ORCHID LÂM QUỲNH - Bà Văn Cao-Nghiêm Thúy Băng, đằng sau một thiên tài.

30 Tháng Mười Một 20234:55 CH(Xem: 599)
ORCHID LÂM QUỲNH - Bà Văn Cao-Nghiêm Thúy Băng, đằng sau một thiên tài.

Mới chớm bước chân vào Tháng Bảy, Hà Nội, đêm đã không thể từ chối những cơn gió Lào phe phẩy hàng nghìn chiếc quạt lửa lùa hơi nóng chạy dọc khu phố cổ. Chúng nung nấu những ngõ ngách ăn thông nhiều con đường, khiến thành phố phải ngủ muộn với những ô cửa sổ cũ kỹ lở loét vôi vữa, như những con cá tróc vẩy, mắc cạn, dù đã chết khô, vẫn còn trong tư thế há miệng, cố gắng một cách tuyệt vọng vớt vát chút không khí quánh đặc.

Vừa ra khỏi khách sạn, tôi thấy như bất ngờ bị ném vào giữa luồng hơi nóng bốc lên từ một vạc nước sôi khổng lồ, đặt ngầm dưới mặt lộ, hay những vòi sen treo khuất trong những lùm nhãn dại, hoặc những cây sấu xum xuê bóng tối mang nhiều hình dạng dọa nạt. Tôi nghe được tiếng giầy của mình lộp bộp, khô nẻ khua dưới những mái hiên, khấp khểnh phía trước.

Tôi lắng tâm trí để kiếm tìm mùi hoa sữa. Một mùi vị, một hình ảnh giống như không thể thiếu trong rất nhiều ca khúc viết về thành phố này, tôi từng được nghe. Nếu tôi không lầm, thì cách đây nhiều chục năm, người đầu tiên đem hoa sữa Hà Nội vào sáng tác của mình, là nhạc sĩ Hồng Đăng:

 

Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm

 có lẽ nào anh lại quên em

 có lẽ nào anh lại quên em.”

(“Hoa Sữa,” tác giả Hồng Đăng, theo dactrung.com)           

 

Dĩ nhiên tôi chẳng có một chút nghi ngờ nào về sự “không thể nào quên” người tình hay mối tình của nhạc sĩ Hồng Đăng trong ca khúc “Hoa Sữa” của ông! Nhưng, cũng rất tiếc là tôi đã không cảm nhận được mùi hoa sữa trên những con đường Hà Nội Tháng Bảy.

 

Những ngày ở Hà Nội, Ttháng Bảy, tôi cũng không nghe được tiếng rao quà nóng hổi buổi tối; hay hương vị của những món ngon Hà Nội vương đọng trong không gian,  như những trang tùy bút thơm hương vị của Thạch Lam.

 

Những ngày ở Hà Nội Tháng Bảy, tôi cũng không bắt gặp những hình ảnh tơ nõn, thơ mộng chung quanh hồ Hoàn Kiếm, hay hình ảnh những thiếu nữ Hà Thành, tóc thề, áo dài tha thướt, sắc mầu huyền ảo và tiếng guốc reo vui, cùng mùa hè soi gương trong một mặt hồ, như dòng nhạc kiêu kỳ, lãng mạn tới nao lòng của Hoàng Dương, mà tôi nghe không biết đã bao lần. Như:

 

“Hà Nội ơi, phố phường dãi ánh trăng mơ / liễu mềm nhủ gió ngây thơ / thấu chăng lòng khách bơ vơ (...) Hà Nội ơi, dáng huyền tha thướt đê mê / tóc thề thả gió lê thê / biết đâu ngày ấy anh về...”

 

Hoặc:

 

“Hà Nội ơi, nước hồ là ánh gương soi / nắng hè tô thắm lên môi / thanh bình tiếng guốc reo vui / Hà Nội ơi, kiếp đời muôn hướng buông trôi / nhớ về người những đêm rơi / nhắn theo ngàn cánh chim trời...”

(“Hướng Về Hà Nội,” tác giả Hoàng Dương, theo dactrung.com )

 

Chẳng biết có phải vì tâm hồn tôi không đủ nhậy cảm, lãng mạn, tưởng tượng... để khắc ghi những cái đẹp của Hà Nội, trong hạnh ngộ lần thứ nhất, như khá nhiều người khác? Những người này, khi trở ra nước ngoài, ít nhất cũng có đôi ba hình ảnh lãng mạn về Hà Nội để kể!... Có người còn hào hứng ghi lại chuyến đi với tất cả rung động ngỡ ngàng của họ, trước cảnh giới rất... “thiên thai,” rất... “thi ca” ấy.

