Trò chuyện với nhà văn Văn Quang (Kỳ 10)

22 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 5488)
Trò chuyện với nhà văn Văn Quang (Kỳ 10)

04-_manh_dan_thai_dnmau-content-content


Lưu Trí Đạt

Là một quân nhân, khi viết những truyện về lính, ông có bị một áp lực nào ở trên không? Thí dụ sự kiểm duyệt ngầm của các sếp, hay có một áp lực từ lương tâm, thí dụ ông đã che dấu những điều không nên nói, có thể làm ảnh hưởng đến quân đội, tập thể nơi ông đang phục vụ. Về chế độ kiểm duyệt hồi đó, những tác phẩm của ông có bị cái kéo của kiểm duyệt không? Nếu có ông có thể nói cụ thể là tác phẩm nào?

 

Nhà văn Văn Quang trả lời:

Câu hỏi của ông sâu sắc lắm. Ông “khai thác” đến tận cùng tâm tư của tác giả. Trước hết tôi cần phải nói ngay rằng ở trong Quân Đội VNCH trước đây không hề có chuyện các “sếp” can thiệp vào cuộc sống riêng tư của người khác, nhất là trong lãnh vực “làm văn nghệ” nói chung. Thế nên tôi không bao giờ chịu áp lực nào về sự kiểm duyệt từ các vị chỉ huy của tôi. Cũng chẳng bao giờ các “sếp” ngỏ ý phê bình những gì tôi viết dù đăng báo dân sự hay báo quân đội. Trừ khi sếp cũng là bạn, chúng tôi mới bàn luận đến tác phẩm của nhau.

Về áp lực từ nội tâm, không tránh khỏi bạn ạ. Viết về cái tốt hay cái xấu đều khó như nhau. Viết về một nhân vật tốt quá sẽ trở thành những ông thánh. Viết xấu quá có thể sẽ chỉ tỏ rõ lòng thù hận không đáng có. Những điều đó trở nên không thật. Tất nhiên là quân nhân, tôi phải yêu quý, trân trọng tập thể ấy. Phải ý thức được cái gì gây ảnh hưởng không tốt cho quân đội.

Khi đặt một vấn đề nào đó, đều có mặt phải và mặt trái của sự việc. Thí dụ nói đến đời sống quân nhân, nói đến sự hào hùng anh dũng, tình yêu quân ngũ, tình yêu đồng đội không thôi là chưa đủ, có thể coi là phiến diện. Quân nhân không phải là những ông thầy tu và cũng không ai thập toàn cả. Cho nên vẫn có những cái không tốt hay nói thẳng ra là những cái xấu (cái xấu tầm thường và bình thường) của con người như lòng ghen ghét đố kỵ, sự hợm hĩnh kiêu ngạo... Vậy nói bao nhiêu, nói thế nào cho đúng... Đó là thứ áp lực của lương tâm người cầm bút như bạn nói. Tôi đã hết sức cố gắng gạn lọc để nói được một phần trong tác phẩm của mình. Điển hình như trong Chân Trời Tím, bên cạnh những nhân vật như Phi, như Điền còn có nhân vật như ông Minh. Và tôi cũng đã nói chung khi quân đội bị lôi kéo vào những chuyện có tính chính trị, phe phái. Trong một cuộc đảo chính, “quân ta bắn quân mình”, tôi đã khẳng định: “QUÂN ĐỘI KHÔNG PHẢN BỘI AI CẢ, CHỈ CÓ NGƯỜI TA LỢI DỤNG QUÂN ĐỘI MÀ THÔI”. Xin ông đọc đoạn cuối trong CTT đang đăng trên báo Người Việt - Cali. Tôi đã nói được một phần tâm tư của mình và hy vọng đó cũng là tâm tư của rất nhiều đồng đội của tôi.

Tuy nhiên, tôi cũng thành thật thú nhận với ông là áp lực này luôn đè nặng lên con tim người cầm bút. Đôi khi đặt một vấn đề nặng quá sẽ làm mình ân hận. Đặt nhẹ quá thì không đủ. Áp lực đó sẽ là lâu dài.

Về lưỡi kéo kiểm duyệt của Bộ Thông Tin hồi đó cũng tùy giai đoạn, tùy đối tượng phải cắt bỏ nhiều hay ít thôi. Truyện của tôi thường là những tiểu thuyết tình cảm nên thường chẳng có gì đáng phải kiểm duyệt. Cả đến những phóng sự và tiều thuyết phóng sự của tôi cũng là những sự thật được phơi bày nên không bị lưỡi kéo cắt xén. Vả lại hồi đó đôi khi gặp “trục trặc”, tôi cũng có thể giải thích, tranh luận với người kiểm duyệt nên mọi chuyện đều có thể “thông qua”.

 

Cô bé khôn vặt

Thưa chú, cháu có hai câu hỏi:

a. Những cuốn truyện được quay thành phim của chú, thế nào mà chẳng có chuyện bên lề thú vị. Ai mà chẳng tò mò muốn biết những chuyện đó (cháu mà hỏi câu này thì có nhiều người thích lắm). Bây giờ chuyện đã qua lâu rồi, chú kể đi (để nhờ chú mà mọi người cám ơn cháu). 

b. Thưa chú cháu nghe nói, các nhà văn, nhà thơ thường bày tỏ, trang trải cõi lòng của mình qua những nhân vật trong tác phẩm của họ. Những tình tiết trong truyện đôi khi cũng là ước mơ...không đạt của họ. Chú có vậy không? Nếu có chú chú "chỉ" cho cháu đoạn nào? ở đâu? nhân vật nào? Chú có dám trả lời thật không? chú có ...s..ợ...CÔ không?

