TRẦN BẢO ĐỊNH - Người đội trưởng đội xe ba gác đạp ở Hậu Nghĩa

17 Tháng Mười Hai 201611:27 SA(Xem: 6743)
TRẦN BẢO ĐỊNH - Người đội trưởng đội xe ba gác đạp ở Hậu Nghĩa
 
1.

H. đậu ghe ngoài vàm chờ con nước. Trăng đầu hôm, đầu tháng còn rất non, không đủ sáng soi mặt sông. Nằm hút thuốc ở mui ghe, anh nhớ lại quãng đời mình về tá túc quê vợ ngót nghét cũng gần năm năm. Cái xứ Bình Thành sống từ nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông đã, cho anh ăn nhờ ở đậu để nuôi vợ nuôi con. 

Bằng đôi cánh tay, anh đã nỗ lực hết sức mình, kiếm miếng cơm manh áo từ đôi cánh tay gân guốc: Chèo ghe!Một cái nghề - chưa biết phải là cái nghiệp hay không - đời anh, chẳng bao giờ nghĩ tới. Rừng tràm bạt ngàn xuyên qua những cánh đồng năng, sậy, lát...mênh mông. Mùa nước nổi như biển, mùa khô phèn dậy tróc da. Đêm uống rượu một mình trên ghe, nghe tiếng chim từ quy lẻ bạn gọi vọng về, anh nhớ làng quê khôn xiết: Cái làng Chuồn, tên chữ An Truyền yêu dấu, nhớ phá Tam Giang, nhớ ngày lễ hội Thu Tế, nhớ giọng hát Thài, nhớ hương men rượu làng Chuồn, nhớ những khoanh bánh tét mùi nếp thơm lừng vùng đất sáu tháng khô, sáu tháng ngập...Nhiều lúc, anh bật khóc giữa khuya xứ vợ, khi nhớ hình ảnh mạ mặc áo tơi, triêng gióng oằn vai gánh cá chạy chợ lúp xúp dưới trời sương, trên con đường đá xanh mà mỗi lần, chưn dẫm phải viên đá cuội đau thốn óc.

Chàng thanh niên họ Hồ làng Chuồn lên kinh thành Huế học chữ, làm thơ... Vì là, họ Hồ Văn nên không đường khoa bảng như họ Hồ Đắc. Người đời thường bảo:Mộng là thực!Với anh, mộng không là thực. Bởi, anh mộng một đường mà thực đi một nẻo. Anh xa Huế vô Nam giữa năm tháng cuộc chiến bước vào giai đoạn tàn khốc nhất. Và, anh gặp những người đồng hương trên đất Sài Gòn nửa hòa bình nửa chiến tranh nhưng, khó có thể gặp những người đồng khói!Khác chi, người nòi tình không thể tìm ra người đồng điệu.

Rồi, sau ngày dứt can qua, anh không quay về nơi chôn nhau cắt rún. Đời anh, đã là chim liền cánh cây liền cành với nàng thôn nữ đất Bình Thành thuộc khu chiến Đông Thành do tướng Nguyễn Bình xây dựng. Bám vùng sông nước cuối dải miền đất miền Đông Nam Bộ, cuộc sống ở đây là cuộc sống thương hồ. Không biết bơi, biết chèo...sao biết chống? Bên vợ, tập anh bơi, tập anh chèo...tập anh chống. Nghĩa là, từ rày đôi cánh tay anh trở nên đôi cánh tay chủ lực gia đình!

Năm năm luồn lạch sông hồ, nước ngược nước xuôi, thuận buồm nghịch gió...anh chơi ráo. Tiếng Huế trộn lẫn giọng Nam...bà con quê vợ nghe thương đáo để. Hết mùa chở bàng, tới mùa chở củi, chữ nghĩa trôi theo từng giọt mồ hôi, thơ văn chín mũn theo từng cơn sôi nước mắt. Làng Chuồn thiếu ăn trong ngày giáp hạt của những năm bao cấp, anh bàn với vợ rước ba và hai em gái sống cùng. Vợ anh vui ra mặt, vì được sum họp với nhà chồng.

*

Đêm hôm, anh chèo ghe một mình trên sông nước mờ sương khói. Những tiếng hò ai đó văng vẳng vang xa, khiến lòng anh buồn rười rượi. Ngày mai, anh rùng mình không biết vì trời khuya lạnh hay vì, nghĩ đến ngày mai!? Gặp lúc, gió ngược, nước ngược...mọi thứ đều ngược; anh cột bánh lái ghe, chuyển tay chèo ra phía mũi...kiểu dắt ghe dập dềnh nhảy sóng nước! Thương con cảnh ngộ sơn trường, ba anh đòi theo ghe. Anh bấm bụng, chìu ba. Người thợ máy sửa ô tô ngày xưa, giờ cùng tắc biến lão đi ghe trên vùng sông rạch Đức Huệ. Ba ngồi mũi ghe rọi đèn, đôi khi ngủ gục xém rớt sông. Những dòng nước mắt của anh lặng lẽ chảy trong đêm tối!

