Tranh của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh được bán với giá kỷ lục, 390.000USD

29 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 7461)
Tranh của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh được bán với giá kỷ lục, 390.000USD

Bức tranh lụa vẽ năm 1932 có tựa đề “Người bán gạo” (tên gốc tiếng Pháp là La marchand de riz) - của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh đã bán được giá 390.000USD trong cuộc đấu giá cuối tuần qua tại Hồng Kông của Christie’s International - một trong những nhà đấu giá uy tín nhất thế giới.

phanchanh-tranh
Bức tranh “Người bán gạo”.

Đây là mức giá kỷ lục với tranh của một họa sĩ VN trên trường quốc tế. Ban đầu, bức tranh chỉ được định giá 75USD - do một thực tập sinh đã đánh giá lầm đây là bức tranh không ký tên của một họa sĩ Trung Quốc, khi người bán là người Anh đưa bức tranh tới London. Sau khi bức tranh được chuyển cho các chuyên gia ở Châu Á, họ đã nhận ra bức tranh nhờ chữ ký của họa sĩ ở mặt sau tấm toan và ước tính nó giá trị khoảng 100.000USD.

Jean-Francois Hubert - chuyên gia cao cấp của Christie’s về nghệ thuật VN - cho biết: “Nguồn gốc bức tranh không thể lẫn được. Nó vẫn còn được đóng trong khung gốc của nhà đóng khung Gadin ở Paris và đã được triển lãm năm 1934 tại Napoli”.

Người mua là nhà buôn bán tranh người Pháp sống tại Hồng Kông Pascal de Sarthe. Ông nói: “Đây là một bức tranh cực kỳ hiếm và vẫn trong tình trạng tuyệt vời. Trả giá cho một tác phẩm thực sự tuyệt vời thì không bao giờ là quá đắt cả”.

Kỷ lục giá tranh của họa sĩ VN trước đó thuộc về bức tranh của họa sĩ Lê Phổ, được bán đấu giá tháng 4.2012 tại Hồng Kông với giá khoảng 373.000USD.

phanchanh-content
Hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh

Tiểu sử và cuộc đời


Nguyễn Phan Chánh sinh ngày 21 tháng 7 năm 1892 tại thôn Tiền Bạt, xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà nay là phường Tân Giang, thị xã Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Năm 1922 ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm thuộc trường Quốc học Huế. Sau đó ở lại dạy học tại trường tiểu học Đông Ba Huế. Năm 1925, Nguyễn Phan Chánh là sinh viên khóa đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, cùng học với Lê Phổ, Lê Văn Đệ, Mai Trung Thứ, Công Văn Trung, Georges Khánh (điêu khăc). Năm 1928, ông bắt đầu sáng tác các tranh sơn dầu: “Mẹ bầy cho con đan len”, “Hai vợ chồng người nông dân trục lúa”. và cũng năm nay ông bắt đầu học vẽ trên lụa Vân Nam và đã thành công. Ông tốt nghiệp năm 1930.

Năm 1931, Nguyễn Phan Chánh sáng tác tranh lụa “Chơi ô ăn quan” cùng một số họa phẩm khác như “Cô gái rửa rau”, “Em bé cho chim ăn”, “Lên đồng”. Cũng năm này tại triển lãm Paris, Pháp một số tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh đã được Giám đốc Victor Tardieu mang về Pháp giới thiệu. Lần đầu tiên công chúng Pháp biết tranh lụa Việt Nam qua bút pháp Nguyễn Phan Chánh. Họa báo L’Illustration xuất bản ở Paris số Noel 1932 đã giới thiệu 4 bức tranh này của hoạ sĩ. Một số tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh đã được trưng bày ở Milan (Ý) năm 1934, ở San Francisco (Mỹ) năm 1937, ở Tokyo (Nhật Bản) năm 1940. Sau cuộc triển lãm ở Paris, hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh được coi là người đặt nền tảng cho tranh lụa hiện đại Việt Nam.

Năm 1933, ông tham gia bày tranh ở Địa ốc Ngân hàng Hà Nội và triểm lãm cá nhân lần thứ nhất ở Hà Nội. Năm 1935, ông tham gia triển lãm do Hội Chấn hưng Mỹ thuật và Kỹ nghệ (SADEAI) tổ chức lần thứ nhất tại Hà Nội. Năm 1938, ông tham gia triển lãm do SADEAI tổ chức lần thứ 2 tại Hà Nội, cũng năm nay ông tổ chức triểm lãm cá nhân lần thứ 2 tại Hà Nội với các tác phẩm tiêu biểu: “Đôi chim bồ câu”, “Chăn trâu trong rừng”, “Đi chợ”, “Tắm cho trâu”, “Đi lễ chùa”. Năm 1939, tại quê ông đi vẽ ảnh “Đền làng”, “Cầu ao”, “Xóm Chài”, “Hui thuyền”, “Thuyền đánh cá”, và cũng trong năm đấy Nguyễn Phan Chánh gửi sang Pháp những tranh cỡ lớn “Mùa đông đi cấy”, “Chim sổ lồng”, “Chị em đùa cá”, “Công chúa hoa dâm bụt” cùng một số tác phẩm khác.

