VŨ NGỌC GIAO - Ngày nhàn trắng bay về

14 Tháng Chín 20239:20 SA(Xem: 1421)
VŨ NGỌC GIAO - Ngày nhàn trắng bay về

Đó là mùa hè năm tôi học lớp bốn, ông tôi từ bến sông trở về dắt theo một bé gái trạc tuổi tôi, da đen cóc cáy. Tôi phơi lúa giúp bà ở sân, ngẩng lên thấy nhỏ mặt mũi lem luốc, tóc tai bù xù cháy xém, nhìn tôi trân trân. Bà tôi chưa hiểu chuyện gì, ông tôi đã bảo nhỏ “Thưa bà đi con!”. Con nhỏ lí nhí chào bà rồi lại nhìn tôi, thấy vậy ông chỉ tôi: “Đây là chị Cầm.” Bà tôi lúc này mới lên tiếng “Chứ con bé ở đâu ra vậy ông?” “Nó ngoài bến tôi dắt về,” ông tỉnh rụi rồi hạ giọng “Để tui kể sau, giờ bà coi có gì cho nó ăn chút đi!”.

Bà tôi quày quả vào bếp, lát sau trở ra với tô cơm đầy nhóc và khúc cá kho. Con nhỏ đón lấy tô cơm ăn ngon lành. Lúc này ông mới vẫy bà vô bếp thầm thì, tôi nghe tiếng được tiếng mất. Hóa ra con nhỏ mồ côi cha mẹ ở đâu tận làng bên, lang thang đến làng tôi. Sáng sớm nó ra bến sông, ai kêu gì cũng làm, ngủ thì vạ vật trong cái lều cỏ bỏ hoang. Ông tôi thương tình dắt về. Kể xong ông dỗ dành bà “Nhà mình cũng không khấm khá gì, nhưng bỏ mặc nó thấy tội nghiệp!”. Bà tôi nén tiếng thở dài, ra sau hè ngồi băm bèo. Con nhỏ thấy vậy nhanh nhảu chạy lại đỡ cái dao trên tay bà “Bà để con!”. Giọng nhỏ nhẹ dễ thương, ngược hẳn với vẻ ngoài cóc cáy. Bà tôi ngồi nhìn nhỏ băm, hai tay lẹ làng, gọn tưng; rồi nhẹ nhàng bảo “Để đó cho bà, con ra chơi với chị Cầm đi!”.

Cầm tôi ngay lúc đó đứng phắt dậy vào nhà, có chút gì như hờn dỗi, tủi thân. Cháu nội gái duy nhất mà ông bà cưng chiều từ nay đã có thay thế. Ông lại dỗ dành tôi “Em nó mồ côi, khổ cực, con nên thương em!”. Nói rồi ông kéo tôi ra sân. Con nhỏ băm bèo xong đứng lên nhìn tôi, lần này có phần e dè rồi cúi xuống, ngón chân cái di di trên cái sân gạch đóng rêu. Lúc này bà tôi mới quay qua hỏi “Ủa, mà con tên gì?”. “Dạ, Xí”, con nhỏ lí nhí đáp. Ông tôi cười khà khà xoa lên cái đầu rối bù của nó “Từ giờ về với ông bà, tên con sẽ là Nhàn” ông quay sang tôi “Còn đây là chị Sâm Cầm, cháu ông toàn tên của loài chim thôi” rồi ông lại cười khà khà. “Sao ông lại gọi em là Nhàn?” - tôi tò mò. “À… Chiều nay lúc ở bãi bồi ông nhìn thấy trên sông một con nhàn trắng bay về, miệng tha một nhánh cây khô rồi đậu xuống trên bãi cuội ven sông, đúng lúc đó Nhàn kéo bó củi đi qua”, nói đến đây ông trầm ngâm.


Tôi nhìn thấy trong đôi mắt ông nỗi thương cảm, bà tôi cũng quay đi giấu nỗi xúc động, giục tôi dọn cơm. Tôi sắp chén đũa ra mâm, quay qua thấy Nhàn đứng tựa bên cây rơm, tay vân vê lai áo, mặt nhìn ra đồng, thấy tội nghiệp tôi gọi “Lại so đũa đi Nhàn.” Lúc này Nhàn mới khép nép ngồi xuống so đũa.

