KHÁNH TRƯỜNG - Mai Thảo

18 Tháng Hai 20244:13 CH(Xem: 642)
KHÁNH TRƯỜNG - Mai Thảo
Trên đường Bolsa ngày xưa có một restaurant tên Phở Ngon, rất rộng, có bục sân khấu nho nhỏ, các ca sĩ đi hát về khuya, các nhạc sĩ, văn sĩ, ký giả… tụ hội rất vui hàng đêm. Tôi nhớ tiếng kèn Đặng Nho, một người bạn tôi thích. Bốn mươi năm không gặp, chả hiểu còn sống hay đã chết. Bạn bè văn nghệ mỗi ngày một vơi. Tiếng hát mạnh của Nguyễn Đức Quang, nhạc sĩ du ca của một thời, cũng đã thành đất. Trước, mỗi lần gặp tôi trên chiếc xe lăn, anh thường lắc đầu trắc ẩn,

“Ráng khỏe vui với anh em…”

Tôi không khỏe nhưng vẫn lây lất đến hôm nay, còn anh thì… Buồn quá, bạn bè.

Một buổi tối tôi đến Phở Ngon cùng với Cao Xuân Huy, Phạm Công Thiện, hình như có cả Lê Giang Trần (phải không, LGT? Già, trí nhớ cùn nhụt). Bàn cạnh là Mai Thảo cùng vài người bạn đứng tuổi. Chúng tôi uống cô nhắc. Hơn nửa chai, tôi bắt đầu muốn cà khịa. Tôi có một tật vô cùng xấu, vì tật này tôi mất nhiều bạn: say, hay quậy. Ai làm tôi gai mắt, thế nào tôi cũng tìm cớ cà khịa. Đánh nhau không hơn ai, nhưng lại muốn đánh nhau, để… bị đánh! Nay già rồi, lại tật nguyền, máu nóng xưa kia đã nguội, nghĩ lại, bậy bạ hết sức. Mai Thảo oang oang mắng Vũ Huy Quang,

“Mày mà viết lách gì, thằng chợ giời!”

Vũ Huy Quang:

“Anh nói thế nào, tôi cũng có sách xuất bản hẳn hòi. “

“Hườm… vất sọt rác, văn chương phải giời đất, viết như mày…”

Vũ Huy Quang rất yêu Mai Thảo, anh thích chọc cho Mai Thảo nổi giận, chửi vung, để vui.

Ngược lại Mai Thảo chưa ghét bỏ ai bao giờ. Anh chửi, như một thói quen, một cách mắng yêu, chỉ trong bàn nhậu. Suốt cuộc đời sống với văn chương, tôi cũng như mọi anh em khác, chưa thấy Mai Thảo chửi ai trên giấy trắng mực đen.

“Sao lại chửi nhau nhỉ, chữ nghĩa đẹp lắm cơ, phải tử tế với nó.”

Bài học này, một cách gián tiếp, Mai Thảo đã dạy tôi. Mấy mươi năm cầm bút, nhiều lúc bức xúc quá, vì bị dí đến chân tường, tôi có phản ứng, nhưng kìm được ngay. Tôi nghĩ đến Mai Thảo.

Nhưng đó là chuyện sau này, khi đã quen với Mai Thảo, tình thân gắn bó chúng tôi, hơn cả anh em ruột. Tuy không đồng ý với chủ trương hợp lưu do tôi chủ xướng, nhưng người đầu tiên tôi phỏng vấn cho số Hợp Lưu ra mắt là nhà văn Mai Thảo. Anh trả lời tôi vì tình thân hơn vì chính kiến.

Trở lại chuyện chính.

Nghe Mai Thảo mắng Vũ Huy Quang, tôi nóng máu đứng dậy qua bàn anh, cà khịa,

“Văn chương anh ra cái đếch gì, ỏng a ỏng ẹo làm duyên làm dáng không giống ai. Bày đặt chửi người này người nọ.”

Mai Thảo nhướng mắt, nhìn,

“Thằng nào thế nhỉ….”

Phạm Công Thiện nói với qua,

“KT, mày say rồi. Mai Thảo, nó say, bỏ qua đi.”

“Hườm… Say à, uống được nữa không, ngồi xuống.”

Thế đấy, tôi quen Mai Thảo như thế đấy.

Hình như có một sợi dây vô hình gắn bó chúng tôi. Tôi gây với anh nhưng lòng tôi không bực bỏ. Anh cũng thế, mấy mươi năm, chưa một lần anh mắng tôi. Chả phải anh sợ vạ gì tôi, anh thương tôi như thương một đứa em ngỗ nghịch.

Trên dưới 50 tác phẩm của anh, tôi đọc, không thích phần lớn. Xưa, anh sống thuần túy bằng chữ nghĩa, có dạo anh viết đến 6 truyện dài đăng từng kỳ cho 6 nhật báo. Nhậu, nhảy đầm, bài bạc, gái trai nhăng nhít, thì giờ đâu để đầu tư. Viết nhiều như thế làm sao hay được. Nhiều đến nỗi anh không nhớ đã viết gì, trước đó. Anh đến tòa báo, bảo quản lý đưa anh số hôm qua, đọc sơ lại để nắm diễn tiến câu truyện, hầu viết tiếp. Thậm chí khi các nhà xuất bản gom lại in thành sách, độc giả đọc, than phiền sao nhân vật nữ này chưa có chồng, giữa truyện lại về thăm con, đã gần 4 tuổi. Anh đã nhớ lầm một truyện khác, khi viết!

