VŨ THƯ HIÊN - Dân mình thật tình cảm.

24 Tháng Tư 201712:59 CH(Xem: 5859)
VŨ THƯ HIÊN - Dân mình thật tình cảm.

Lễ mừng thượng thọ Cụ Thượng Đức sẽ được tổ chức đúng vào rằm tháng bảy này. Hội đồng hương xã Hương Phấn đã ra quyết nghị.

Lễ sẽ làm ở hai nơi – ở thủ đô và ở quê. Lễ chính ở thủ đô, ở quê là lễ vọng. Dân làng sẽ được xem truyền hình trực tiếp lễ chính, được nghe Cụ phủ dụ qua tivi. Ông Bành, chủ tịch hội đồng hương, vênh mặt tuyên bố với đại diện xã. Ông Chuộc chủ tịch ủy ban cũng là người trong họ, hộc tốc bốc gan đáp tàu ra ngay thủ đô để trực tiếp bàn với ông Bành việc tổ chức ở quê sao cho bảnh. Hai người gặp nhau ở một nhà hàng sang, bàn mọi chi tiết mất một buổi tối, rồi chia tay trong hể hả. Không hể hả sao được khi người làng mình, người họ mình, có được quyền cao chức trọng như Cụ?

Cụ là người có công to nhất với làng. Vinh danh Cụ không lúc nào bằng lúc này, khi Cụ tròn bảy mươi. Thời bây giờ, tuổi thọ trung bình cao, không mấy ai mừng thượng thọ vào dịp thất tuần nữa, nhưng mình cứ làm theo lệ cổ là hơn. Hai lãnh đạo gật gù nhất trí. Không làm bây giờ thì đợi mười năm nữa à?

Thứ nhất, phải làm trong lúc Cụ vừa được lưu lại cương vị cao nhất nước, bỏ qua hạn tuổi theo quy định của nhà nước. Quan trọng hơn là phải làm trong lúc Cụ còn tại vị, tức là còn có thể tiếp tục gia ân điều gì đó cho làng. Cụ, duy nhất có Cụ, mới có khả năng tổ chức, sắp xếp đưa một phần ba dân xã ra thủ đô, để rồi người nọ cài cắm người kia thành cán bộ hết, từ cấp thấp đến cấp cao. Ơ hay, còn không phải à, ngay giữa trái tim của cả nước mà dân Hương Phấn có thể họp xóm thì thử hỏi làng nào, xã nào có thể làm được như thế?

Thật vậy, ở thủ đô có vô khối hội đồng hương, nhưng đều là đồng hương tỉnh. Chỉ duy nhất có một hội đồng hương xã là của Hương Phấn.

Thứ hai, nhân sự kiện này mà rửa mặt cho làng. Tục truyền rằng thời xưa vua Lê bị quân Minh rượt đuổi chạy qua An Cựu, dân làng đã không chứa chấp lại còn xua đuổi. Ngài giận lắm. Kịp khi thắng giặc rồi đi ngang, nhớ lại chuyện cũ, tức khí lên ngài mới truyền tả hữu đổi tên An Cựu thành Ăn Cứt. Các quan văn băn khoăn – vua tính thẳng ruột ngựa, quen ăn nói theo cách dân dã, nhưng giờ quân khởi nghĩa đã có triều chính, đặt tên quá nôm na như vậy rõ ràng không tiện. Bèn lựa lời can gián, xin ngài ngự đổi Ăn Cứt thành Hưởng Phân, tức là giữ nguyên nghĩa đen nhưng nghe không tục. Ngài cười lớn, phán: ừ, thế cũng được. Nhiều đời bô lão đã khăn gói quả mướp vào kinh chạy vạy xin những triều sau cho đổi tên mà không được. Mãi đến đời Tự Đức, nhà vua yêu văn chương tao nhã, sau khi suy nghĩ lung mới dụ xuống cho đổi Hưởng Phân thành Hương Phấn. Nay là lúc phải xướng to lên cái tên Hương Phấn để cho thiên hạ ghi lòng tạc dạ, kẻo nhiều đứa xấu bụng hễ có dịp là lại nhắc chuyện xưa.