 

Tháng Bảy Hà Nội, hồ Hoàn Kiếm, dù thanh bình, nhưng thắng cảnh hồ Gươm chỉ cho tôi những cành liễu xơ xác, gầy nhom (như tôi,) uể oải vươn những cánh tay già cỗi xương xẩu.

 

Tôi không được gặp dù chỉ dăm ba tà áo, mái tóc thề, tiếng guốc reo và mùa hè cùng soi gương trên mặt nước.

 

Soi gương sao được, khi bập bềnh quanh hồ, là hàng trăm loại rác! Từ các loại bao nylon, các loại giấy thải, tới bao thuốc lá, vỏ hộp nước ngọt, bia, rượu... thậm chí cả phân và xác thú vật nữa...

 

Tháng Bảy Hà Nội, hồ Gươm sớm mai chỉ cho tôi, hình ảnh nhiều người luống tuổi, lôm côm dang chân, múa tay theo tiếng nhạc và lời chỉ dẫn phát ra từ những chiếc loa sắt bên kia đường, đoạn gần nhà Thủy Tạ. Hướng dẫn viên của tôi cho biết, đó là những người từ nhiều nơi tụ về, tập thể dục. Họ vận động, xoay, lắc, nghiêng, uốn thân thể theo những bài khí công, dưỡng sinh... để tăng cường sinh lực, duy trì... nhan sắc, và kéo dài tuổi thọ.

Tôi thấy ông, bà nào cũng quần soọc, cũng áo thun (kể cả áo thun ba lỗ) in đậm (như sợ những người mắt kém không nhận ra) những thương hiệu thể thao... nổi tiếng nhất thế giới! Những hàng chữ Mỹ lạc lõng một cách mỉa mai, chình ình trước ngực, hoặc to đùng sau lưng... Dưới chân họ, đa phần là những đôi giầy vải mang nhãn hiệu của những hãng quốc tế như Adidas, hoặc Nike...

Xa hơn một chút, cách biệt với đám người lổn nhổn... khí công, là những đôi nam nữ (cũng đã luống tuổi,) ăn mặc sang cả như những tuyển thủ quần vợt, với những chiếc vợt xanh xanh, đỏ đỏ... ra sức hất qua hất lại những quả cầu lông như những miếng xơ mướp cắt vụng và thắt dối.

Trong mắt tôi, Hà Nội không đẹp như thơ văn thời tiền chiến. Hà Nội, trong mắt tôi, cũng không đẹp như văn chương, âm nhạc hôm nay mô tả!

Nhưng, cũng trong mắt tôi, Hà Nội đẹp, thật đẹp không thua bất cứ một thành phố nổi tiếng nào trên thế giới! Vì Hà Nội đã từng, hoặc vẫn còn là nơi Thạch Lam, Nhất Linh, Khái Hưng, Nguyễn Tuân và cả Tuân Nguyễn (tôi mê nhân vật này, trong “Ba phút sự thật của Phùng Quán), Đoàn Chuẩn,  Huy Cận, Hoàng Giác, Văn Cao, Tô Vũ, Hoàng Quý, Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Quang Dũng... cư ngụ.

 

Không biết tôi có cường điệu chăng, khi nghĩ, ở phạm vi hẹp là một nơi chốn, một thành phố; rộng lớn hơn, là một đất nước, chỉ đẹp đẽ, thơ mộng, ý nghĩa khi đó là nơi sinh hoặc chốn ở của những con người, những cá nhân với tài năng, và nhân cách xuất chúng thuộc ở nhiều lãnh vực.

Tôi nghĩ, cũng giống như một thắng cảnh, nó sẽ thiếu vắng hồn tính, nếu không được công nhận, chiêm ngưỡng bởi con người, đám đông...

Cảm nhận vừa kể của tôi, có thể phát xuất từ một phát biểu đã lâu của mẹ tôi rằng, chính con người làm thành tất cả. “Ngay cả thiên đàng hoặc địa ngục!” 

