QUỲNH GIAO - Mãnh lực Văn chương

23 Tháng Bảy 20226:16 CH(Xem: 2099)
QUỲNH GIAO - Mãnh lực Văn chương
Trước khi biết ăn (và nấu) cơm hay phở, chúng ta đã nghe (và nói) tiếng Việt. Lời ăn tiếng nói ấy khiến ta là người Việt, khác với người Hoa hay người Mỹ. Chuyện ăn là quy luật sinh lý khiến cho thiếu ăn thì người ta có thể chết, chứ chưa nghe nói thấy ai chết vì thiếu đọc cả.

Đọc là một sự chọn lựa, một quyền tự nhiên.

Nhưng, đọc chuyện quốc cấm hay viết điều trái đạo thì có khi vào tù, hoặc bị chôn sống. Vì thế, quyền tự nhiên, là quyền đọc và viết, có thể bị giới hạn bởi luật lệ chính trị. Nhưng quy luật chính trị nào thì cũng đổi thay, khác với quy luật vật lý, như sức hút của trái đất, hay quy luật sinh lý, như ăn để mà sống…

Thế thì tại sao văn chương vẫn tồn tại và vượt qua được các quy luật chính trị của một thời? Cũng như vì sao mà ngôn ngữ Việt Nam ngày nay không còn những từ như “xưởng đẻ”, “Cục đường biển” hay “Cục phân bón”? Đó là nhờ khả năng đãi lọc của ngôn ngữ, của chúng ta qua ngôn ngữ.

Khả năng ấy tồn tại là nhờ… văn chương.

Văn chương thật ra chẳng có quyền lực gì cả và nói cho cùng, cũng chẳng giúp ích gì cho sự nghiệp vật chất của người đọc. Nó là một sự phù phiếm cần thiết, khiến chúng ta khác nhiều sinh vật hai chân.

Nó góp phần xây dựng nên tinh thần hợp quần của một cộng đồng cùng chia sẻ một ngôn ngữ. Chẳng vậy mà có học giả đã mạnh bạo tuyên bố “Truyện Kiều còn thì nước ta còn”. Còn là vì còn chung sống và đối thoại trong cùng một ngôn ngữ. Mọi áp lực sử dụng ngôn từ với một nội dung nhất định đều thất bại nếu người ta còn đọc và qua đó còn khả năng đãi lọc. Văn chương có ích và thật ra cần thiết chính là nhờ thống nhất được một cộng đồng qua ngôn ngữ một cách tự nhiên chứ chẳng nhờ bất cứ một tuyên ngôn văn học hay ngữ học nào.

Văn chương còn giúp cho cộng đồng ấy sống và tự thay đổi vì ghi nhận những đổi thay của đời sống qua ngôn ngữ.

Chúng ta đang có một “sinh ngữ” là tiếng Việt mà mình gọi là quốc ngữ, chứ không còn loại “tử ngữ” Hán hay Nôm, chính là nhờ văn chương, từ thế hệ các học giả tân học đầu tiên thời Pháp thuộc cho đến Tự lực Văn đoàn và những cây bút về sau. Chúng ta không còn nói hay viết như các cụ Phan Kế Bính hay Hồ Biểu Chánh cũng là nhờ văn chương, nhờ các tác phẩm văn học xuất hiện sau mấy vị ấy. Nhờ những người như Bình Nguyên Lộc hay Võ Phiến và rất đông đảo tác giả khác.

Điều thích thú nhất trong văn chương là người đọc vẫn có quyền tự do.

Khi buông hòn sỏi thì ta biết quy luật vật lý của từ trường khiến hòn sỏi sẽ rơi xuống đất. Chứ khi đã dựng lên nàng Thúy Kiều hay Loan và Dũng thì Nguyễn Du và Nhất Linh đã trao cho người đọc một quyền tự do khác.

Đó là tự do tưởng tượng. Các nhân vật ấy đều ra khỏi tầm kiểm soát của hai tác giả mà tự do bay bổng trong trí tưởng tượng của chúng ta, của người đọc. Ngay cả trong loại văn chương giải trí là truyện trinh thám, khi nạn nhân bị giết vào giờ ấy phút ấy ở nơi ấy, chúng ta vẫn có quyền suy đoán và diễn giải khác với cốt truyện. Hãy xem các phim trinh thám lấy cốt truyện từ tiểu thuyết thì biết.

Một thí dụ gần với chúng ta hơn, đó là nhân vật Doanh Doanh trong Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung. Nhân dáng hay nhan sắc của nàng thật ra muôn hình muôn vẻ vì tùy vào trí tưởng tượng của chúng ta, đến độ xem phim về Doanh Doanh ta còn cho là hay hoặc dở vì hình ảnh của Thánh cô Doanh Doanh trong tâm trí “nguyên thủy” của mình.

Các tác phẩm văn chương được xem là “hay” đều có nhiều độc giả, nhưng quan trọng nhất là đều cho độc giả nhiều tầm suy tưởng khác nhau, tùy người, tùy nơi và cũng tùy thời. Đâm ra văn học lại là tấm gương phản chiếu tâm tư chính mình, phản chiếu những tầm suy tưởng của độc giả, mà tác giả chẳng thể làm gì được!

Những nhân vật tiểu thuyết hay văn chương ấy, như Thúy Kiều hay Tú Bà, hay cô Tư Hồng của Tam Nguyên Yên Đổ, chàng Vô Kỵ của Kim Dung, nàng Natasha của Tolstoy, hoặc cả Ulysses của Homer, v.v… đã từ một thế giới không thực – fiction – len lén chui vào cuộc sống rất thật của độc giả, có khi còn chi phối cả quan niệm sống của hậu thế nữa.