Vợ chồng anh đưa ba và hai đứa em gái ra chợ Bàu Trai, Thị trấn Hậu Nghĩa ở đậu nhà người bà con tốt bụng bên nhà vợ. Ba chuyển nghề sửa ô tô qua sửa xe đạp, xe gắn máy nuôi hai đứa em ăn học. Nằm đêm trên cái ghe cần câu cơm, anh nghĩ: Trời vẫn còn thương anh và gia đình.

Thời gian sau nầy, việc sống bằng nghề ghe không còn thuận lợi như trước. Vợ kêu anh bán ghe, nhảy lên bờ, sang xe ba gác đạp, chuyển nghề. Bỏ đôi mái chèo ở lại bến sông!


2.

Mùa khô năm 1984.

Tính tôi thích lai rai chuyện đời mà, lai rai chuyện đời thường khi chỉ có nơi người''cần lao đói khổ''và giới ''nghèo mạt hạng'' trong cái xã hội kim tiền bước lên ngôi vua - chúa! Vì vậy, thường khi hết giờ mần việc, tôi hay lân la uống rượu với những người anh em bất kể nguồn gốc, xuất xứ. Thiệt tình, tôi thích nghe chửi hơn nghe khen. Khoái bị chỉ trích hơn lời khen có cánh. Bởi, mỗi câu chửi, mỗi lời chỉ trích dù ác độc, tàn nhẫn đến đâu cũng chở theo mầm mống đáng trân trọng của nó, giúp người nghe sửa mình. Còn chửi, còn chỉ trích là, còn tin và hy vọng!Trong lời khen dù lời khen có cánh cũng có mầm độc hại hư người, bất luận đó là lời khen chân thật nhất. Má tôi, hồi còn sống trong bom đạn đã dạy tôi: Phải yêu thương và gìn giữ sự sống của con người dù, kẻ đó có thể giết chết con. Xin bạn đọc đừng ''bịt tai, bịt mắt, bịt miệng'' hãy cho phép tôi nổ về cái thằng tôi một chút xíu cho đã cái sự đời gặp thoáng qua anh H.V. H., Đội trưởng Đội xe ba gác đạp Thị trấn Hậu Nghĩa. 

Tôi biết anh Hai Ch., thông qua các anh Sáu X. và anh Út T...Các anh đó, thời bấy giờ đương lãnh đạo huyện Đức Hòa-Hậu Nghĩa. Anh Hai Ch. là bạn học cùng lớp thời trung học với các anh và các anh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giúp người bạn học cũ. Tôi trân quý các anh ở điểm sống có tấm lòng. Một khi tôi ''đã chịu đèn'' - xin lỗi, không phải ''khớp đèn'' - với ai, tôi liệng áo mũ vào ngăn tủ đơn vị khóa lại, để tôi ''phạch ngực'' chơi rất thực cái thằng tôi ''ruột ở ngoài da''. Dân quê tôi gọi là, hết mình! Người chiến binh gọi là, chơi tới bến!

Tôi gặp anh H., từ anh Hai Ch. Khi anh Ch. nghỉ đạp xe và sang xe ba gác thì, anh H. nhận nhiệm vụ Đội trưởng. Thiệt ra mà nói, tôi chẳng để ý gì về anh, bởi anh ít lời và ít bộc lộ tình cảm, giữ mình theo tâm tính Huế. Tôi không biết anh từng làm thơ, in thơ...và thi sĩ!

Anh lọt sổ trong tàng thư lưu trữ bộ nhớ của tôi. Tôi quên anh!

*

Anh bỏ nghề sống bằng đôi tay, chuyển sang sống bằng nghề đôi chưn: Đạp!

Những con đường quê trải nhựa hay đất đỏ đến Hóc Môn hoặc tới Trảng Bàng, đôi chưn anh đạp tới đạp lui mòn sên mòn xích. Đạp đến đỗi muốn rụng hai đầu gối, run cặp giò...Đêm nằm nhớ câu ''An cư tư nguy'', lật đật ôm mùng, mền, chiếu, gối... ra sân ngủ cùng xe ba gác. Vợ bực cái mình, tay chống nạnh, chưn dậm ngạch cửa, miệng cự nự om sòm:

- Có nhà sao không ngủ. Ngủ ngoài sân?

Anh đành cắn răng, nói ẩu:

- Ngủ giữ xe!

Rồi, sẵn trớn dọa luôn:

- Thôi thì, chìu bụng mình, tôi vô nhà ngủ và nếu, sớm mai ''xe ba gác đạp không cánh mà bay'', mình trân mình chịu chớ trách tôi, nghen! 

