Trò Chuyện Với Nguyễn Trọng Tạo (Hai)

19 Tháng Tư 201012:00 SA(Xem: 12629)
Trò Chuyện Với Nguyễn Trọng Tạo (Hai)

blank















Jennihoang
 Thưa anh, cái phút ban đầu anh khám phá ra mình là nhà thơ là vào lúc nào và nó như thế nào? Nó có phải là vào một đêm mưa gió bão bùng không? 

Nguyễn Trọng Tạo: Tôi không nhớ rõ, nhưng có lúc tôi đã viết về “sự cố” đó thế này: 

NGHIỆP VÀO THÂN 

Hồi nhỏ tôi học giỏi toán, từng đỗ đầu vào lớp 8 chuyên toán của tỉnh, nhưng do địa phương "làm chậm" thủ tục nên tôi không vào học ở đấy. Tuy nhiên, điểm văn hàng năm của tôi vẫn không thua gì điểm toán (5/5), và thầy dạy văn vẫn thường giao cho tôi phụ trách một số buổi ngoại khóa văn học cho lớp hoặc toàn khối. Có lẽ thầy giáo đã phát hiện ở tôi có một năng khiếu gì đó về văn học chăng? 

Lúc ấy, tôi không ý thức về năng khiếu văn học của mình. Nhưng từ nhỏ tôi vẫn ham đọc sách. Con mọt sách là tôi đã gặm hầu hết tủ sách của cậu (bố) tôi còn sót lại sau cải cách ruộng đất, chỉ trừ những cuốn chữ Nho và chữ Pháp thì cậu tôi phải kể lại cho tôi nghe. Tôi gặm nhanh những cuốn sách mới mua về cùng với những cuốn sách mượn được của bạn bè, có cả những cuốn sách chép tay mà sau này tôi mới biết là sách của Tự lực Văn đoàn, loại sách đặc biệt bị cấm kỵ lúc bấy giờ. Nhưng chủ yếu là sách truyện, còn thơ thì hầu như rất ít. Vả lại, tôi ít thích những bài thơ trong sách giáo khoa, đại để như "Hà Nội có cầu Long Biên - Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng" quá giản đơn, hoặc những câu khó hiểu đến kỳ quặc như "Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt - Đảng ta đây xương sắt da đồng" của Tố Hữu... Những thứ thơ ấy làm tuổi nhỏ của tôi bị dị ứng. May thay, trong tủ sách của cậu tôi còn một cuốn sách cũ đã rách bìa và mất mấy trang đầu, viết về thi sĩ Hàn Mặc Tử. Những câu thơ, bài thơ được trích dẫn ở đây khiến tôi bàng hoàng như bị một ma lực kỳ diệu cuốn hút. Thơ và cuộc đời Hàn Mặc Tử thực sự ám ảnh tôi. "Người đi một nửa hồn tôi mất - Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ". Tôi lấy sổ tay chép lại những bài những câu tôi thích. Đến câu: "Bây giờ tôi dại tôi điên - Chắp tay tôi lạy cả miền không gian" thì hình ảnh thi nhân hiện lên trong tôi đầy thương cảm. Nước mắt tôi ứa ra. Tôi thẫn thờ suốt buổi chiều như người nhiễm bệnh. Đêm hôm đó tôi không học bài được. Và đúng là bệnh thi sĩ đã nhiễm vào tôi. Thế là nỗi ám ảnh về Hàn Mặc Tử, về kiếp thi nhân đã trào ra đầu cây viết của tôi, đứa trò nhỏ của người thầy tự chọn. Bài thơ của tôi được viết ra không có đầu đề: 

Tôi nằm nhoài giữa ánh trăng
Lưng tôi thảm cỏ rối hăng hương nồng
Bạn ơi, trăng hóa dòng sông
Tôi như thuyền nhỏ trôi trong nỗi niềm 

Bây giờ tôi dịu tôi hiền
Biết đâu tôi dại tôi điên bao giờ
Mai sau tôi chết trong thơ
Hay là thơ chết bên bờ hồn tôi
Trăng trên ngọn liễu trăng ngồi
Tôi trên ngọn liễu tôi rơi bây giờ 

Bạn ơi, trăng quá ngây thơ
Còn tôi cằn cỗi già nua thế này
Bao giờ tôi hóa làn mây
Hẳn tôi muôn thuở sum vầy cùng trăng… 

Tôi đưa cho cậu tôi đọc. Cậu tôi hỏi: "Con chép ở đâu ra đấy?" Tôi thưa:"Con đọc cuốn Hàn Mặc Tử rồi con làm". Cậu tôi "à" một tiếng, rồi đọc lại bài thơ. Xong, ông nói: "Con làm thơ lục bát được đấy. Học Hàn Mặc Tử nên có những ý lạ. Nhưng thời nay người ta không thích loại thơ này đâu. Cất đi. Nhưng khi nào thích làm thơ thì con cứ làm cho vui, chứ thành nhà thơ thì khổ lắm. Cổ kim có nhà thơ nào sung sướng gì đâu. Hàn Mặc Tử tài là thế mà đâm bệnh chết. Cụ Nguyễn Du nói rồi: "Đã mang lấy nghiệp vào thân - Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa". Tôi hiểu là ông vừa can ngăn vừa khuyến khích tôi. 