Ấy thế nhưng mấy ngày sau, khi hai bên đã a lô cho nhau hằng ngày hằng giờ về mọi chi tiết cho lễ mừng ở cả hai nơi, thì tình hình lại xoay ra thế khác. Nghe ông Bành lên trình về việc chuẩn bị, Cụ bất ngờ ngãng ra:

Được, tốt. Nhưng ta đã nghĩ lại. Các người biết một mà không biết hai. Chính trị là lôi thôi lắm. Làm việc gì cũng phải ngó trước ngó sau. Như đánh cờ ấy, phải tính trước nhiều bước. Sai một bước là hỏng con mẹ nó ngay một ván. Cây càng cao gió lay càng dữ. Làng biết công ta, muốn làm thượng thọ cho ta, ta vui lắm chứ. Nhưng để ta nghĩ cái đã: nên hay không nên trong lúc này?

Ông Bành mặt đánh chữ nãi, ngước cặp mắt hấp háy nhìn cụ:

Dạ, nhờ Cụ dạy, chứ lũ chúng con đầu óc nông cạn, không tính xa được. Có điều, con vẫn nghĩ…

Cụ nhăn mặt:

Anh nghĩ sao?

Con nghĩ: Cụ ở ngôi cao, hỏi đứa nào dám phá lễ? Chúng nó không biết sợ là gì ư? Tưởng Cụ không biết cách cho chúng nó hộc máu ra hay sao? Mà làm thượng thọ Cụ là dân biết ơn Cụ, dân làm, mắc mớ gì đến đứa nào?

Cụ đang ăn dở quả cam, nhè hạt, nhổ xuống sàn:

Là nhà anh nghĩ nông thôi. Sơ hở một chút là lũ nhãi ranh lập tức bới bèo ra bọ, huyên truyền rằng ta đây khoe mình. Bây giờ gọi là thời dân chủ, thằng cùng đinh cũng ăn nói vung xích chó, chẳng còn biết kiêng nể là gì.

Ông Bành nói như mếu:

Khốn mọi việc chúng con đã sắp xếp đâu vào đấy cả, thưa Cụ: rạp dựng làm sao, kiểu gì, cờ quạt, chiêng trống, cỗ bàn thế nào, tất tần tật mọi thứ. Bên truyền hình cũng đã phân công ai quay phim, ai đạo diễn. Giờ mà đổi thì khó cho chúng con lắm.

Cụ nhăn trán, ngẫm nghĩ một giây, phán:

Ta biết, ta biết. Cơ mà làm thượng thọ cho ta lúc này e không hay, chuyện nhạy cảm – làm càng to càng rách việc. Ngay mấy anh lão thành có quá khứ chiến đấu vẻ vang, thành tích đầy mình, về hưu rồi mà còn không dám làm thượng thọ, huống chi ta chưa hề bắn phát súng nào. Anh không biết chứ những đứa thối mồm vẫn tung lời đồn thổi nói ta địa phương chủ nghĩa, cài cắm con cháu nội ngoại, đồng hương đồng khói khắp nơi…

Ông Bành gãi đầu thẽ thọt:

Vậy, thưa cụ, hay là… ta cứ làm, nhưng vừa phải thôi.

Ta nghĩ đã. Làm gì, làm thế nào đều phải nghĩ cho chín. Phải có kế. Phải tìm ra cách gì đó thật rắc rối – làm mà lại ra không làm.

Ông Bành chớp mắt lia lịa, dấu hiệu của sự suy nghĩ lung.

Vậy, thưa Cụ, hay là… ta bãi cái truyền hình?

Cụ gãi cằm:

Bãi! Nhưng chớ quên khoản bồi dưỡng anh đã hứa với người ta. Bận này còn bận sau. Thông tin tuyên truyền là ngành quan trọng bậc nhất. Chớ có làm chúng nó mất lòng.

Ông Bành thở ra:

Dạ. Con hiểu ạ, nghĩa rằng mình vẫn làm, nhưng tránh tiếng om sòm. Chi cho bên truyền hình cũng không bao nhiêu đâu ạ, thưa Cụ, chúng con lo được. Họ cũng chẳng dám đòi hỏi. Họ chỉ buồn nỗi không được vinh dự đưa hình ảnh lễ của ta lên truyền hình thôi. Cái an ủi phí, theo lệ, con hiểu mình phải làm, không thể bỏ.