 

Hà Nội, về lãnh vực văn học nghệ thuật, với những tên tuổi tôi nhớ đến ở trên, nhiều người đã từ trần. Nhưng, những người đứng sau họ, như những điểm tựa, những mái trú an bình, kiên cố nhất, may mắn thay, vẫn còn.

Họ là những người phụ nữ mang tên bà Nguyễn văn Khánh - Đặng thị Thuận, bà Đoàn Chuẩn - Nguyễn thị Xuyên, bà Huy Cận - Trần lệ Thu, bà Hoàng Giác - Kim Châu, bà Văn Cao - Nghiêm Thúy Băng, bà Phùng Quán - Vũ thị Bội Trâm, bà Vũ Hoàng Chương - Đinh Thị Thục Oanh...

Và, một trong những người Phụ Nữ (tôi xin được viết hoa) ngoại lệ kia, của Hà Nội, tôi đã rất hạnh phúc được gặp, đó là bà Văn Cao - Nghiêm Thúy Băng.     

 

Cái hạnh phúc bất ngờ tới choáng váng khi tôi được gặp bà Văn Cao / Nghiêm Thúy Băng, lần thứ nhất ở Hà Nội, Tháng Bảy, 2006, không phải vì đó là hình ảnh một người phụ nữ đài các, sang trọng của Hà Nội xưa; mà vì dáng vẻ, cung cách tự khẳng định mình một cách phăng phăng mạnh mẽ, sôi nổi tự hào của bà. Cái cung cách, cái dáng vẻ cho tôi cảm tưởng dường như hiếm thấy ở những người phụ nữ Việt Nam. Cung cách tự khẳng định này lại càng ít hơn nữa, với những phụ nữ Việt Nam sinh trưởng trong những thập niên 1930, 1940.   

 

Có dễ vì thế mà tôi thấy mình như bị ngộp trong ngưỡng mộ. Cái ngưỡng mộ của một đứa con gái nhỏ, trước một người Bà lớn lao, cao vợi như cây sao, cây gõ. Cảm giác bị ngộp trong ngưỡng mộ một người phụ nữ dường có tới hai bản ngã song hành. Bản ngã cá nhân Nghiêm Thúy Băng, và bản ngã hãnh diện Văn Cao.

Tôi thấy, ngay cả khi bà Văn Cao / Nghiêm Thúy Băng không nói, tôi cũng tin, kiếp sau, bằng cách nào đó, bà cũng sẽ lại là bà Văn Cao. Như bà đã là, vừa khi mới bước vào tuổi mười bảy.

Qua lời kể của bà Văn Cao và qua những tài liệu có được, tôi nghiệm ra, nếu có những cuộc tình duyên do thi ca làm thành những đôi cánh thăng hoa định mệnh, thì tính kỳ diệu này, trong âm nhạc còn mạnh mẽ, dữ dội hơn nữa.

Cũng như bà Kim Châu đến với nhạc sĩ Hoàng Giác, bà Nghiêm Thúy Băng đến với nhạc sĩ Văn Cao qua những chiếc cầu vồng mang tên “Buồn Tàn Thu,” (1) mang tên “Thiên Thai,” mang tên “Suối Mơ,”... Cuối năm 1944, một người anh họ của bà tên Nghiêm Bình, giới thiệu tác giả, chủ nhân của những cây cầu vồng bảy mầu, tới nhà in của song thân bà, nhờ in “Thiên Thai.” 
 

Người thanh niên trẻ tuổi, viết “Thiên Thai” khi mới mười tám tuổi, không cần phải cất lên tiếng hát. Ông cũng chẳng cần phải giảng giải, hay làm sáng tỏ thêm một điểm, một mầu sắc nào, trong tác phẩm của mình. Bởi vì thứ nữ của ông bà chủ nhà in, Nghiêm Thúy Băng, đã “in” sẵn “Thiên Thai” trên những trang giấy tinh khiết của trái tim thiếu nữ.

Chính Nghiêm Thúy Băng, trong tiềm thức mơ hồ và bản năng nữ tính của mình, đã từng bâng khuâng với:

 

“Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng”...

 

Để rồi:

 

Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới đào nguyên / kìa đường lên tiên / kìa nguồn hương duyên / theo gió tiếng đàn xao xuyến / phím tơ lưu luyến / mấy cung u huyền / mấy cung trìu mến / như nước reo mạn thuyền...”