Mười năm sau tôi in tập thơ đầu tiên và mang về tặng cậu tôi một cuốn. Ông mừng lắm, thưởng cho tôi một chén rượu. Đọc xong tập thơ, ông hỏi: "Sao không thấy bài thơ lục bát anh làm hồi còn đi học?". Tôi giải thích: "Hồi đó cậu bảo con cất đi, bởi người ta không thích loại thơ ấy mà. Về sau con thấy cậu nói như vậy là đúng, nên con không đưa in đâu cả". Cậu tôi lại "à" lên một tiếng rồi nói: "Thôi thì cứ phải tùy thời. Rồi cũng có lúc in được đấy". 

Mấy tập thơ sau đó, tôi đưa bài thơ ấy đều bị gạt ra. Mãi đến năm 1989 nó mới được in trong tập thơ Gửi người không quen của tôi. Đấy là lúc văn học đã bước qua thời "Đổi mới". Nhưng cậu tôi không còn sống để được đọc bản in bài thơ đầu tiên của tôi, ông đã yên giấc 12 năm trước đó.

 
truonglapnng Những nhà thơ trẻ sau này hình như họ lấy cái táo bạo, để hơn nhau, càng loạn càng táo tợn càng hơn người, càng vô luân càng bay cao. Ông có nghĩ thế không? 

Nguyễn Trọng Tạo: Sao lại “càng vô luân càng bay cao” được nhỉ? Cái gì cũng có quy luật của nó, có giá trị thẩm mỹ (hay đạo đức) của nó. Nếu không, thế giới sẽ loạn, văn chương sẽ loạn. Ý bạn muốn nói rằng, văn chương thời nay đang “loạn chuẩn”? Quả cũng có vậy, nhưng nếu chịu lắng lại chút, chờ đợi chút thì thế giới lại “đâu vào đấy” cả thôi. Đừng nôn nóng hỡi các bạn trẻ. Nghệ thuật hay sự phát triển tài năng không thể “đốt cháy giai đoạn”. Sự táo tợn của tuổi trẻ là cần thiết. Sự bức xúc của tuổi trẻ trong sáng tạo là cần thiết. Nhưng, “hãy đợi đấy”. Đừng tưởng bơi qua ao là bơi qua được Thái Bình Dương. 

Nhiều bạn làm thơ trẻ đã nhận biết được mình thực sự là ai sau cơn bột phát tài năng từ năng khiếu. Nhưng không ít bạn trẻ đã ngộ nhận tài năng và phải trả giá đắt. Đó là bi kịch của ảo tưởng. Hay hiểu cách khác thì đó là sự hợm hĩnh kiêu ngạo, coi thường nghệ thuật, coi thường công chúng.


ngthitrtrang Thưa ông, ông có đọc nhiều những tác giả Miền Nam? Tác giả đã ra nước ngoàỉ Lần đầu tiên ông đọc văn chương Miền Nam, cảm giác của ông thế nào? 

