VŨ HOÀNG THƯ - Đọc “Con chim nhặt hạt ngô đồng...” của Tôn Nữ Thu Dung

15 Tháng Bảy 202310:11 SA(Xem: 1325)
VŨ HOÀNG THƯ - Đọc “Con chim nhặt hạt ngô đồng...” của Tôn Nữ Thu Dung
Hai ngày mưa tầm tã, tôi ngập sũng tận hồn, rũ người trong nước. “Ta tìm thấy trong ta / Giọt lệ mưa cuồng nộ”. Tôi thèm một cơn trầm thủy cho dẫu mục rữa chân thềm. Mưa ơi xin cứ tiếp. Nơi này nắng hạn đang khát khô một thác nguồn. Ôi, rào rào tia nước vỗ vào mái, êm ả như âm ngày xưa đập vào mái tôn cầu đôi qui nhơn tôi mới lớn. Và như thế, “Con chim nhặt hạt ngô đồng / Còn tôi lơ đãng nhặt hồn cỏ hoa” đến giữa đêm, lững thững không hẹn. Chỉ nội nhan đề tập thơ cũng làm người đọc sững sờ. Phiêu nhiên ủ mộng nắng gió bất thần. Bỏng cháy cho thơ hiện về trong bát ngát, cho sóng triều dồn lại vi vu.

 

Ngày xưa vua Phục Hy thấy chim Phượng đậu xuống cây ngô đồng thì biết đây là cây quý, liền sai lấy gỗ cây làm nhạc khí gọi là Dao cầm. Nhắc chuyện cổ đại hồng hoang vì những con chim huyền sử. Huyền sử dẫn đến huyền thoại để ở đó ly tao dâng lời. Tiếng dao đã ngân, hồn lâng về đâu trong đêm mưa? Thơ ngập lời cổ điển. Cổ điển ở chỗ những lời ấy bây giờ ít ai nói đến vì nó đã thành sáo ngữ. Chỉ có nội công thâm hậu mới vực dậy đem về sức sống mới,

 

Còn tôi lơ đãng

nhặt

hồn cỏ hoa

Một ngày qua

một người xa

Một ngàn thu khóc

chiều tà rưng rưng...

(Hồn cỏ hoa)

 

Cỏ hoa đã bay, như bông liễu trong câu thơ Tô Đông Pha,

 

Chi thượng liễu miên xuy hựu thiểu

Thiên nhai hà xứ vô phương thảo

(Tô Đông Pha)

 

Lìa cây bông liễu phiêu bồng

Ven trời vạn nẻo cỏ hồng muôn phương

[Mây ngàn cỏ nội đâu không là nhà ?]

(Vũ Hoàng Thư phỏng dịch)

 

Chỉ mình nhà thơ đứng đó giữ lại phần hồn, lơ đãng cầm nắm trong tay tinh cốt cỏ hoa. Ôi, phiêu hốt làm sao! Chữ Một lập lại trong hai câu lục bát cuối như muốn nhấn mạnh gợi khêu miên trường trông ngóng, và kết tụ thành lệ rưng rưng. Rưng rưng vì sầu dâng mà phải ngăn, kìm hãm lại. Hay đằng đẳng đợi chờ trong một khúc lục bát ngắt dòng khác,

 

Gọi người từ phía tà dương

có chờ ta

cuối con đường trắng mây

(Gọi)

 

Thi sĩ đang tự nhủ lấy mình hay thi sĩ nói giùm nhân gian những điều bất khả, những cơn mộng giữa chừng về đâu đó ở đêm khuya, bởi chưng “cuộc sống đã trót mang hình giọt lệ”. Tài tình ở chỗ gọi điều xa xăm rồi đem về bỏ lửng. Để làm gì? Không cần thiết phải giãi bày, có chăng bật dậy nỗi mong manh của nhân sinh, của lựa chọn khôn hàn tư lự,

 

Đừng chờ...

đâu chắc ngàn sau...

Hãy chờ...

có lẽ ngàn sau...

sẽ là...

(Mây)

 

Thiền sư cởi áo che quỳnh

Nghe trong khuya khoắt...

trở mình,

hạt sương...

(Đêm chờ quỳnh hé nụ)

 

Có lúc nỗi nhớ quê vỡ bùng trong niềm bất lực lưu vong, nâng chén hừng ca nhưng chốn ấy đã xa tít không còn. Thi sĩ hiêu nhiên mang hồn kiếm sĩ, chỉ muốn một vung tay chém rụng chia cách nghìn trùng. Thơ đẹp như một khung gương, rồi vỡ nát thành muôn mảnh như cõi lòng,

 

Chém xuống dòng sông trăm nhát kiếm

Nước vỡ... như lòng ta trưa nay...

(Bài tặng Doanh Doanh)

 

Nhà thơ luôn ngậm mối cô đơn một mình bởi vui buồn đó là nỗi riêng, trần gian kia đùa vui trong kệch lạc, gào khóc khi khắc khổ nghịch đường. Cứ mặc kệ họ cất bước đưa chân, thi sĩ đứng lại. Vì sao? Bởi vì... Bởi vì và ba dấu chấm, không nói và bỏ ngưng nhưng có lẽ tự đáy sâu tiền kiếp đã chứng nghiệm cái vô lý của cuộc đời, 

 

Trên con đường mọi người đang đi

Tôi một mình đứng lại...