 

Từ những hình ảnh như những cánh bướm bồng bềnh thương tưởng xa xăm, bay lên từ những nốt nhạc Văn Cao, Nghiêm Thúy Băng tự hỏi, hay nói với chính mình rằng:

 

“Thiên thai chốn đây hoa xuân chưa gặp bướm trần gian / có một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần...”

(Văn Cao, Thiên Thai.)

 

Đối với bất cứ một người con gái chớm dậy thì nào, dù có bao nhiêu câu hỏi, bao nhiêu rung động thầm kín lạ lẫm, cũng sẽ vẫn mãi là những câu hỏi và những thầm kín rung động... một khi nghiệp duyên khăng khăng, lạnh lùng từ chối bắc cầu tiếp tay. Và may mắn thay, Nghiêm Thúy Băng ở trường hợp ngược lại.

Nhiều lần sau đó, khi Văn Cao trở lại nhà in Rạng Đông nhờ in “Suối Mơ,” “Trương Chi,” “Bến Xuân”... cô chủ nhỏ họ Nghiêm đã những muốn hát cho Văn Cao nghe “Suối Mơ”. Không phải “Suối Mơ” Văn Cao viết cho mọi người; mà là... “Suối Mơ” của riêng cô. “Suối Mơ” của một thứ “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”:

 

“...Suối ơi! Ôi nguồn yêu mến / còn nhớ khi bóng ai tìm đến / đàn ai nắn buông lưu luyến / suối hát theo đôi chim quyên / từng hẹn mùa xưa cùng xây nhà bên suối / nghe suối róc rách trôi  / hoa lừng hương gió ngát / đàn nai đùa trong khóm lá vàng tươi / tơ đàn chùng hoa với tháng năm / rừng còn nhớ tới người / trong chiều nào giữa chốn đây / hồn cầm lắng tiếng đời / suối ơi! Nghe rừng heo hút / dòng êm đưa lá khô già trút / còn như lưu hương yêu dấu / với suối xưa trôi nơi nao?”

 

Như đã nói, ngay tự cảm nhận đầu tiên, được đứng trước người đàn bà phăng phăng mạnh mẽ, sôi nổi tự tin kia, tôi đã thấy dường như trời sinh Nghiêm Thúy Băng, để cho Văn Cao và ngược lại. Nên chỉ hai năm sau, do hoàn cảnh bất trắc của thời kỳ toàn dân bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, năm 1947, gia đình Nghiêm Thúy Băng đã đồng ý gả cô cho người nhạc sĩ nghèo Văn Cao.

Kể từ đó, đời sống của người con gái mang tên Nghiêm Thúy Băng, đã là một cõi “Thiên Thai” Với:

 

“Này phút bồng lai / là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi / đàn xui ai quên đời dương thế / đàn non tiên / đàn khao khát cuộc tình duyên / Thiên thai, ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian / ái ân thiên tiên em ngỡ phút mê cuồng có một lần...”

( Văn Cao, Thiên Thai.) 

    

Cũng kể từ đó, trong một nghĩa nào đấy, người con gái mang tên Nghiêm Thúy Băng sớm trở thành mặt bên kia của “Thiên Thai.” Mặt đời thường. Mặt sần sùi, nhớp nhám của những sấp ngửa, eo xèo nhân thế...

Bà không kể, nhưng qua khá nhiều tư liệu, tôi biết, trong hoàn cảnh chung của đất nước thời đó, chỉ một sớm một chiều, từ một đứa con đẻ trong “bọc điều,” từ một thiếu nữ tay mềm như liễu, gót đỏ như son, bà Văn Cao / Nghiêm Thúy Băng đã trở thành kẻ khác!

Suốt thời gian gần mười năm nổi trôi, bầm giập theo bước chân người chồng đi làm kháng chiến, bà không chỉ là chiếc bóng của ông!

Trong đời thường, rất nhiều lần bà đã vực ông dậy. Từ những trận sốt rét cấp tính cuối thập niên 1940, nếu không có những vốc thuốc tây mà bằng cách nào đó, bà đã có được, thì khó ai có thể tin tác giả “Bến Xuân” thoát tay thần chết. Sau đó, thêm hai lần thập tử nhất sinh khác, lại xẩy đến cho Văn Cao, như những bỡn cợt quá trớn của định mệnh.