Nguyễn Trọng Tạo: Tôi đọc khá nhiều “tác giả miền Nam”, nghĩa là tác giả Sài Gòn trước 1975 cũng như các tác giả Việt hải ngoại sau đó, cũng nghe nói có người nổi tiếng lắm nhưng tôi chưa được đọc. Tuy nhiên, đọc các tác giả miền Nam trước 1975 lần đầu tiên, tôi có cảm giác ngôn ngữ văn chương của họ bị cũ. Cũ về cách dùng từ. Hình như những năm 1960 – 1970 họ dùng nhiều từ của thời tiến chiến, thời thơ mới, nhiều từ Hán-Việt. Ngay cả Vũ Hoàng Chương trước tôi thích nhưng đọc những sáng tác về sau lại thấy cũ. Lúc đó ở miền Bắc đã qua thời văn chương bình dân mới, đến sự thách thức của nhóm “Nhân văn Giai phẩm”, thời “bác học xô bồ” thời chiến tranh, rồi đến lượt các nhà thơ “thế hệ chống Mỹ” cách tân… Cũng cựa quậy lắm, cũng đồng quan niệm với nhóm “Sáng tạo” cả thôi, nhưng muộn hơn. Đặc biệt sau 1975 thơ miền Bắc táo bạo cách tân hơn phía Nam. Một hồi người ta nói “Văn Bắc báo Nam” cũng có nguyên cớ gì đó. Cái cảm giác “văn Sài Gòn cũ” nó ám ảnh tôi hơi bị lâu. Ngay cả Bùi Giáng là người tôi thích, tôi vẫn cảm giác ngôn ngữ của ông bị cũ. Vì thế, cái gì thích của ông thì tôi rất thích. Ngược lại cái gì tôi không thích thì rất… không thích. Có lẽ thời đó, không nhớ rõ lăm, tôi thích thơ Nhã Ca, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, đặc biệt Nguyễn Bắc Sơn đầy cá tính. Thích tiểu luận Mai Thảọ Về sau thích Võ Phiến khi ông viết cuốn Văn học miền Nam. Du Tử Lê thì tôi thích khoảng sau hơn. Có điều lạ, không hiểu sao trước 1975 tôi lại rất thích lời ca trong ca khúc Trịnh Công Sơn hay truyện ngắn Bình Nguyên Lộc. Nó có gì đó rất mới, mà không xa lạ. Có thể chủ nghĩa hiện sinh ảnh hưởng vào Sài Gòn tức thì, một ít người “hợp tạng” thì tiếp thu được, còn thì bị quá thái hoặc ngô nghê. 

Nhưng giờ thì mọi việc đã khác. Văn học đã đi con đường đầy đa dạng và phức tạp. Văn Bắc, văn Nam hay văn hải ngoại không còn phân biệt nữa. Nhưng có một xu thế gần đây khiến tôi rất lo ngại thực sự là: văn chương đang quay về “bình dân hóa” kiểu Phonclo. Đấy là sự đi ngược xu thế phát triển của văn chương – từ dân gian tới bác học. 
 

Johnny Thỉnh thoảng cháu có đọc bài chú trên báo nước ngoài. Chú đăng bài như vậy, chú gặp khó khăn không? 

Nguyễn Trọng Tạo: Câu hỏi này có vẻ quan tâm cho vận mạng chính trị của tôi lắm. Nhưng bạn yên tâm, bởi tôi là tôi chứ không phải tôi là đài báo của nước nào cả, phe nào cả. Cách đây gần 20 năm, chị Thụy Khuê, nhà bình luận văn nghệ xuất sắc của đài RFI có hỏi tôi như thế, và tôi đã trả lời chị ấy rất vui: Chị nghĩ tôi là cái loa của đài chị hay đài Hà Nội sao? Cám ơn bạn, và hãy tin như thế.

 

Hà Nội, 19.4.2010

NTT

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 6399)
Hiển nhiên là Thần Chết đang chĩa họng súng bắn tỉa vào tôi (đã gần 80 tuổi). Nhưng tôi bảo ông ta: Khoan cho mình ít năm. Mình còn một số việc phải làm. Mong là ông ta chấp nhận lời đề nghị của tôi
01 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 4464)
Xin ông vui lòng cho biết, một ngày sống của ông ở Pháp diễn ra như thế nào?
28 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 5103)
Là một nhà văn trải qua quá nhiều hoạn nạn như ông, ông có tin số mệnh không thưa ông Vũ Thư Hiên?
24 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 5259)
Thưa ông Vũ Thư Hiên, nếu hoàn cảnh thay đổi đủ để ông có quyết định trở về quê hương thì việc gì ông sẽ làm đầu tiên khi đặt chân xuống Hà Nội, thưa ông?
22 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 4878)
Ông có thể kể sơ về đoạn đường ông ra nước ngoài không?
17 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 4716)
Khi ông ra nước ngoài, ông có gặp những người nhìn ông bằng con mắt nghi kỵ không?. Trong trường hợp có, ông nghĩ gì? Có buồn không? Và ông xử sự thế nào?
14 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 5983)
Người ta nói: trong sự thành công của một người đàn ông bao giờ cũng có một người đàn bà ở đàng sau. Trong trường hợp ông người đó là ai (xin lỗi vì tò mò).
03 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 4151)
Với kinh nghiệm viết văn của ông thì kỹ thuật chiếm bao nhiêu phần trăm vào sự thành bại của một truyện ngắn cũng như truyện dàỉ.
27 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 5676)
sự thật trong văn chương và sự thật trong đời thường có phải là một?
18 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 5414)
Thưa ông, ông có thói quen lập sẵn một cái tạm gọi là dàn bài cho một sáng tác dù ngắn hay dài của ông không?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8926)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17242)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12437)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19171)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9342)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 749)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1115)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1282)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22603)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14132)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19277)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7985)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8920)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8578)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11172)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30813)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20887)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25618)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22997)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21831)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19901)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18146)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19341)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17000)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16177)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24621)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32075)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34983)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,