Khi nhà văn Trần Yên Hòa nhất định không “yên”, cũng chẳng “hòa”!

11 Tháng Ba 201012:00 SA(Xem: 15109)
Khi nhà văn Trần Yên Hòa nhất định không “yên”, cũng chẳng “hòa”!

blank



















Chọn cho mình bút hiệu Trần Yên Hòa, từ những năm trước 1975, với thi phẩm đầu tay, nhan đề “Lời ru tình,” in chung nhiều tác giả, ở Đà Lạt, 1971, tới nay, đã trên dưới 40 năm, tôi nghĩ họ Trần muốn có được cho mình, chí ít cũng trong văn chương, một cái tâm yên lành và, hòa huỡn.

Nhưng bất cứ ai theo dõi hành trình thơ, văn của Trần Yên Hòa, sẽ không khỏi bất ngờ, khi nhận ra rằng, dù ở thể văn nào, ông cũng đều cho thấy dường như lúc nào ông cũng sẵn sàng “gây gổ” với quá khứ, “cà khịa” với hiện tại, “xẵng giọng” với tương lai. 

Năm 2001, khi xuất bản thi phẩm “Khan cổ gọi tình về” thì, ngay tự cái nhan đề, tác giả đã cho thấy ông rất chi là mệt nhọc (đã phải đi bác sĩ vì mất giọng!) sau một thời gian dài “khan cổ” mà tình vẫn không chịu…về với ông.

Tôi dám quả quyết với bạn đọc điều vừa kể. Bởi vì, nếu tình không “run away”, không bỏ đi luôn thì mắc mớ gì khiến nhà thơ của chúng ta phải kêu gào “về đi…” “về mau…” tới…khản cổ?

Cũng qua thi phẩm này, rõ ràng người đọc thấy ông đã hùng dũng ra mặt “gây gỗ” với quá khứ rồi.

Qua tới hai tập truyện nhan đề “Những chuyến mưa qua”, “Áo gấm về làng” rồi “Mẫu hệ”, truyện dài, xuất bản tiếp trong những năm 2001, 2004 người đọc (như cá nhân tôi,) không có cách nghĩ nào khác hơn là họ Trần đang “cà khịa’ với hiện tại! Ông “cà khịa” với “mưa”(vốn vô tội. Ông “cà khịa với “áo gấm” và, ông cũng “cà khịa” luôn với chế độ “mẫu hệ” - - Tức chế độ người phụ nữ làm chủ mọi tình thế, dù ở hoàn cảnh nào, phương diện nào…hiện rất phổ cập ở hải ngoại.

Sau một thời gian “gây gỗ” và “cà khịa”…lung tung, nhà văn của chúng ta cũng có phần thấm mệt. Ông bèn tự cho ông được “yên-hòa” một thời gian. Đó là tình trạng “hưu chiến” trong “yên lành” và “hòa huỡn” kéo dài 4 năm.

Nhưng bước qua năm thứ năm, tức năm 2009, đóng vai “cọp xa quê hương nhớ…mẹ già”, họ Trần của chúng ta bèn xuất một lúc hai chiêu: “Net em”, tập truyện và, “Uyên ương, Phượng hề và khát vọng”, tập thơ.

Tôi không biết chữ “em” trong nhan đề của Trần Yên Hòa, có phải là hai mẫu tự viết tắt bởi chữ “E Mail” hay không? Nhưng tôi nghi, nhiều phần là như vậy.

Ở hai tác phẩm mới này, coi bộ sau khi bớt (hết?) “khản cổ” họ Trần đã lại “xẵng giọng” với…tương lai.

Xin lỗi nhà văn nhất định không chịu “yên” cũng chẳng “hòa” kia rằng, tôi không thể nghĩ khác! Hiển nhiên, cái mà chúng ta gọi là “Net”, là “E Mail”, là một cuộc cách mạng thông tin vĩ đại, mở ra một kỷ nguyên mới cho toàn thể nhân loại… Nhưng nhà văn kiêm nhà thơ của chúng ta không “ke”!

Ông vừa “xẵng giọng”, vừa “gây gỗ”, vừa “cà khịa” lia chia với chúng…

Tới độ, khi giới thiệu “Uyên ương, Phượng hề và khát vọng,” nhà thơ Vĩnh Hảo đã phải viết xuống rằng:

“Thơ ông đọc nghe buồn thấm thía thế nào ấy. Tràn ngập những hoài niệm, dĩ vãng, cảnh xưa, bóng cũ, cố nhân. Có nỗi gì thật thiết tha trong lời. Và một niềm đau tiếc cứ rấm ra rấm rức, không dứt đi được. Nó bám vào tim, nó dìm mình xuống. Đau. Mà thương. Thương. Mà đau.”

Nói tóm gọn, người viết xin nhà văn Trần Yên Hòa cứ tiếp tục không…“yên”, cũng chẳng… “hòa”; để tương lai, chúng tôi có thêm nhiều tác phẩm khác, mang tên Trần Yên Hòa. 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 25226)
Tác gỉa “Huyết âm,” nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ mới làm một chuyến đi…“khám điền thổ” vùng tây bắc Hoa Kỳ (tính theo điểm đứng California.) Ông “nhàn du” có một tuần thôi, nhưng khi về lại khu Little Saigòn
03 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 24339)
Hai hoạ sĩ Đinh Cường và Nguyễn Đình Thuần mới đây, đã cho bằng hữu và những người yêu tranh một tin vui. Đó là tin họ sẽ có một cuộc triển lãm chung lần thứ ba, vào trung tuần tháng Năm, năm 2010, tại quận hạt Orange County.
03 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 24027)
Hôm nay, đọc lại những trang văn của Lữ Quỳnh, tôi cũng còn nghe được tiếng gọi rộn rã thanh niên, đi ra từ trái tim sóng sánh nhiệt-hứng-trẻ-thơ tình bằng hữu.
03 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 29285)
Qua nhà văn Hoàng Khởi Phong, chúng tôi nhận được tác phẩm mới nhất của nhà biên khảo văn học Nguyễn Q. Thắng. Đó là cuốn biên khảo công phu, giá trị, nhan đề “Sống đẹp với Hà Đình - Nguyễn Thuật.”
03 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 27345)
Ông phối hợp võ công hư ảo của Ba Tư và, chưởng lực kỳ bí của Tây Vực (nói theo phong cách chưởng Kim Dung,) đã biến ông thành một trong những cao thủ trên “võ đài phiếm…loạn” hải ngoại.
03 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 27503)
Cơ sở thi văn Cội Nguồn vừa ấn hành tác phẩm nhan đề “Cõi thơ tìm gặp” của nhà thơ Diên Nghị, một tên tuổi quen thuộc trong sinh hoạt thi ca miền Nam từ nhiều chục năm qua.
30 Tháng Mười Hai 200912:00 SA(Xem: 24962)
PARIS (VB)- Nhà báo gốc không quân VNCH Trần Tam Tiệp không còn nữa. Antoine Tramond Trần Tam Tiệp đã tạ thế vào lúc 18 giờ ngày 23 tháng 12 năm 2009, tại Clinique Geoffory Saint Hilaire, .
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8869)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17200)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12400)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19133)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9305)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 712)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1087)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1253)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22552)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14085)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19241)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7947)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8878)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8550)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11122)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30779)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20853)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25573)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22952)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21793)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19850)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18094)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19307)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16964)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16145)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24571)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32027)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34961)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,