Bởi vì...

(Chữ)

 

Rất nhiều câu thơ của Thu Dung chấm dứt bằng ba dấu chấm. Sự bỏ lửng để cho độc giả mường tượng những gì kế đến? Sự mời gọi lên chung chuyến tàu cùng hồn hoang lơ đãng? Hay mọi thứ chỉ là hai mặt sấp ngửa, lựa chọn nào mà không có hư hao?

 

Những ai mất niềm tin

Hãy tin: mình đã mất

(Tin)

 

Say từ khi... lạc dạ

Hay... lạc dạ rồi say?

(Thiền sư)

 

oOo

 

Tập thơ “Con chim nhặt hạt ngô đồng / Còn tôi lơ đãng nhặt hồn cỏ hoa” với hơn một trăm bài thơ dàn trải qua nhiều chủ đề. Hầu hết là những bài thơ có vần điệu, những bài lục bát đẹp, ở lời cũng như ý, như  “Hồn Cỏ Hoa” được trích hai câu từ bài thơ làm nhan đề tập thơ. Tôi lướt nhanh tập thơ trong đêm mưa, mưa bên ngoài cùng những rầm rì tương ứng bên trong. Viết vội đôi lời biểu cảm vì chưa có cơ hội đọc hết nhưng đã cảm nhận được một hồn thơ kín đáo ngậm ngùi, có khi quắt quay cuồng nhiệt, và lắm khi thăm thẳm cõi bờ thơ mồng bằng một phong thái kỳ thú, thi vị. Người thơ Tôn Nữ luôn để lại trong lòng người đọc một khí hậu lãng đãng của luyến nhớ, kỷ niệm và mất mát, không nói ra nhưng đều hướng về một chốn nơi đã không còn, quê hương. Ngay cả khi ấm áp nhất, nàng vẫn quạnh hiu hồn lẻ, mang mang lữ thứ,

 

Và nắng cũng buồn hơn thuở xưa...

(Đừng)

 

Cảm tạ nhà thơ Tôn Nữ Thu Dung đã có nhã ý tặng sách, cũng như đem đến nhân gian một trời thơ vô ngần hoa cỏ.

 

Vũ Hoàng Thư

Tháng 11, 2022

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Bảy 20205:40 CH(Xem: 3788)
Nhà văn Mang Viên Long vừa qua đời lúc 14 giờ ngày 22 Tháng Bảy, 2020 vì một cơn đột quỵ tại nhà riêng, ở thị xã An Nhơn, Bình Định, hưởng thọ 76 tuổi
22 Tháng Bảy 202011:15 SA(Xem: 7758)
Nhà văn Tuý Hồng qua đời, hưởng thọ 82 tuổi
10 Tháng Sáu 20204:23 CH(Xem: 5243)
Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn, tức “Sơn Núi,” vừa qua đời tại thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, hôm 11 Tháng Sáu, hưởng thọ 83 tuổi.
07 Tháng Sáu 20208:01 SA(Xem: 5187)
rong sự nghiệp của mình, ông có khoảng 600 ca khúc,
07 Tháng Năm 20203:50 CH(Xem: 5285)
Ông sống và dạy học ở Boston, tiểu bang Massachusetts, U.S.A.
16 Tháng Tư 20204:09 CH(Xem: 6878)
Nữ sĩ Hoàng Hương Trang đã từ giã cõi đời vào lúc 6g sáng ngày 15 Tháng Tư và được hỏa táng vào lúc 16g chiều ngày 16 Tháng Tư, hưởng thọ 84 tuổi.
09 Tháng Tư 20203:27 CH(Xem: 4243)
Họa sĩ Trương Bé - người đã đưa hội họa trừu tượng vào sơn mài truyền thống Việt Nam - vừa qua đời trưa nay 9-4 tại nhà riêng ở Huế.
11 Tháng Ba 20209:38 SA(Xem: 4015)
Tất cả tiền lời bán sách sẽ được chuyển về gia đình thi sĩ Nguyễn Đức Sơn.
03 Tháng Ba 202010:10 SA(Xem: 3786)
Sau nhiều bàn luận, tranh biện, cuối cùng tôi và các anh chị trong Ban Xét Giải chọn hai nhà thơ mà chúng tôi, một cách rất chủ quan, nghĩ là xứng đáng nhất cho giải Thơ Văn Việt 2020: / Nhà thơ Nguyễn Viện và nhà thơ Hoàng Vũ Thuật.
28 Tháng Giêng 202012:47 CH(Xem: 5033)
Nhà văn Hồ Trường An đã từ trần hôm mùng 3 Tết (tức ngày 27/1/2020) tại Troyes, Pháp quốc
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8940)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17260)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12444)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19179)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9354)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 760)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1128)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1293)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22615)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14135)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19291)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7990)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8933)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8589)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11202)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30823)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20898)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25630)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23019)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21841)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19915)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18154)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19349)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17013)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16188)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24632)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32093)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34989)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,