 

Nhà văn Văn Quang trả lời:

a/ Cái nick name của cháu sao mà đúng quá vậy? Chú là người có truyện để các hãng phim mua bản quyền quay thành phim chứ chú có phải là nhà sản xuất phim đâu. Chỉ có vài cuốn phim, chú đi theo để giúp đỡ đạo diễn về những đoạn có liên quan tới quân đội hoặc bạn bè rủ thì đi cho biết hoặc làm một cái phóng sự ngắn vậy thôi. Những chuyện bên lề chú cũng chỉ biết ít thôi, song nay cũng quên nhiều rồi. Cô bé khôn vặt “tha” cho chú đi. Chú kề cho cháu nghe một chuyện vui thôi nhé.

Hồi chú Hùng Cường nhận đóng vai chính trong phim CTT, hôm gặp chú ở khách sạn Continenal, nơi quay phim, chú Hùng Cường ghé tai chú nói nhỏ: “Anh ơi, cái lon hạ sĩ nhất nó ra sao và đeo ở đâu. Anh dẫn em đi mua được không?” Thế là chú phải đưa chú Hùng Cường ra tiệm An Thành ở trước cửa chợ Bến Thành mua “lon cai sếp” và phải gắn lon cho chú ấy đóng phim. Trẻ con và cả người lớn kéo nhau ra xem mặt chú Hùng Cường đông quá, chẳng ai chịu nhìn chú cả. Thế có buồn không?

Đôi chỗ vài mẩu chuyện như thế này, khi viết về bạn bè chú trong loạt bài “Lẩm Cẩm Sài Gòn thiên hạ sự”, chú cũng đã nhắc đến như trong đoạn chú nói về đạo diễn Hoàng Anh Tuấn và cuốn phim Ngàn năm mây bay (có người gọi là phim Ngàn năm máy bay đấy). Cháu chịu khó đợi khi sách này xuất bản sẽ đọc nhé.

b/ Về câu hỏi thứ hai, tất cả những nhà văn nhà thơ trang trải nỗi lòng mình trong tác phẩm, qua những nhân vật là chuyện thường tình, nếu không thế thì viết để làm gì? Riêng chú, trang trải tâm tư mình rải rác trong hầu hết những truyện dài truyện ngắn của chú nên không thể chỉ rõ trong một đoạn hay một tác phẩm nào. Kể cả những ước mơ không đạt hoặc những điều đã đạt được biến thành kỷ niệm cũng được thể hiện trong đó. Chú chỉ tiết lộ với cháu “bí mật” này, đôi khi chú có những kỷ niệm riêng tư với một ai đó... chú đã phải “dàn trải khéo léo” để chỉ có 2 người biết thôi. Nó là một tình tiết rất hợp lý trong truyện, nhưng lại là của riêng mình. Như thế thú vị hơn, phải không cháu? Chú nghĩ nhiều nhà văn cũng có lối “chơi chữ” này.

Cháu thử hỏi 10 ông viết văn làm thơ xem có ông nào không sợ CÔ không? Nếu có, cho chú gửi lời bái phục. Nhưng sợ như thế nào mới là điếu đáng nói. Sống với nhau phải tương kính mới là đúng. Nếu “kính” quá mới thành sợ. Thế nên chú cứ “kính đủ đô” thôi, gọi là “nể” thì đúng hơn. Như thế vui vẻ cả làng. Cháu oái oăm thật đấy.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 5794)
Riêng cá nhân ông, ông có hưởng ứng hay ủng hộ cách viết cầu kỳ, lập dị của ông Nguyễn Ngu Í?
22 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 4755)
Nếu được xin ông cho biết tương quan hay cái duyên văn giữa ông và học giả Nguyễn Hiến Lê bắt đầu như thế nào?
14 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 4842)
Nhận được lá thơ trả lời của Bác sĩ về việc trước tác thơ văn, và nhất là được đọc bài thơ Mũi Né, mà Bác sĩ viết cách nay đã 43 năm,
05 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 4555)
Theo tôi thì người già cũng có nhiều tật bệnh. Nếu anh viết tiếp “Những tật bệnh thông thường của người già” thì hay biết mấy?
29 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 4686)
"Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò” của anh xuất bản từ năm 1972, lúc bấy giờ được phụ huynh, học sinh… làm sách gối đầu giường
22 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 4967)
Tôi vừa nhận được thơ hồi âm của bác sĩ, nên trong bụng tôi mừng quá mạng. Thơ bác sĩ viết cho một bạn đọc nhà quê già mà rất chí tình, đồng cảm,
13 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 4776)
Tôi có nghe loáng thoáng đâu đó, có người kể tôi rằng nhà thơ có một tác phẩm được một tổ chức hay một nhà chùa đề nghị in lại để làm sách ấn tống
05 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 4858)
tôi có được đọc cuốn “Thư gửi người bận rộn” của ông. Với tôi, cuốn sách thật thú vị, dù cá nhân tôi cho đến giờ này may mắn không đến nỗi bận rộn gì lắm…
28 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 5030)
Tại sao? Không chú trọng đức dục, như vậy con người ngày nay có kém tốt hơn con người thời xưa không
24 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 6535)
Em đã được đọc những chia sẻ về Phật học của anh như "Nghĩ từ trái tim" và "Gươm báu trao tay". Em muốn được nói lên lời cám ơn anh
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8858)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17193)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12389)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19129)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9298)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 701)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1079)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1244)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22544)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14082)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19230)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7941)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8870)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8542)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11117)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30772)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20847)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25565)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22947)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21787)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19842)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18088)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19300)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16958)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16142)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24558)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32018)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34956)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,