ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Đọc "Tháng Tư Màu Nhớ" của Phạm Đức Mạnh

01 Tháng Năm 20203:56 CH(Xem: 4615)
ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Đọc "Tháng Tư Màu Nhớ" của Phạm Đức Mạnh

Sáng nay, 30 tháng 04.2020, đọc bài thơ TÔI của Phạm Đức Mạnh, nhà phê bình Nguyễn Xuân Dương đã chia sẻ trên dòng thời gian của ông, tôi còm:

Cái giá của "chiến thắng" sao mà đắt thế? đau thế?”. Tối nay, đọc nhà thơ Phạm Đức Mạnh trả lời: “Còn hơn thế Đặng Xuân Xuyến ạ. Có người may mắn vượt qua, đổi đời. Có người không may mãi chìm ngập trong nỗi đau, cơ cực không thoát ra được.”. Tôi tự hỏi: - Chả có lẽ cái giá của chiến thắng là nhục? Là tội ác? Thế thì phũ quá, mà nói thế cũng chả hẳn đúng, chả nên. Tôi không trả lời ông vì tin ông đang đau lắm, đang hận cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước” nhiều lắm. Nói đúng hơn, ông đang hận xã hội này với đầy rẫy những bất công, ngang trái, những mảnh đời sống không bằng chết đang hiển hiển trước mắt, đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trong cái xã hội đang dần mất đi những luân thường đạo lý, đang bị “tiền” - “quyền” và “côn đồ” khuynh đảo.


Chiều, đọc bài “Tháng Tư màu nhớ” của ông, tôi đã còm: “Những câu thơ như cứa vào tim người đọc!”. Và rất nhanh ông trả lời: “Để ta luôn nhắc mình đừng quên quá khứ, đừng bao giờ mất cảnh giác, thỏa hiệp,...Đặng Xuân Xuyến


”. Rất tác phong người lính: nhanh và thẳng. Tôi cũng qua đời lính, cũng đã từng cầm súng giữ biên cương, đối diện với giặc Tàu (dù chỉ vài tháng) nên thích sự thẳng thắn, dứt khoát, mau lẹ trong hành xử (trả lời bạn facebook bình luận) của ông.


Đến giờ, tôi vẫn bị ám ảnh những hình ảnh người lính sau cuộc chiến bị chế độ phụ bạc, bỏ rơi như ông đã khắc họa trong “Tháng Tư màu nhớ”: Phũ, mà đau, nhưng oái oăm lại đúng, chả ai phản bác được vì đó là những lát cắt của cuộc sống đang diễn ra và chưa biết đến lúc nào sẽ kết thúc:


Tháng Tư

những người lính kiệt sức vì đạn bom

thoi thóp sống

lết tìm nhau

nhặt mảnh vụn xuân thì đang trôi mất

hàn rỉ sét chiến tranh

bó vết thương lòng kiếm tìm đồng đội

câu: “bó vết thương lòng kiếm tìm đồng đội” đau và đắt quá. Tôi ngẩn người với suy nghĩ có phần ngờ nghệch: Sao người ta cứ rầm rộ tổ chức những lễ kỷ niệm “ngày chiến thắng”, “ngày giải phóng” làm gì nhỉ? Giá người ta hiểu được nỗi đau bị bỏ rơi, bị phụ bạc của những người lính sau cuộc chiến: “bó vết thương lòng kiếm tìm đồng đội”, để giảm bớt những ngợi ca chiến thắng, những chúc tụng làm tứa máu hàng triệu con tim người Việt không chỉ một thời ở phía bên kia chiến tuyến thì hay biết bao.

Vâng. Những người lính “thoi thóp sống/ lết tìm nhau” không chỉ để “nhặt mảnh vụn xuân thì đang trôi mất/ hàn rỉ sét chiến tranh” mà còn “bó vết thương lòng kiếm tìm đồng đội” để an ủi phần hồn của những người đã nằm xuống. Tuy không hẳn tất cả đều vậy nhưng những hình ảnh như thế lại khá phổ biển thì đau và đáng hận lắm chứ?!

Khi đọc những câu thơ: “mẹ thắt ruột chờ con/ nỗi đau tê dại/ hình viên đạn chẻ đôi găm xé vào tim mẹ/ đứa bên này/ đứa bên kia/ hết đối đầu chĩa súng vào nhau/ sao lặng lẽ không về”, tôi lặng người nhớ tới những câu thơ tài hoa của nhà thơ Chử Văn Long: “Mùa xuân về trên mộ hai người lính/ Một phía bên kia, một phía bên này/ Những ngọn cỏ gà bò lan chầm chậm/ Như những bàn tay tìm gặp bàn tay.” (Xuân về trên mộ hai người lính - Chử Văn Long).

Tôi giật mình với suy nghĩ: Chiến tranh, mãi mãi chỉ những người dân, người lính mới thấm thía tội ác của chiến tranh bởi chỉ họ mới là những người phải trả giá, phải chịu mất mát, hy sinh vì thế dù “thắng” hay “thua” thì họ vẫn là những người bị mất mát, đau khổ nên thơ của những người dân, người lính mới đau với nỗi đau của tình người, của nhân tình thế thái.

