VÕ PHIẾN - Điếu Văn Trong Tang Lễ Của Nhà Văn Mai Thảo

24 Tháng Tư 20211:55 CH(Xem: 2667)
VÕ PHIẾN - Điếu Văn Trong Tang Lễ Của Nhà Văn Mai Thảo


(ngày 15 tháng 01 năm 1998 tại Little Saigon, Nam California)

Anh Mai Thảo,

Trước hiệp định Genève, anh với tôi mỗi người một nơi, một hoàn cảnh, chưa từng biết, chưa từng nghe nói đến nhau. Sau Genève, một cuộc di cư đã gây cơ hội cho chúng ta quen biết, rồi cùng nhau đeo đuổi những hoạt động trên  một lãnh vực chung, khiến mỗi ngày mỗi gần nhau thêm.

Vậy khởi sơ một cuộc di cư đã đưa chúng ta đến với nhau, rồi hôm nay, tôi cùng những vị có mặt tại đây trong cuộc tiễn đưa anh, tất cả đều là di dân. Là những kẻ sinh một nơi sống một nơi. Trong cộng đồng di dân này, anh thuộc thế hệ những người của hai cuộc di cư. Một cuộc di cư từ Bắc vào Nam, một cuộc di cư nữa từ Đông sang Tây.

Cuộc di cư thứ nhất đầy hăm hở, hy vọng. Bây giờ hồi tưởng lại, chúng ta nhớ về những dòng chữ đầu tiên của mình trên mặt báo, những thiên truyện, bài thơ, cuốn sách đầu tiên của mình được xuất bản, những bản nhạc, câu ca, nét vẽ, những vở kịch, cuốn phim đầu tiên được hình thành. Nhớ về buổi bình minh của đời mình, cũng là bình minh của một thời kỳ.

Thời ấy qua đi đã hơn bốn mươi năm. Thời ấy xa rồi. Thế hệ của hai cuộc di cư đang suy tàn mòn mỏi trên quê người. Chúng ta – riêng trong hàng ngũ văn học – chúng ta mất dần nhiều bậc tài danh. Những học giả như các cụ Hoàng Văn Chí, Bùi Hữu Sủng, Cao Văn Luận, Lương Kim Định, Đào Đăng Vỹ; những văn nhân nghệ sĩ như Thanh Nam, Vũ Khắc Khoan, Đỗ Thúc Vịnh, Phạm Đình Chương, Duyên Anh… đã ra đi. Và nay, đến lượt anh. Anh, người đã kết tập văn hữu dựng lên một trong những tạp chí văn nghệ đầu tiên ở Miền Nam sau cuộc di cư thứ nhất. Và anh cũng là người kiên trì giữ vững sự liên tục của một tạp chí văn nghệ tại hải ngoại sau cuộc di cư thứ nhì. Anh chỉ buông bút sau khi lâm trọng bệnh.

Thế hệ của hai cuộc di cư còn lại thưa thớt, suy yếu. Hoạt động đã chuyển lần sang thế hệ của một cuộc di cư. Trên khắp các lãnh vực sách, báo, ca, nhạc, vẽ, số người của một cuộc di cư mỗi lúc mỗi xuất hiện đông thêm, đứng ra nhận lãnh trách nhiệm.

Trong vòng nửa thế kỷ qua, thế cuộc nhiều lần thay đổi, lực lượng tham chiến trên đất nước ta thay đổi; sách lược đôi bên tùy lúc đổi thay, cục diện trên chính trường và chiến trường bày ra nhiều diễn biến. Nhưng tựu trung có một điều không thay đổi, là sự phân chia của người Việt Nam ra một phía chủ trương độc tài toàn trị, cốt giành lấy quyền lợi phe đảng; và một phía khác chủ trương bảo vệ tự do, nhân quyền. Trước sau không thay đổi, chúng ta đứng về phía quyền làm người. Đến nay, đó là phía đang hứng chịu hậu quả của thất bại.

Chuyển biến lịch sử thì chậm chạp dài lâu, mà kiếp người thì ngắn ngủi. Một thế hệ đang suy tàn, một thế hệ nữa rồi có kịp trông thấy lại quê hương trong thịnh vượng tự do chăng? Dù sao, chúng ta đã đứng về phía nên chọn đứng, và đã làm những việc phải làm. Tôi không dám nói văn giới chúng ta từng có công tích gì lớn lao đối với quốc gia dân tộc. Văn chương nghệ thuật không đảo lộn được thời thế, không tiêu diệt được cái gì, cứu vãn nổi cái gì một cách ngoạn mục, thần kỳ. Văn chương nghệ thuật, nó chỉ trao cho cuộc sống một cái hồn.