Nhưng tôi rất mến anh, bởi phong thái sống, bởi sự hào sảng (anh thường chia hai cọc tiền vốn kinh niên mỏng của mình cho tôi những lúc tôi sạch túi), trượng phu, nam tính, không bao giờ làm phiền ai, ngoại trừ trường hợp chẳng đặng đừng. Anh luôn tự trọng. Vô cùng tự trọng. Tôi có một phòng kế phòng anh, một hôm tôi bệnh, nằm bẹp dí trong phòng. Anh cũng đang bệnh, văn hữu đến thăm, anh bảo,

“KT nó bệnh, qua với nó đi, tôi không sao.”

Tôi chỉ bệnh do thời khí. Anh bệnh, như ngọn đèn cạn dầu, mỗi ngày một yếu. Anh không lo cho bản thân, chỉ lo cho thằng em ngỗ nghịch.

Một buổi sáng tôi qua tính chở anh đi uống cà phê. Cửa phòng khép hờ, tôi gõ cửa vài lần, không ai lên tiếng. Tôi hảy nhẹ vai, bước vào. Phòng trống. một bức vách ngăn chia “phòng” trước và “phòng” sau, nơi có bồn rửa mặt, bồn tắm, cũng là nơi để chén đĩa soong nồi, bếp điện. Mai Thảo đang lốp ngốp trong bồn ngập nước, ướt sũng, cố bước ra ngoài bồn nhưng không được, anh quá yếu, không nhấc chân nổi qua thành bồn. Tôi vội bước nhanh lại, bế anh ra giường, lục tìm bộ quần áo khô,

“Anh thay đồ đi, lạnh.”

Mai Thảo cười hom hem, chữa thẹn,

“Bố khỉ cái bồn tắm, sao nó làm cao thế.”

Tôi nhìn anh, ứa nước mắt.

Đó là những ngày cuối đời. Không lâu sau anh vào phòng hồi sinh. Tôi, Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Xuân Hoàng, Bùi Bảo Trúc vào thăm. Anh da bọc xương, nằm thoi thóp trên giường, ống mủ ngang dọc khắp người,

“KT, lấy chai rượu mời anh em hộ tôi, hôm qua say quá không dậy nổi, xin lỗi các bạn nhé.”

Bùi Bảo Trúc nói nhỏ,

“Mai Thảo lẫn rồi.”

Ngày hôm sau chúng tôi đến, Mai Thảo đã ra đi, người ta đã mang anh xuống nhà xác.

Cô y tá nói,

“Nửa đêm ổng bức hết dây truyền dưỡng khí, truyền nước biển. Sáng ra chúng tôi đến thì ổng đã chết.

Trên bia mộ Mai Thảo, tôi đề nghị khắc bốn câu thơ của anh:

Thế giới có triệu điều không hiểu
Càng hiểu không ra lúc cuối đời
Chẳng sao, khi đã nằm trong đất
Đọc ở sao trời sẽ hiểu thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tám 20229:10 SA(Xem: 1947)
Có lẽ giờ đây, bà đã gặp ông, tiếp tục cùng ông viết nốt đoạn cuối bài thơ “Ta Về.”
06 Tháng Tám 20229:44 SA(Xem: 2135)
Quỳnh Giao, ngoài cung cách đẹp, cách sống đẹp, cư xử đẹp, cô còn là một ca sĩ đầy trí tuệ,
20 Tháng Bảy 20229:26 SA(Xem: 1793)
Em không thể nghĩ ra cả năm nay chúng ta không gọi nhau, không nghe thấy tiếng nhau, không gửi tin nhắn cho nhau.
18 Tháng Sáu 20223:46 CH(Xem: 1546)
Lần đầu tiên tôi đọc “Bài thơ của một người yêu nước mình” là khoảng cuối năm 1968, trên tờ Tạp chí Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam.
07 Tháng Sáu 20225:37 CH(Xem: 2040)
Từ giã nhạc sĩ Cung Tiến, là một lần nghiêng mình trước một con nguời tài hoa, trầm lặng;
19 Tháng Năm 20224:06 CH(Xem: 2079)
Quá nửa khuya, rạng sáng ngày 7/5/2020, cái tin nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển từ trần lan truyền nhanh trên mạng. Ai nấy đều bàng hoàng: bầu trời âm nhạc VN đã vừa vụt tắt một ngôi sao – Sao Biển!
13 Tháng Năm 20229:12 SA(Xem: 2995)
Tuân Nguyễn tên thật là Nguyễn Tuân sinh tháng 9 năm 1933 ở xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế
23 Tháng Tư 20223:42 CH(Xem: 3234)
Chúng ta nói về ông lúc này là để nói với chính chúng ta, về sự dấn thân, về lương tâm và lòng quả cảm của một người cầm bút.
26 Tháng Ba 20223:52 CH(Xem: 2096)
Giờ đây, anh đã vĩnh viễn ra đi theo một cách khác, đồng thời cũng là một cách ở lại như một nhà văn tự do, anh đã viết cho mình một kết thúc đẹp.
26 Tháng Hai 202212:50 CH(Xem: 2132)
“Ga Cuối Đường Tàu” của Chú Huy Phương, chưa hẳn đã là ga cuối. Cái ga cuối vẫn mãi là nỗi khắc khoải bến Quê Nhà!
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8943)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17268)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12453)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19183)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9355)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 760)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1130)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1293)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22616)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14135)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19292)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7991)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8935)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8590)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11202)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30823)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20898)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25630)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23020)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21841)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19915)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18155)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19350)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17014)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16189)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24633)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32093)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34989)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,