NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH - Thơ

27 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7948)
NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH - Thơ


Ngày Chan Hòa
 
Là mặt trời rạo rực phương đông lên
Là vỡ chìm khao khát. Pha lê đêm
Thời khắc tan nghìn sao khuất núi
 
Bỏ xuống như mây vạt ngày rất nhẹ
Có đuôi mắt lá đưa thầm
Ta cũng thế. Chút hồng khe khẽ
 
Chạy mướt gió khuông trời tơ lụa
Bổng trầm những nốt nhạc bay cao
Đàn chim ấy chưa một lần bỏ phố
 
Phố lao xao khua mùa lá mới
Nói với nhau bàn tay nhỏ reo chuông
Gọi người về. Ban mai vừa tới
 
Nói riêng mình. Ấm ngọt giữa môi tan
Ấm như thể thu nghìn giọt nắng
Nở như bông phố ngọt trưa hồng
 
Cúi xuống nhẹ vai ngày run mắt gió
Gọi nhau về. Nhà ai vừa khép cửa
Sắc rơm chiều. Rất dịu. Rồi tan
 
Rồi như mơ như mơ. Bay vào chiêm bao
Nỗi mê hoặc muôn đời giấc ngủ
Một điều gì nghe tựa tiếng xôn xao
 
Đừng tan nhé cho thầm thì gần lại
Trái tim này mỏng lắm như gương
Sợ vỡ những lần thao thức dậy
 
Là thức dậy vô cùng biết thế
Ngó chung quanh ngó đất nhìn trời
Sợ hụt hẫng nên ôm vào rất vội
 
Là tôi là tôi là tôi
Như viên đá lạnh trong ly nước
Sống tận cùng. Chắc thế. Đã tan ra
1.2015
 

 
Tượng Đêm
 
1. 
Đêm hôm qua dường như chưa tan
Bóng ẩm ướt trên đường sâu cắn lá
Những lời dang dở nói không ra
 
Bướm thoát ra từ một loài sâu tối
Là ai. Động cỏ dấu chân đêm
Trong bóng tối ngập ngừng bóng sáng
 
Dấu chân đêm mọc lên hình nhân
Tim vừa đập. Bàn tay vừa ấm
Vừa bên người, vừa đã xa xôi…
 
Dấu chân đêm im lìm bóng đứng
Ăn vào khuya bén rễ châu thân
Mới sớm mai đã rêu lên mầu tượng
 
Tượng may ra còn nhịp tim phấp phỏng
Dợm chân đi hình nhân của bóng
Nơi xum xuê hình ảnh một ban mai
 
2. 
Thảng thốt chiều đứng lại
Như ai vừa gọi phía bình minh
Ôi thương quá bóng vừa lên thơ dại
 
Dại con bóng theo người mải miết
Đi về đâu cuối trời biền biệt
Nặng chân ngày hình bóng phôi pha
 
Mỗi bước qua trở lòng hóa đá
Bóng thương hình mỗi ngày mỗi lạ
Đường rất dài và đến. Rất xa
 
Bóng cũng cũ theo người già năm tháng
Lòng ai bấc lụn xuống đêm thâu
Khuya bốc mộ chiêm bao còn ảm đạm
 
Tội con mắt mấy đời lệ hạt
Hai dòng đi kéo nụ đười ươi
Bóng ngửa mặt xót hình nhân dị dạng
 
Cơn nhớ bao lần đau lột xác
Vết già kham nữa vết thương xanh
Hình vỡ bóng một niềm đau đã khác
 
Đầu thai tượng mở mắt trời xanh mướt
Biết tìm đâu cái bóng lung lay…
Thôi có khóc cũng xin đừng ngó xuống
 
(tập thơ Ký Ức Của Bóng, 2013)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 24729)
Trời không mưa áo em đâu có ướt / Chỉ ướt lòng em: Cô gái nhỏ của anh! / Em ngả vào anh mà hình như có khóc…
21 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 20323)
Tên đồng nghiệp Mexican đã giới thiệu trước về hắn lúc tôi còn ở Mỹ. “Kém mày vài tuổi. Lịch thiệp. Chịu chơi. Thích đọc, viết.” “Không cần lịch thiệp. Cần lương thiện. Bảo hắn đón tao ở bến cảng”.
20 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 25237)
Mùa xuân thế mà đã bỏ ta đi mười năm/ gần bốn ngàn ngày thời gian thành nỗi nhớ/ gần bốn ngàn ngày không gian biết bao đổi thay làm bỡ ngỡ/ mà màu áo xưa chẳng lạ bao giờ ./
19 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 26017)
Khi tôi gọi em bằng mắt, đêm hun hút quay đầu/Tôi gọi em bằng lời,/ Tiếng thảm thiết mất hút trong bóng tối/ Thân rã rời. Hồn bỗng hóa hư hao
18 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 21077)
Nếu đừng bị tù và trù dập, Bùi Ngọc Tấn rất có thể là nhà văn theo chủ nghĩa lãng mạn. Những đoạn văn hay và cảm động nhất là những đoạn Tuấn nói về tình yêu với Ngọc, vợ ông, đặc biệt là cảnh hai vợ chồng tắm dưới ánh trăng ở một nhà kho trong rừng. Nếu ngại chiều dài hơn 700 trang của quyển sách xin độc giả nên đọc ít nhất là chương 26 và hai chương cuối là những chương rất tuyệt vời.
17 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 27817)
Anh nhớ em gầy đi như phố cổ/ Như mùa thu kiễng chân ôm Hà Nội
16 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 20389)
Khi nói đến cải lương , đối với người miền Nam cũng như người miền Bắc đều nghĩ đến bài Vọng cổ trước tiên . Nhưng ít ai biết đến xuất xứ, hình thành, và diễn tiến của ngành nghệ thuật sân khấu đặc biệt của miền Nam nầy . Trong phạm vi bài này tôi sẽ lần lượt đề cập đến nguồn gốc của hai chữ « Cải Lương », quá trình, hình thành, và cấu trúc dàn nhạc và bộ môn bài bản .
15 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 22036)
Thơ anh không dễ đọc và cũng không dễ hiểu. Song, đọc đi đọc lại ta mới thấm cái sâu xa lí lẽ con người trong cuộc tồn sinh. Anh muốn đi đến tận cùng của sự việc - Mà thơ ca đạt đến độ này thực khó!...
14 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 25887)
Mưa đen: nhầu/ký ức, tôi sông về thúc thủ, sóng bồi dịch kinh nằm nghiêng
13 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 21234)
Khởi đầu của triết học là hoài nghi. Trong đời sống, sự không bằng lòng, bất mãn với tình trạng hiện tại là bước khởi đầu cho cái mới. Sự đau khổ là điều kiện bắt buộc cho bạn trưởng thành, thất bại là những ngày chuẩn bị, lẫn lộn, phân vân, thậm chí cay đắng giận dữ trước những giá trị bị thách thức, là cánh cửa sắp được mở bật ra.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8914)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17234)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12423)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19157)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9334)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 742)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1112)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1276)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22592)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14127)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19271)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7979)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8917)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8573)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11166)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30812)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20879)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25615)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22989)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21826)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19892)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18133)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19335)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16993)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16173)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24617)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32071)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34982)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,