Trong đời thường, tôi nghĩ, nếu không có sự tháo vát, lanh lợi, vận động kịp thời của bà, thì không phải đợi đến Tháng Mười Một, 1995, chúng ta mới vĩnh biệt tác giả “Thiên Thai.” Mà, chúng ta đã mất ông từ nhiều chục năm trước!

Lần thứ nhất, 1954, khi còn ở vùng Tây Bắc, Văn Cao bị thủng dạ dày. Lần thứ hai, cuối thập niên 80, ở Hà Nội, một đốt xương sống của ông bị dập, khiến ông đau đớn, tê liệt đến độ gần như chỉ còn chờ chết!

Cả hai lần sau, tác giả “Sông Lô,” đều nhận được sự can thiệp của những giới chức chính quyền cao cấp. Nhưng tôi vẫn tự hỏi, điều đó, liệu có xẩy ra, nếu không có sự vận động kịp thời của bà Văn Cao / Nghiêm Thúy Băng?

Trong đời thường, người đàn bà mà tôi ngưỡng mộ, bà Văn Cao / Nghiêm Thúy Băng, không chỉ là chiếc phao cấp cứu nhạc sĩ Văn Cao, những khi ông sắp bị dòng thác hung hiểm thời thế nhận chìm, cuốn đi... Mà bà còn là nguồn suối mát, người bạn tri kỷ chia sẻ cùng ông những vấp váp.

 

Với xâu chuỗi tai họa mà Văn Cao mang về cho gia đình, tôi không biết bà Văn Cao / Nghiêm Thúy Băng phản ứng ra sao, thế nào? Nhưng trong đời thường, tôi nghĩ có thể bà đã phải đối đầu với không ít khó khăn; tối thiểu cũng là phần tinh thần.

Nếu là một người phụ bình thường, hay tầm thường, ở hoàn cảnh bà, trong bối cảnh thực tế khốn đốn, và sự nhậy cảm ngặt nghèo của thời thế khi ấy, tôi e rằng khó ai có thể thản nhiên, vui vẻ chấp nhận như bà.

Nhưng những “vấp ngã” mà nhạc sĩ Văn Cao mang về cho gia đình, không chỉ chừng đó! Không chỉ là những lần bệnh hoạn thập tử nhất sinh! Không chỉ là những sáng tác bị kết án là “sai đường lối,” “anh hùng cá nhân,” “tinh thần tiểu tư sản;” mà ông còn gây tai họa lớn hơn nữa, kinh khủng hơn nữa, khi ông cùng một số bạn văn tham gia phong trào Nhân Văn Giai Phẩm! Một vụ án văn học lớn nhất ở miền Bắc, làm rúng động và ảnh hưởng tới rất nhiều nhà văn, cũng như vợ con họ tới ngày hôm nay... 

 

Càng lúc, lòng ngưỡng mộ của tôi trước một bà Văn Cao / Nghiêm Thúy Băng càng lớn lao hơn; như sự lớn lao đến chảy nước mắt trong đời thường của bà.

Càng lúc, tôi càng thấy, nếu bà không có hai bản ngã song hành: Bản ngã Nghiêm Thúy Băng sớm tự khẳng định mình. Và bản ngã bà Văn Cao sôi nổi tự hào... tôi không nghĩ bà có thể phăng phăng bước qua bao thảm kịch; mà tình yêu dành cho nhạc sĩ Văn Cao, nơi bà càng thêm đằm thắm tri kỷ, sâu dầy ân nghĩa.

 

Sau khi chia tay người phụ nữ chân yếu tay mền, nhưng tinh thần, ý chí thì lớn lao, thẳng đứng như cây sao, cây gõ, tôi trở về California. Một hôm nhớ bà, mở cuốn Nhạc sĩ Văn Cao, Tài Năng và Nhân Cách của tác giả Bích Thuận, được bà ghi tặng, tôi đã xúc động khi đọc những dòng chữ, như một thứ nhật ký của Văn Cao / Nghiêm Thúy Băng. bà viết:

 

“Đúng là cuộc đời tôi từ khi đến với anh Văn Cao chưa có lúc nào sung sướng về vật chất, nhưng tôi không ân hận khi trao cả cuộc đời cho anh. Có lẽ đó là một sứ mệnh ngẫu nhiên nếu không muốn nói là định mệnh. Tôi đã hy sinh sự nghiệp của mình dành cho người chồng yêu quý có một sự nghiệp trong sáng tác, đóng góp cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Ngay cả những lúc sóng gió nhất của cuộc đời, tôi vẫn luôn ở bên cạnh anh và tôi cũng cảm nhận được tôi có ý nghĩa với anh như thế nào...” (Bích Thuận, Sđd., trang 166.)