Trong bữa ăn nhỏ ngồi bên bà tôi, nhỏ nhẻ ăn, có vẻ như còn no vì tô cơm lúc xế. Trong lúc ngồi ăn tôi nhìn Nhàn rõ hơn, trên gương mặt lem luốc là đôi mắt sáng trưng, khóe miệng lún sâu một hạt gạo thiệt duyên, dù bộ quần áo trên người Nhàn tả tơi bốc mùi chua lè. Ăn xong Nhàn nhanh nhảu bưng mâm ra ảng nước ngồi rửa. Sẩm tối, đưa cho Nhàn bộ quần áo, tôi rủ nhỏ ra giếng tắm. Tắm xong Nhàn mặc bộ đồ vào đứng ngắm nghía, hết kéo cái cổ áo viền đăng ten xuống coi, lại mân mê cái nơ trước ngực, lẩm bẩm “Bộ đồ đẹp vầy mà chị cho em!”. Phải công nhận tắm rửa xong thay bộ đồ khác, trông Nhàn sáng sủa hẳn ra. Đêm đó Nhàn ngủ cùng bà và tôi. Tôi nằm giữa, quay sang ôm bà để “xác nhận chủ quyền.” Tôi thiếp đi, nửa đêm gà gáy tôi giật mỉnh tỉnh giấc thấy Nhàn còn trằn trọc. Sáng thức giấc tôi đã thấy Nhàn lui cui dưới bếp phụ bà cơm nước, tôi quờ tay qua, cái gối Nhàn nằm ướt mem, hóa ra đêm qua nhỏ khóc.

Suốt kỳ nghỉ hè Nhàn luôn quẩn quanh bên tôi. Ngày tôi sửa soạn trở về thành phố, ông tôi cũng tất bật đạp xe đến trường làng xin cho Nhàn đi học. Nhàn vào lớp một vì chưa biết đánh vần. Đêm đó tôi và Nhàn rì rầm suốt đêm, bà phải giục ngủ sớm lấy sức mai còn đi xe đò.

Nhàn theo ông đưa tôi ra đường quốc lộ, gửi tôi lên chuyến xe đò quen thuộc trở về phố. Hôm đó trời trong, hai bên đường hoa sầu đông lả tả rơi. Tôi nhìn sang thấy mắt Nhàn rưng rưng, nó nắm tay tôi cho đến khi tôi lên xe, xa khuất.

.

Bao nhiêu mùa hè trôi qua tôi không còn nhớ nữa, kể từ ngày Nhàn về với ông bà tôi. Lên cấp hai tôi về quê nội thưa dần. Lần nào nghe tin tôi về Nhàn cũng ra tận đầu làng đón. Nhàn chở tôi ngồi đằng sau, lúc lắc trên chiếc xe đạp nặng như con trâu sắt, hai đứa vừa đi vừa dí dủm chuyện trò.


Vườn nhà nội tôi ngày càng xanh um, đàn vịt dưới ao sinh sôi, con nào con nấy núc ních. Ngoài giờ học, suốt ngày Nhàn ở ngoài vườn chăm từng luống rau. Ông tôi nay không còn nhanh nhẹn, ông ngồi góc nhà ngước đôi mắt kèm nhèm nhìn ra, thấy tôi về ông hay thủ thỉ “Con coi dắt em Nhàn lên thành phố cho nó đi học với.” Lần nào tôi hỏi Nhàn lên thành phố với tôi nhé, nhỏ đều cười, rơm rớm “Em ở đây với ông bà!”.

Ông bà tôi yếu hẳn, Nhàn cáng đáng hết việc nhà. Nhàn lên cấp ba, mẹ tôi may mấy bộ áo dài trắng gửi về cho Nhàn. Bước sang tuổi thiếu nữ, Nhàn ôm cặp thướt tha trong bộ áo dài đi học, đám trai làng cứ trộm nhìn. Tốt nghiệp đại học, tôi ra trường đi làm, Nhàn thì học xong cấp ba nhưng không chịu thi vào đại học, mà quanh quẩn bên ông bà. Ngày ngày Nhàn ra vườn chăm luống rau, đàn vịt dưới ao.

… Một buổi chiều đi làm về tôi thấy mẹ tất bật gói ghém các thứ, ngẩng lên thấy tôi mẹ giục “Con sắp xếp mai nghỉ một hôm, theo bố mẹ về quê bàn chuyện cưới xin cho em Nhàn, ông vừa nhắn lên”. Hôm đó cả nhà tôi về đến quê thì trời đã chiều, bà tôi ra đón từ đầu ngõ, kéo bố mẹ tôi vào nhà bà bù lu bù loa:

- Các con xem mà bảo nó. Giỏi giang hiền lành nhất cái làng này, trai làng xếp hàng ngoài ngõ mà không ưng, giờ một mực làm vợ thằng Lăng.

- Lăng nào hả mẹ? - Bố tôi hỏi.

- Thằng Lăng ở phía sau nhà mình, vợ mất để lại con gái nay 5 tuổi rồi.

Bố tôi nhìn mẹ. Mẹ tôi lúc này mới quàng tay qua ôm bà.

- Chuyện vợ chồng là duyên số...

- Nhưng thằng Lăng gia cảnh khổ quá. Mẹ sợ con Nhàn sau này sẽ khổ - Bà tôi vẫn chưa nguôi.