Vâng. Cuộc chiến “huynh đệ tương tàn” đã kết thúc 45 năm nhưng hệ lụy của cuộc chiến “nồi da xáo thịt” có lẽ còn nhức nhối rất lâu.

___

THÁNG TƯ MÀU NHỚ
 
Tháng Tư
đất trời rợp sắc đỏ
cờ
hoa
tiếng khóc vỡ òa màu nhớ
người qua cõi chết trở về
nổ bung nụ cười chiến thắng
non sông một dải nối liền
 
Tháng Tư
những người lính kiệt sức vì đạn bom
thoi thóp sống
lết tìm nhau
nhặt mảnh vụn xuân thì đang trôi mất
hàn rỉ sét chiến tranh
bó vết thương lòng kiếm tìm đồng đội
 
Tháng Tư
ký ức dâng tràn
mẹ thắt ruột chờ con
nỗi đau tê dại
hình viên đạn chẻ đôi găm xé vào tim mẹ
đứa bên này
đứa bên kia
hết đối đầu chĩa súng vào nhau
sao lặng lẽ không về
 
Trắng hồn khăn tang
kiếp phong trần bày lên niết bàn lạnh lẽo
mẹ thắp nén hương đắng đời sinh nở
dằn cơn vật vã cô đơn
húp cháo
chờ được phong danh hiệu
 
Tháng Tư
những ngôi biệt thự nguy nga
phơi quyền lực
giàu sang trước phố
ẩn náu gam xấu hổ
người qua vội bước chân xa
 
Tháng Tư
mùa tha thứ cho nhau
nhìn từ nhiều phía
hạnh phúc
khổ đau
ai muốn quên
ai hoài nhớ
 
Người lính
bị nhuốm chất độc da cam
ngâm đời trong bể khổ
làm sao gieo hạt tương lai
 
Ngày
sống ngồi niệm được thua
nuôi ký ức
 
Đêm
tập chết mơ chốn vô thường
chuông hồn
ru giấc thời gian cũng ám ảnh
giật mình…
 
27.04.2020
Phạm Đức Mạnh
 
Hà Nội, 20g35 ngày 30.04.2020
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười 202010:31 SA(Xem: 5412)
Những câu thơ đẫm lệ với xám xịt màu hy vọng tình yêu của Nguyễn Tấn Thành thật có sức ám ảnh người đọc:
23 Tháng Mười 20202:08 CH(Xem: 3816)
Kì thực, cái “giả” trong tiểu thuyết khi được chiếc đũa thần của nhà văn gõ vào thì thật hơn cái “thật” ngoài đời.
31 Tháng Tám 20204:01 CH(Xem: 5055)
Ngoài tình yêu đôi lứa, NAB còn dành cho mẹ, cho quê hương, cho trường cũ tình yêu và nỗi nhớ cũng nồng nàn không kém
10 Tháng Tám 202010:52 SA(Xem: 3845)
Đọc tác phẩm Hành trình Đất và Nước, chúng ta có thể theo chân anh qua các vùng miền, các địa danh mà anh có dịp đặt chân đến
05 Tháng Sáu 20202:59 CH(Xem: 6581)
Qua những trang thơ, người đọc có thể tìm thấy khung cảnh, trạng thái, âm hưởng, tính chất, thời khắc, bằng thứ ngôn ngữ không thỏa hiệp, thậm chí hằn học, kinh tởm:
14 Tháng Tư 20206:02 SA(Xem: 4440)
Độc giả nào muốn đọc thêm các sáng tác của Đỗ Lê Anh Đào, xin vào trang mạng Da Màu (damau.org): https://damau.org/author/dzoleanhdao
06 Tháng Tư 20207:43 SA(Xem: 4833)
TRẦN YÊN HÒA hơn năm mươi lăm năm THƠ là tập thơ phản ánh tâm trạng của nhà thơ qua nhiều thể loại thơ khác nhau.
25 Tháng Hai 20203:24 CH(Xem: 4947)
Chất Huế, tính Huế, vị Huế và hồn Huế bao trùm trong hầu hết các truyện, từ địa danh, nhân vật cho đến tâm tình và cung cách ứng xử.
19 Tháng Hai 202010:00 SA(Xem: 4899)
MƠ KHÚC 40 NĂM được chọn làm tựa thi tập, là bài thơ dài theo thể tự do, bài thơ cuối cùng khép lại tập thơ, được hồi niệm từ năm 1978 đến 2018.
30 Tháng Giêng 20206:04 SA(Xem: 5421)
Mặc dù là một nhà-văn-không-thẻ, trong năm năm qua, có thể nói, Trần Bảo Định đã lập “kỷ lục” về viết và xuất bản sách.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8926)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17241)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12437)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19171)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9342)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 749)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1115)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1282)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22603)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14132)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19277)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7985)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8920)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8578)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11172)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30813)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20887)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25618)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22997)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21831)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19901)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18146)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19341)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17000)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16177)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24621)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32075)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34983)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,