 

Nhưng nếu bà Văn cao / Nghiêm Thúy Băng vốn song hành hai bản ngã; thì tự thân tác giả “Trương Chi” có cũng hai bản ngã song hành mạnh mẽ không kém.

Bản ngã thứ nhất của người nghệ sĩ tài hoa hiếm có này, là một tâm hồn đau đáu hoài niệm cả một thời gian và không gian đã mất. Cụ thể là những ca khúc đầu đời, như Buồn Tàn Thu, Thiên Thai, Suối Mơ, Trương Chi, Bến Xuân, Thăng Long Hành Khúc...

Tôi cảm tưởng như một nửa trái tim của ông được cấu tạo bởi sương khói, hay nước mắt những nghìn năm khuất lấp. Nếu ông mang trong thân thể một trái tim bình thường như mọi người, tôi không nghĩ, ở tuổi thiếu niên, mười sáu, mười bảy, mà ông đã cảm được nỗi buồn vong thân, nỗi buồn bị mất chính mình.  

Tuy nhiên, cũng nhờ nửa trái tim còn lại của ông, (hay bản ngã thứ hai,) được cấu tạo bình thường, nên nó đã cho chúng ta một Văn Cao hiện thực, thể hiện qua những ca khúc như Tiến Quân Ca, Làng Tôi, Trường Ca Sông Lô...

Một Văn Cao thực tiễn, hành động táo bạo, tiêu biểu là trích đoạn sau đây, do Trần Doãn Tòng kể lại:

 

“...Năm 1945, ở Hải Phòng có Đỗ Đức Phin là một tên mật thám cho Nhật – nó đã phá hoại nhiều cơ sở của ta, trên có lệnh phải trừ khử nó. Tháng 7-1945, Văn Cao trừ Đỗ Đức Phin. Việc này được đồng chí Nguyễn Khang – Xứ ủy Bắc Kỳ đồng ý. Nguyễn Đình Thi giao cho Văn Cao khẩu súng 7165.

“(......)

Vào khoảng 6 giờ chiều một ngày tháng 7 năm 1945, trời nhá nhem tối, anh em cải trang cho Văn Cao thành một anh cai xe bận quần đen, áo va rơi, đầu đội mũ cát dầy, đeo đôi kính gọng. Hóa trang vào không ai nhận ra Văn Cao nữa. Văn Cao đạp xe đến phố Đông Kinh, vào ngồi ở một quán nước đưa mắt quan sát. Khi Trần Khánh ra ám hiệu bằng cách nhảy lò cò: Có ý là Đỗ Đức Phin đang ở trên, Văn Cao bắt đầu hành động. Anh lên gác thấy rõ Đỗ Đức Phin đang nằm hút thuốc phiện. Bên cạnh là người bồi tiêm. Văn Cao bắn một phát vào đầu Đỗ Đức Phin, tên này gục xuống...”(2)

 

Trong lịch sử văn học-nghệ thuật Việt Nam cận đại, Văn Cao là một biệt lệ. Ông không chỉ nổi tiếng về âm nhạc, thi ca; mà ông cũng còn được nhắc nhở nhiều ở lãnh vực hội họa nữa.

Về hội họa, trong một bài viết nhan đề Có một Văn Cao họa sĩ trong tôi, tác giả Vi Quốc Hiệp viết:

 

“Với hội họa, Văn Cao tham gia triển lãm duy nhất 1944 tại Hà Nội với ba bức sơn dầu Cô gái dậy thì, Thái Hà Ấp đêm mưa và Cuộc khiêu vũ của những người tự tử, đã gây sự chú ý cho giới mỹ thuật về bút pháp và màu sắc. Nhiều bài báo đã nhắc đến ba tác phẩm này với lời trân trọng.