Trong cuộc sống của tập thể di dân, phần trách vụ của chúng ta là biểu dương các giá trị tinh thần mà mình vẫn thiết tha. Hôm nay, những sách, báo, ca, nhạc, họa của chúng ta đang phát biểu; và mai sau những văn hóa phẩm ấy sẽ còn nhắc nhở cho ai nấy biết những lo âu, mừng vui, thấp thỏm của cộng đồng di dân đối với từng diễn biến xảy ra trong nước, những suy tưởng đóng góp của chúng ta vào sự nghiệp tranh thủ tự do trong nước. Không có những cố gắng ấy, cuộc sống của chúng ta ở ngoài lãnh thổ quốc gia chỉ còn là những múa may xuôi ngược để mưu sinh, trong mục đích tự tồn. Như thế sẽ thật là thảm hại. Xe cộ hào nhoáng không đủ, tiền bạc xủng xoảng, nhà cửa thênh thang không đủ: cuộc sống ấy vô hồn.

Anh Mai Thảo,

Là thành phần của thế hệ di dân chống độc tài đầu tiên trong nước, khi thoát ra ngoài, anh đã đem phần còn lại của đời mình đóng góp vào sự biểu dương những giá trị tinh thần của cộng đồng ta ở hải ngoại. Anh tận tụy với công việc mình, và anh đã ân cần hướng dẫn, gây dựng những tài năng thuộc thế hệ sẽ thay thế mình.

Chúng tôi biết ơn những hoạt động không ngừng một đời của anh, và cảm thấy vẫn gần gũi với anh sau khi anh ra đi. Chúng tôi tin rằng anh sẽ thảnh thơi an giấc ngàn thu, vì anh đã chu toàn đẹp đẽ một cuộc đời phong phú.

Anh Mai Thảo,

Chúng tôi vĩnh biệt anh!

Võ Phiến
15-1-1998

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Giêng 201710:21 SA(Xem: 5424)
Vài dòng cảm nghĩ thay cho nén nhang cầu cho linh hồn anh được phiêu diêu.
16 Tháng Giêng 20172:12 CH(Xem: 4894)
Họa sĩ Phạm Tăng sinh năm 1924 tại Ninh Bình, miền Bắc Việt Nam.
13 Tháng Mười Hai 201610:39 SA(Xem: 3824)
Phạm Hầu là lớp thi sĩ xuất hiện đồng thời với các nhà thơ: Lưu Trong Lư, Huy Cận, Xuân Diệu... vào thời Thơ Mới.
30 Tháng Mười Một 20162:51 CH(Xem: 5135)
Mình đang đi trên một con phố mới, hình như ở Hải Phòng. Lạ hoắc song lại có nét gì quen quen mà không tài nào xác định nổi.
21 Tháng Mười Một 20163:11 CH(Xem: 4123)
Khi bố về thì mẹ vẫn nhìn bố, ánh mắt yên tâm hơn. Mẹ thầm lặng hơn bao giờ hết. Dưới mắt bố con chúng tôi, sự thầm lặng ấy càng ngày càng tỏa sáng.
30 Tháng Mười 201610:40 SA(Xem: 5040)
Tô Kiều Ngân tên thật là Lê Mộng Ngân, sinh năm 1926 tại Huế. Tô Kiều Ngân là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, viết nhạc, viết sách dạy thổi sáo - thổi kèn harmonica… Ông đặc biệt xuất sắc ở khả năng ngâm thơ và thổi sáo.
28 Tháng Chín 201610:22 SA(Xem: 4127)
Ông qua đời lúc 7 giờ tối ngày 28/09/2015 tại Santa Ana, California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 90 tuổi.
11 Tháng Chín 201611:02 SA(Xem: 5582)
dutule.com đăng lại bài của Violet Nguyễn viết về Bố - Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng
06 Tháng Chín 201612:19 CH(Xem: 4425)
Hãy nghĩ tới nó. Trong lồng ngực, về phía trái, giữa hai lá phổi úp lên như hai bàn tay khum lại, trên cơ hoành, bằng nắm tay, đập mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây.
30 Tháng Tám 20162:00 CH(Xem: 5653)
Nhà văn Thảo Trường tên thật là Trần Duy Hinh, sinh 1936 tại Nam Định, nổi tiếng tại Miền Nam trước 1975, đã qua đời tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ, ngày 26-8-2010 vì chứng ung thư gan, thọ 74 tuổi.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8910)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17231)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12420)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19156)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9332)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 738)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1111)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1274)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22590)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14124)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19269)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7976)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8914)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8572)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11165)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30811)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20877)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25612)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22984)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21823)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19889)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18130)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19332)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16989)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16171)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24614)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32066)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34980)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,