Ờ, nghĩ được chu đáo thế là tốt.

Dạ.

Ông Bành chắp hai tay, đầu cúi thấp, xin cáo lui.

Cụ đã quyết thì đành chịu, chứ trong bụng, ông lo lắm. Ý Cụ là thế, nhưng khi mọi người đã bắt tay vào việc tổ chức, hủy ngang xương thế này thì mọi hệ quả vẫn cứ là rơi xuống đầu ông.

Ông về nhà, nằm vắt tay lên trán, nghĩ mưu.

Nghĩ mãi không ra, lại vùng dậy, tìm mấy ông trong hội đồng hương cùng bàn. Ý kiến nhiều, nhưng mâu thuẫn nhau, không kế nào được coi là vẹn toàn.

Chính Cụ lại là người gỡ rối. Cụ cho người tìm ông Bành, nhắn:

Nhà anh hãy loan tin: toàn đảng toàn dân Hương Phấn nhất trí cao muốn làm thượng thọ thất tuần cho Cụ, nhưng khi trình lên thì Cụ kiên quyết không cho, nói thế nào cũng không cho. Đồng thời phải đưa tin ấy đến tai các ngành các cấp, nhắc họ dịp vinh danh Cụ vào ngày này. Người ta chắc chắn phải tới chúc thọ Cụ. Khi ấy người Hương Phấn sẽ đi lẫn vào đấy mà chúc thọ. Như thế là làm mà không làm, không làm mà làm. Còn ở quê thì cứ kế hoạch đã bàn. Chuyện địa phương, không ai chú ý.

Ông Bành vỗ đùi đánh đét:

Cụ nhà mình thánh thật. Thế mới là kế: làm mà không làm, không làm mà làm!

Quả nhiên, sáng hôm rằm tháng bảy, ô tô đã nườm nượp đến đỗ trước cửa nhà Cụ. Công An phải dẹp đường, cấm người đi bộ được vào phố. Báo hại người Hương Phấn nào không có ô tô phải đứng từ xa hướng về dinh Cụ mà bái vọng.

Mãi đến tối, khách khứa đã về hết, ông Bành mới vào được dinh.

Cụ ngồi ở xa-lông, gật gù bảo:

Thấy chưa, anh Bành? Thế nào là mưu cao, thế nào là kế sâu? Nông cạn như các anh dễ hỏng việc lắm. Từ việc nhỏ cho tới việc lớn đều phải tính toán, phải nặn óc cho ra được mưu kế. Bài học cho các anh đấy.

Ông Bành cười tươi, gật lấy gật để:

Cụ dạy chí phải. Nhưng hỏi có mấy ai ra được cái kế như Cụ: làm mà không làm, không làm mà làm. Thánh thật!

Cụ hài lòng ra mặt:

Qua việc trên dưới đều đồng lòng đến chúc thọ ta mới thấy: dân mình thật tình cảm! Ta cảm động lắm!

Ông Bành nhìn lên thấy Cụ rơm rớm nước mắt.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 233)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 183)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 129)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 507)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 389)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
15 Tháng Giêng 20248:59 SA(Xem: 541)
Sau mùa đông năm đó, nàng đã không quay lại KAUST.
09 Tháng Giêng 202410:11 SA(Xem: 457)
Khi anh ngẩng mặt lên thì trời đã sáng rõ. Cả bầu trời như đang cất mình lên cao cao mãi và những tia nắng đầu tiên của một mặt trời da cam rực cháy chiếu thẳng vào mắt anh.
31 Tháng Mười Hai 20235:08 CH(Xem: 330)
Tôi đi đâu xa, mỗi lần trở về Hưng Mỹ không theo đường đò dọc, mà theo đường bộ,
25 Tháng Mười Hai 20232:21 CH(Xem: 464)
Đó là nỗ lực cuối cùng má tôi làm để chấm dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫn hướng về nơi dòng sông miên man chảy.
20 Tháng Mười Hai 20239:28 SA(Xem: 365)
Ở nhà quê không thứ gì có thể so sánh được với chữ. Tiền bạc, của cải, ruộng cả ao liền...
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7736)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8634)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8342)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10886)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30528)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20707)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22779)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19611)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17924)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19109)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16789)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15987)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24313)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31733)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34784)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,