình” được thực hiện với sự đôn đốc của một số cán bộ chính trị Trung Quốc. Bùi Xuân Phái được yêu cầu giải thích tranh phố cũ nhà xưa của ông xem có nội dung cách mạng hay không, trước một cuộc họp mà phần lớn là nông dân; ngoài những câu hỏi ngây ngô, còn có những câu được “gợi ý” bởi người tổ chức cốt làm hạ gục quan niệm nghệ thuật của các hoạ sĩ. Bùi Xuân Phái bị thẩm vấn và yêu cầu giải thích từng chi tiết trong các bức tranh, đặc biệt là phải cho biết màu đỏ được dùng trong từng trường hợp mang ý nghĩa gì

Trong hoàn cảnh đó, thật khó khăn cho người nghệ sĩ để tự bảo vệ, biện hộ cho quan điểm sáng tác của mình, họ biết rằng người đối thoại với họ đang có sức mạnh tập thể nhưng lại không có nhiều kiến thức hội họa. Vì thế, nếu muốn tồn tại, họ buộc phải chấp nhận im lặng và nhận mình đã sai lầm. Năm 1950, Tạ Tỵ rời khỏi vùng Kháng Chiến. Trước khi đi, Tạ Tỵ gặp Bùi Xuân Phái và nói "Nghệ thuật của tụi mình không thể có tiếng nói chung với tụi họ được." Và năm 1952, đến lượt Bùi Xuân Phái rời Chiến khu trở về Hà Nội.

Tạ Tỵ và Bùi Xuân Phái cùng bước vào cuộc chơi nghệ thuật trong một giai đoạn lịch sử trầm luân của đất nước, điều đó đã có tác động nhiều vào sự sáng tạo của các ông. Rồi khi đạt tới giai đoạn sung sức nhất trong sự nghiệp nghệ thuật - thập niên 60, đất nước càng ngày càng lún sâu vào chiến tranh. Một cuộc chiến triền miên, nuốt mất bao nhiêu cơ hội phô diễn cho một thế hệ tài năng thời bấy giờ. Trong suốt giai đoạn này, xem lại tranh của các tiên sinh dễ dàng nhận thấy: Nghệ thuật của các ông là sự giải tỏa ẩn ức nội tâm của con người, ý thức về sự bất lực của mình trong cuộc chiến tranh đẫm máu, dai dẳng của dân tộc.

Năm 1953, Bùi Xuân Phái đã từ chối khi Tạ Tỵ rủ ông cùng di cư vào Nam, Bùi Xuân Phái có kể lại chuyện này với tôi, và có những giai đoạn quá ngặt nghèo, ông cũng đã tỏ ra than tiếc và đổ lỗi cho số phận. Tuy tình bạn của họ phải xa cách trong thời kì hai miền Việt Nam chia cắt, nhưng Bùi Xuân Phái vẫn thường kể lại những kỷ niệm về tình bạn với Tạ Tỵ với các bạn hữu. Hiện nay trong tủ sách của tôi vẫn đang giữ cuốn sách Hội họa Tạ Tỵ với dòng chữ Tạ Tỵ đề tặng "Gửi Bùi Xuân Phái, bạn của tôi. Lần này mong bạn đừng cho mượn sách nữa, khó đòi lắm."

Năm 1979 Bùi Xuân Phái vào thăm Sài Gòn và yêu cầu Thái Tuấn đưa đến thăm gia đình Tạ Tỵ (lúc này Tạ Tỵ đang phải đi học tập cải tạo tại miền bắc. đến thăm gia đình một họa sĩ di cư vào Nam rồi trở thành trung tá đấu tranh chính trị trong quân đội Việt Nam Cộng hòa) Cử chỉ đến thăm gia đình một cựu sĩ quan tâm lý chiến của Bùi Xuân Phái lúc bấy giờ được xem là can đảm và cảm động.

Lần cuối cùng tôi chứng kiến cảnh gặp lại của Tạ Tỵ với Bùi Xuân Phái, đó là lần Tạ Tỵ được ra khỏi trại cải tạo, trước khi trở lại Sài Gòn đoàn tụ với gia đình, Tạ Tỵ đã tìm đến nhà Bùi Xuân Phái. Dáng người Tạ Tỵ cao lớn, ông đứng trước cửa nhà và gọi to khi vừa thấy Bùi Xuân Phái. Hai người bạn tay bắt mặt mừng khi gặp lại nhau sau hơn hai mươi năm xa cách. Nhưng chỉ sau những câu hỏi han ban đầu tiếp theo là sự im lặng của cả hai người. Tôi ấn tượng mãi về sự im lặng khó hiểu ấy, cả hai ông ngồi bên nhau hàng giờ đồng hồ mà chỉ lặng im và nước mắt nhòe ướt trên đôi mắt của họ...

(Trong cuốn Nhớ cha tôi, Bùi Xuân Phái)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tư 20249:47 SA(Xem: 129)
Nguyễn Đức Quang, ông đang nằm đó. Nhưng chúng tôi biết ông đang nghe chúng tôi. Ông sẽ còn nghe mãi những bản nhạc ông viết cho thế hệ này. Chúc ông thanh thản về cõi vĩnh hằng.
21 Tháng Tư 20244:20 CH(Xem: 167)
Trái tim người nhạc sĩ tài hoa đã ngừng đập vào ngày 8, tháng 12, năm 2021 hưởng thọ 73 tuổi. Rời cõi tạm, ông để lại cho hậu thế một gia tài âm nhạc đáng nể.
11 Tháng Tư 20244:08 CH(Xem: 244)
Từng xuất bản 6 cuốn sách về Đà Lạt, nhưng cuốn thứ bảy này là tác phẩm đầu tiên dành cho lứa tuổi thiếu niên.
31 Tháng Ba 20248:31 SA(Xem: 332)
Nhà thơ Nguyễn Văn Gia có đóng góp sáng tác cho Tuyển Tập Tình Thơ Mùa Thu
22 Tháng Ba 20245:31 CH(Xem: 307)
Tôi nghĩ Huy Tưởng sẽ làm thơ đến hơi thở sau cùng.
15 Tháng Ba 20243:03 CH(Xem: 456)
Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe.
09 Tháng Ba 20249:20 SA(Xem: 376)
Chúng tôi nâng cốc rượu nhớ về người đã khuất nhưng cứ ngỡ người họa sĩ thân thương vẫn quanh đây
23 Tháng Hai 202411:31 SA(Xem: 605)
Ngay cả trong những thời điểm đen tối nhất, một nhà văn như Ngô Thế Vinh vẫn có thể mang đến cảm giác hy vọng và cảm hứng.
15 Tháng Hai 20242:26 CH(Xem: 1423)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
27 Tháng Giêng 20244:29 CH(Xem: 713)
Nhân vật tôi của “Dòng sông không ra biển” là cô gái giàu trải nghiệm từ học vấn, đời sống đến chuyên môn nghề nghiệp.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8869)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17202)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12404)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19136)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9311)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 712)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1090)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1257)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22553)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14086)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19243)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7948)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8880)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8554)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11126)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30781)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20854)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25577)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22954)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21795)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19852)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18094)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19311)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16967)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16150)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24574)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32029)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34961)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,