Sau Cách mạng tháng 8, Nguyễn Phan Chánh là Ủy viên Thường vụ Hội Văn hóa Cứu quốc của tỉnh. Trong chín năm tham gia kháng chiến, họa sĩ đã vẽ tranh tuyên truyền cổ động: “Em bé tẩm dầu”, (1946), “Phá kho bom giặc” (1947), “Lội suối”, (1949).

Năm 1955, Nguyễn Phan Chánh trở về Hà Nội, làm giảng viên hội họa Trường Đại học Mỹ thuật trong vài năm. Năm 1957, ông được bầu vào Ban Chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam khoá I. Năm 1962, ông là Đại biểu Đại hội liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ III.

Nguyễn Phan Chánh sáng tác tác phẩm đầu tiên về đề tài kháng chiến chống Mỹ, “Sau giờ trực chiến” (1967), tiếp đó là “Trăng tỏ” (lụa, 1968), “Chiều về tắm cho con” (1969), “Trăng lu” (lụa, 1970). Trong những ngày máy bay Mỹ ném bom Hà Nội, phòng tranh mừng hoạ sĩ 80 tuổi vẫn được mở tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, sau đó bày tại 10 Nguyễn Cảnh Chân, Hà Nội. Năm 1973, Nguyễn Phan Chánh sáng tác những tác phẩm cuối cùng về đề tài tắm: “Tiên Dung tắm”, “Tiên Dung và Chử Đồng Tử”, “Lội suối” và bức sau cùng là “Kiều tắm”. Năm 1974, ông dự triển lãm tranh tượng về đề tài lực lượng vũ trang với tác phẩm “Sau giờ trực chiến” (lụa).

Tháng 8 và tháng 9 năm 1982, mừng thọ hoạ sĩ 90 tuổi, Bộ Văn hoá Việt Nam cùng Bộ Văn hoá Tiệp Khắc, Bộ Văn hoá Hungary tổ chức triển lãm 47 tác phẩm của các thời kỳ sáng tác của Nguyễn Phan Chánh tại Praha, Bratislava, Budapest, Bucharest. Tháng 7 năm 1983, phòng tranh Nguyễn Phan Chánh được trưng bày tại Viện Bảo tàng Phương Đông ở Moskva.

Ông mất ngày 22 tháng 11 năm 1984 tại Hà Nội và được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 25285)
Tác gỉa “Huyết âm,” nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ mới làm một chuyến đi…“khám điền thổ” vùng tây bắc Hoa Kỳ (tính theo điểm đứng California.) Ông “nhàn du” có một tuần thôi, nhưng khi về lại khu Little Saigòn
03 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 24361)
Hai hoạ sĩ Đinh Cường và Nguyễn Đình Thuần mới đây, đã cho bằng hữu và những người yêu tranh một tin vui. Đó là tin họ sẽ có một cuộc triển lãm chung lần thứ ba, vào trung tuần tháng Năm, năm 2010, tại quận hạt Orange County.
03 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 24052)
Hôm nay, đọc lại những trang văn của Lữ Quỳnh, tôi cũng còn nghe được tiếng gọi rộn rã thanh niên, đi ra từ trái tim sóng sánh nhiệt-hứng-trẻ-thơ tình bằng hữu.
03 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 29301)
Qua nhà văn Hoàng Khởi Phong, chúng tôi nhận được tác phẩm mới nhất của nhà biên khảo văn học Nguyễn Q. Thắng. Đó là cuốn biên khảo công phu, giá trị, nhan đề “Sống đẹp với Hà Đình - Nguyễn Thuật.”
03 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 27374)
Ông phối hợp võ công hư ảo của Ba Tư và, chưởng lực kỳ bí của Tây Vực (nói theo phong cách chưởng Kim Dung,) đã biến ông thành một trong những cao thủ trên “võ đài phiếm…loạn” hải ngoại.
03 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 27515)
Cơ sở thi văn Cội Nguồn vừa ấn hành tác phẩm nhan đề “Cõi thơ tìm gặp” của nhà thơ Diên Nghị, một tên tuổi quen thuộc trong sinh hoạt thi ca miền Nam từ nhiều chục năm qua.
30 Tháng Mười Hai 200912:00 SA(Xem: 24994)
PARIS (VB)- Nhà báo gốc không quân VNCH Trần Tam Tiệp không còn nữa. Antoine Tramond Trần Tam Tiệp đã tạ thế vào lúc 18 giờ ngày 23 tháng 12 năm 2009, tại Clinique Geoffory Saint Hilaire, .
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8907)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17231)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12417)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19153)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9330)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 736)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1110)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1272)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22584)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14119)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19265)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7971)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8910)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8571)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11161)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30805)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20873)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25609)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22979)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21820)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19885)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18121)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19330)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16985)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16167)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24610)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32063)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34977)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,