“Nhận xét về hội họa Văn Cao, Thái Bá Vân – Nhà phê bình mỹ thuật Việt Nam viết:

“ ‘Ở Văn Cao, tiếng vọng hoài niệm như một vẻ đẹp có thẩm mỹ siêu thực, theo tôi là một ẩn hiện di truyền lác đác trong cả một cuộc đời nghệ sĩ đẹp đẽ của anh...Những cái nhìn hội họa ở anh có địa vị dẫn đường và chi phối. Chính Văn cao và vài ba người nữa (Bùi Xuân Phái, Sĩ Ngọc, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng...) vào những năm 60 đã mở hướng thẩm mỹ mới cho minh họa và đồ họa...Có thể nói Văn Cao đã lập được một trường phái minh họa và bìa sách...’ ”(3)   

Tôi không biết Văn Cao có “...lập được một trường phái minh họa và bìa sách” hay không(?) Nhưng bằng vào trình độ thưởng ngoạn thô thiển về hội hoa của tôi, tôi thấy những bức chân dung, mà người mẫu của Văn Cao, là Nghiêm Thúy Băng, là những bức tranh đẹp nhất. 

Nó đẹp một cách vĩnh hằng, như sự tự dâng hiến đời mình cho Văn Cao, của người phụ nữ dòng họ Nghiêm này vậy.   

 

Orchid Lâm Quỳnh,

(Garden Grove, tháng 7. 07.)

 

(1): Tác giả Bích Thuận, trong cuốn Nhạc sĩ Văn Cao tài năng và nhân cách, do nhà Thanh Niên xuất bản tháng 11 năm 2005, Hà Nội, ghi rằng, một bạn thân của Văn Cao từ thời niên thiếu, là ông Trần Doãn Tòng, cho biết Văn Cao viết ca khúc này năm 1940, khi ông 17 tuổi. Và “...Buồn tàn thu xuất phát từ Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm...”

(2)Trích Bích Thuận, Sđd., trang 201.

(3)Trích Bích Thuận, Sđd., trang 214.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười Hai 20231:37 CH(Xem: 564)
Chàng vẽ đẹp, tranh chàng mượt mà, màu sắc êm dịu, đường nét mềm mại, ánh sáng mạnh, bố cục lạ.
14 Tháng Mười Hai 20231:29 CH(Xem: 695)
Trong tất cả các bài thơ của Cung Trầm Tưởng mà tôi biết và từng đọc, tôi thích nhất là bài Kiếp Sau của ông.
07 Tháng Mười Hai 20233:58 CH(Xem: 691)
Giờ đây, tôi không còn cơ hội nào trò chuyện với anh nữa, để hiểu anh thêm nữa. Anh đã đi, xa chúng ta mãi mãi.
30 Tháng Mười Một 20239:07 SA(Xem: 483)
Tình yêu quê hương của người nghệ sĩ chỉ cần là một ánh đèn dầu heo hắt bên xa lộ, với cuộc sống mưu sinh cơ hàn trên chính mảnh đất quê hương, nay đã không còn.
08 Tháng Mười Một 20239:32 SA(Xem: 674)
Tôi đau xót chạm vào xương vào da của anh. Cẩn thận anh Văn ơi, anh ngã xuống thì chúng tôi đau khổ lắm. Còn nhiều người yêu anh, anh ạ.
09 Tháng Mười 20234:54 CH(Xem: 991)
Võ Phiến không mất trí nhớ hẳn. Thường, ông chông chênh, chòng chành và lãng đãng giữa nhớ và quên.
01 Tháng Mười 202312:52 CH(Xem: 937)
Người ta gọi ông là nhà thơ, đạo diễn, tác giả, hoạ sĩ,…
20 Tháng Chín 20234:12 CH(Xem: 1401)
Bác Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu văn học hiện thực phê phán của Việt Nam trước năm 1945.
14 Tháng Chín 202312:27 CH(Xem: 733)
Đặc biệt đối với tôi, vì đôi lần trong đời, đã được phép cùng làm việc với anh.
12 Tháng Chín 20233:40 CH(Xem: 740)
Ngày 4 Tháng Chín, 2023, tại thành phố Houston, Texas, dây vĩ cầm đã lặng. Ông ra đi mang theo “tình quê hương.” Nhưng chắc chắn, tiếng đàn của ông sẽ mãi réo rắt trong dòng chảy âm nhạc của người Việt Nam.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8866)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17197)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12398)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19133)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9304)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 712)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1085)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1252)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22551)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14085)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19238)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7947)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8877)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8549)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11122)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30779)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20853)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25573)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22952)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21793)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19850)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18093)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19307)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16964)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16145)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24570)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32027)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34961)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,