Mãnh lực của chất ảo trong văn chương là gây ảnh hưởng đến cái thật của đời thường. Đến độ nhiều người đã đội mũ lệch, phì phà điếu thuốc trên môi hay cài hoa trà lên tóc để được giống như người trong truyện!

Có những trường hợp mà nhân vật ảo của văn chương lại bị đóng khung trong cách giã từ cuộc đời, hoặc trong một khuôn khổ lịch sử không thể đảo ngược. Thí dụ như Kiều Phong trong Thiên Long Bát Bộ hoặc Trương Quỳnh Như trong mối tình của Tiêu Sơn Tráng Sĩ. Chúng ta không thể suy diễn sai rằng Kiều Phong vẫn sống hoặc nàng Quỳnh Như sau đó làm lễ vu quy với Phạm Thái và hai người mãi mãi hạnh phúc bên con cháu đầy đàn! Kim Dung và Khái Hưng đóng khung nhân vật của mình vào cõi tịch liêu ấy.

Nhưng, người đọc thuộc loại ngoan cố vẫn có thể luận tiếp rằng nếu sống thì sống cho hào, đã chết thì hãy chết cho hùng như Kiều Phong. Hoặc người lãng mạn vẫn có quyền mơ tưởng đến một mối tình cao khiết như của nàng Quỳnh Như. Và còn sự tù hãm nào ghê gớm hơn một tật bẩm sinh? Người bị tật mà vẫn có con tim nức nở thì có thể tìm sự giải thoát trong văn chương với sự suy tưởng về anh gù nhà thờ Đức Bà Quasimodo của Victor Hugo. Dù cực xấu ở ngoại hình thì vẫn rất đẹp trong nội tâm.

Khi viết bản Giao hưởng số Năm (Fifth Symphony), Beethoven đóng khung âm thanh trong khuông nhạc và mở đầu bằng bốn tiếng gõ của định mệnh (G, G, G, E flat). Người trình diễn không thể chạy ra ngoài bằng những sáng tạo hiện đại, nếu như muốn giữ nguyên giá trị của tác phẩm.

Người viết văn lại khác. Tác giả mở cho độc giả một không gian viễn mơ tự do, và nếu có đóng chốt cốt truyện bằng sự thật mười mươi thì lại gián tiếp dạy ta cách sống hay cả cách chết. Văn chương vì vậy chẳng những khuyên ta nên sống ra sao mà còn khiến ta mong ước là nên chết như thế nào. Ngoài văn chương, phải chăng chỉ có đấng siêu phàm mới có tham vọng ấy? Đó là Thượng Đế, là Phật, là Chúa!

Hèn chi, nhiều người thích viết văn...

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 13773)
Phố chiều nắng vàng màu mỡ gà đang non. Không phải là nắng gắt. Giá là nắng gắt để tôi có cớ mà cáu kỉnh. Cũng không phải là không có nắng để người ta có cảm giác thoải mái dễ chịu khi cởi bỏ mũ,
10 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 11730)
Anh đã có những buổi giới thiệu về thơ và họa ở một tầm hiểu biết sâu sắc. Nhìn dáng người anh là bóng dáng của người tài hoa,
01 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 12492)
Bỗng nghe tiếng í ới gọi nhau rồi tiếng bước chân nhão nhoẹt đi trong con đường ngập bùn. Ông Pù quờ quoạng tìm chiếc đèn pin rồi bấm đèn ra khỏi buồng, nhấc tấm liếp che cửa
28 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 10902)
Về, là về lại một nơi mình đã chia xa, một chốn cũ, nơi mình được ngồi yên lặng để bầu thân thuộc chuyền lại cho mình những dưỡng chất đã tiêu hao theo những dặm dài
23 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 11627)
Tôi mở hộp quà. Bắt gặp đôi mắt. Rực xanh trong bóng tối nhìn tôi lo lắng. Thăm dò bằng những dấu chấm hỏi. Xin đừng e ngại. Tôi mỉm cười làm quen. Đã bắt đầu yêu những hòn bi ve. Tia nhìn xanh dịu dần,
13 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 11632)
Tiếng bánh xe trên phi đạo và tiếng gió ù ù thổi ngược khiến hành khách xôn xao. Cô chiêu đãi viên hàng không lại nói, giọng kéo dài hệt như phát từ một cái máy, nhưng chẳng một ai
05 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 11933)
Không gọi điện báo trước. Em rón rén đẩy cánh cửa gỗ cũ được sơn lại đen bóng, rón rén vén tiếp bức rèm màu xanh nhạt loang lổ những vết bụi bám nước đã khô bước vào phòng ông. Ông đang say sưa
01 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 12027)
Tôi vẫn mê những cuộc hành trình. Có những hành trình thoáng qua trong tôi như cơn gió thoảng. Có những hành trình để lại trong tôi nhiều xúc động. Có những hành trình, dù xa xưa, vẫn đeo theo tôi như
30 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 11471)
Vào đêm mà tôi nghe nhắc đến Ninh Hòa, tôi đã nhớ đến ba tôi đang nằm bịnh, hôm nay khi tôi viết những dòng này thì ba tôi đã đi xa rồi, trong khoảng thời gian ấy tôi có nói chuyệ
29 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 10715)
Tôi tới phòng phòng tập thể dục có thể nói là hằng ngày. Mỗi ngày không tới là tôi cảm thấy bức rức, khó chịu. Đó là một thói quen từ mười năm nay. Tới để chạy bộ trên máy ba mươi phút,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8851)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17188)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12388)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19125)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9295)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 699)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1075)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1242)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22542)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14081)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19226)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7938)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8863)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8537)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11110)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30768)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20843)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25558)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22942)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21783)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19836)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18085)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19295)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16954)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16138)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24551)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32008)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34955)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,