Vợ nghe chí phải, mất xe là mất cần câu cơm. Chớ thiệt lòng, anh sợ lúc nửa đêm về sáng vợ dựng dậy bắt trả bài thì, ''rục tùng''. Bài rớt từng chữ dọc đường gió bụi áo cơm, còn hơi sức đâu đánh vần học thuộc bài mà trả!?

Nhiều hôm đuối, thân kiệt nước, mình mẩy không lấm tấm mồ hôi...đôi mắt mờ vì mệt và đói. Tưởng chừng anh quỵ xuống nhưng, hình như có luồng sinh khí mới vực anh đứng dậy. Theo anh, đó là luồng sinh khí của hồn thơ từ cái thuở ''Cuồng Biển'' chốn quê nhà.

Khoảng giữa năm 2015, tôi đến 27. Nguyễn Thị Diệu uống cà phê cùng anh T và  D. Tại đây, anh  D. giới thiệu anh với tôi, rằng:

- Đây là, nhà thơ T. H. T.!

Tôi ngờ ngợ quen quen, có cảm giác đã gặp anh đâu đó. Một hôm, chắc là ngẫu hứng, anh tặng tôi cùng lúc ba tập thơ:Hành trình phiêu lạc(2003), Đi, Đứng và Chạy với thời gian(2012), Phục Hưng tôi và em(2013). Tôi hỏi thăm gia cảnh anh...Thì ra, anh chính là người Đội trưởng Đội xe ba gác đạp H ở Thị trấn Hậu Nghĩa mấy mươi năm về trước.

*

Sau nầy, có anh bạn nhà thơ nói với tôi:

- Nhà thơ T. H. T. thuộc lớp người sinh bất phùng thời!

Tôi cười, nói vui cùng anh bạn.

- Chính lớp người như H., như tôi...sinh ra rất phùng thời chớ không phải bất phùng thời. Cái thời chúng tôi đã sống, đang sống có muôn vàn điều trăn trở, thổn thức để mà viết. Mai kia, yên bình kiếm đâu ra? Chỉ sợ mình chưa đủ cái tâm, cái tầm...cái bản lĩnh người cầm bút, chưa viết tròn câu thì, đã ''tự sợ'' vãi ra rồi!

Tôi chợt nhớ lời Nguyễn Bá Học:''Đường đi khó.không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông!''. Câu văn nghị luận từ thời học trung học đệ nhất cấp, như nhắc nhớ anh và cũng là, nhắc nhớ tôi!./

TBĐ
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 6629)
Mưa. Những con đường chìm trong màn nước bàng bạc. Những chiếc xe lao qua vội vã. Nó đưa tay hứng những hạt mưa, miệng lẩm nhẩm hát:
09 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 9247)
Tiểu Tử đứng một chân trên đầu bông cây Lác mọc ven đìa, mắt ngong ngóng về bờ Nam chờ Chuồn Tím
07 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 9279)
Có thứ tình nào không đẹp, không đào sâu hơn vào bề mặt hiện tại dễ bơ vơ lẻ loi này. Chắc tình là đạo, là giải thoát, và chỉ có con người mới có sức mạnh mang hạnh phúc lớn nhất đến với con người.
05 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 6526)
Đang ngồi lừng khừng trên băng ghế gần cổng số 20 chờ giờ lên tàu bỗng một giọng nữ cao the thé qua máy phóng thanh xướng tên hành khách nghe quen quen, hóa ra là mình.
04 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 7410)
(truyện hư cấu, không nhắm vào ai, chỉ nói về sinh mệnh con người….. )
30 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 7985)
Nhà tôi mái bằng, vuông như hai cái hộp kê khít lên nhau, thừa mỗi đoạn đuôi ở tầng một làm công trình phụ. Bà sai thợ sắt dựng ở hai bên ban công một giàn hoa xương cá.
19 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 6841)
Nắng cuối ngày chiếu nốt nhịp điệu hối hả lên nhiều mặt hàng gốm sứ vẫn đang được đưa lên khoang thuyền.
17 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 10441)
Đương lui cui luộc nồi khoai dưới bếp, nghe con cháu thưa hỏi đi dìa, dì Năm Chạch hớt hơ hớt hải chạy theo ra bến sông níu áo con Tư.
12 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 7618)
Ngày mai đã là mùa đông. Cả thành phố lại rợp màu sắc sặc sỡ của hàng trăm loại áo khoác người ta khoác lên người để chắn che cái khắc nghiệt của thời tiết.
07 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 5917)
Tiếng súng xa dần thành phố, những đoàn người lê thê lếch thếch di tản ở đầu cuộc chiến bây giờ cũng lần lượt trở về.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8859)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17195)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12390)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19129)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9299)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 702)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1080)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1244)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22544)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14083)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19230)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7941)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8871)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8542)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11117)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30772)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20847)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25565)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22947)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21787)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19843)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18088)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19301)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16958)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16142)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24558)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32019)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34956)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,