Tôi ra vườn tìm Nhàn, một lúc mới thấy Nhàn lội dưới ao lên, hai ống quần xắn lên quá gối. Thấy tôi Nhàn cười tươi rói “Chị đợi em tí, em lùa vịt vào chuồng đã.” Nhìn gương mặt Nhàn đong đầy sự đằm thắm dịu dàng của người được yêu thương, tôi thầm mừng cho em.

Lễ cưới Nhàn tổ chức giản dị, chỉ vài mâm cơm hai họ. Trong chiếc áo dài hồng giản đơn, Nhàn đi bên chồng, gương mặt sáng bừng hạnh phúc. Bé gái lăng xăng chạy quanh, thỉnh thoảng dừng lại níu tay Nhàn thì thầm điều gì không rõ, chỉ thấy Nhàn dịu dàng cười “Mẹ biết rồi!”.

Hôm cả nhà tôi lên lại thành phố, chồng Nhàn tất bật gói ghém các thứ quà quê, Nhàn sà xuống bên chồng, tíu tít. Vợ chồng Nhàn đưa cả nhà tôi ra tận quốc lộ. Ông bà cũng ra đầu làng tiễn. Để chồng chuyện trò cùng bố tôi, Nhàn đi chậm lại dìu ông nội. Ông giờ chậm lắm rồi, nhìn thiệt thương, Nhàn quay sang mẹ tôi thủ thỉ “Vợ chồng con sẽ về ở cùng ông bà, cả nhà cứ yên tâm!”. Tôi nhìn thấy trong mắt mẹ nỗi xúc động, mẹ nắm tay Nhàn
thật chặt.

Đến cuối đường làng, ông tôi bỗng dừng lại, ngước đôi mắt kèm nhèm, bàn tay run run đưa lên che nắng, trong nắng mai một đàn nhàn trắng từ bến sông bay về, chúng chao đôi cánh mỏng lượn một vòng trên cánh đồng rồi bay tít ra sông. Ông kéo tay bà chỉ đàn chim đang khuất dần trong mây “Bà nhìn thấy không... Nhàn trắng lại bay về...”.l



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười Một 20234:51 CH(Xem: 962)
Rồi một hôm tôi gặp nàng. Nàng trẻ trung, xinh đẹp, ăn mặc hợp thời trang, nói năng dịu dàng.
14 Tháng Mười Một 20238:45 SA(Xem: 1482)
Tôi muốn gào lên chua xót. Tôi bỗng nhiên thấy cuộc sống hiện giờ của tôi vô nghĩa xiết bao. Con trâu đen, con trâu đen trong thời thơ ấu của tôi nay ở đâu rồi?
12 Tháng Mười Một 20237:45 SA(Xem: 1003)
Quan trọng là, bất cứ hoàn cảnh nào, Du vẫn luôn ở đó bên tôi, chưa bao giờ mảy may mình có là hoàng tử hay không./.
07 Tháng Mười Một 20231:11 CH(Xem: 1568)
Chị thấy như có những con sóng đập mạnh vào lồng ngực, siết chặt trái tim, làm co rút thái dương. Chị muốn gục xuống vì bất an hoảng hốt và thất vọng.
31 Tháng Mười 20238:36 SA(Xem: 1338)
Hamsun Knut, nhà văn rất nổi tiếng của Na Uy, sanh năm 1859 ở Lom. Mất năm 1952.
28 Tháng Mười 20234:26 CH(Xem: 1682)
Một buổi trưa, tại Cần Thơ, trong ngôi quán ở đầu một ngõ hẻm gần bến xe Lam, lần đầu tiên tôi chú ý đến điệu bộ có vẻ ngộ nghĩnh của người chủ quán.
21 Tháng Mười 20239:34 SA(Xem: 1334)
Lam xuống chân đồi, sau lưng cô bóng chiều chập choạng…
07 Tháng Mười 20234:42 CH(Xem: 1611)
Con gà tre nhà ai không biết, mới sáng sớm đã bò sang vườn tôi, đứng trên giàn đậu quyên mà te te gáy vài tiếng.
29 Tháng Chín 202311:42 SA(Xem: 1599)
Tối nay, nhìn quanh mình chỉ thấy những khuôn mặt hồn nhiên rạng rỡ,
22 Tháng Chín 20235:56 CH(Xem: 1107)
Cùng chọn hệ thống xa lộ thông tin chằng chịt trên mạng Internet làm chốn rong chơi. Cùng trượt êm qua thế giới phẳng, ảo, ngày nọ họ tình cờ gặp rồi quen nhau.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8860)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17195)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12393)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19129)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9299)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 703)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1080)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1245)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22545)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14083)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19232)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7943)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8872)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8543)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11119)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30773)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20847)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25565)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22948)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21788)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19844)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18089)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19301)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16959)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16142)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24560)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32021)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34956)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,