Nhà văn Minh Đức Hoài Trinh qua đời

10 Tháng Sáu 20178:19 SA(Xem: 6859)
Nhà văn Minh Đức Hoài Trinh qua đời

Vĩnh biệt Minh Đức Hoài Trinh của Kiếp nào có yêu nhau - ảnh 1
Thời trẻ bà sống, làm việc tại Pháp.


 Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh vừa qua đời lúc 2 giờ 19 phút chiều Thứ Sáu, 9 Tháng Sáu, tại bệnh viện Huntington Valley Healthcare Center, Huntington Beach, hưởng thọ 87 tuổi, nhà văn Nguyễn Quang, phu quân của bà, xác nhận với nhật báo Người Việt.

Nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh tên thật là Võ Thị Hoài Trinh, thường lấy các bút hiệu là Hoàng Trúc, Nguyễn Vinh, Bằng Cử, là một trong những văn sĩ nổi tiếng nhất miền Nam Việt Nam, đặc biệt với hai bài thơ “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” và “Đừng Bỏ Em Một Mình,” đều do nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc.


Ngoài ra, bà cũng là tác giả của bài thơ “Ai Trở Về Xứ Việt,” sau này được nhạc sĩ Phan Văn Hưng phổ nhạc, và trở thành một trong những nhạc phẩm tiêu biểu của người tị nạn Việt Nam hải ngoại.

Nhà văn Nguyễn Quang cho biết, bà sinh ngày 15 Tháng Mười, 1930 tại Huế, sống ở Pháp từ năm 1953 đến 1964. Sau đó bà đến định cư tại Orange County, California, từ năm 1980.

Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh của ‘Kiếp Nào Có Yêu Nhau’ qua đời

Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh cắt bánh sinh nhật lần thứ 85. Người đeo nơ đứng phía sau cầm tay cho bà cắt bánh là nhà văn Nguyễn Quang, phu quân của bà. (Hình: Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ)

Bà là con quan Tổng Đốc Võ Chuẩn, ông nội bà là Võ Liêm, Thượng Thư Bộ Lễ của triều đình.

Năm 1945, bà tham gia phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp, sau đó biết sự lợi dụng của phong trào, bà bỏ về Huế tiếp tục học.

Năm 1964, bà đi du học tại Pháp về ngành báo chí và Hán văn tại trường ngôn ngữ Á Đông La Sorbonne, Paris.

Năm 1967, bà ra trường và làm phóng viên cho đài truyền hình Pháp ORTF, đi làm phóng sự nhiều nơi sôi động nhất như Algeria và Việt Nam.

Năm 1972, bà được cử theo dõi và tường thuật Hòa Đàm Paris.

Năm 1973, bà sang Trung Đông theo dõi cuộc chiến Do Thái, một thời gian sau bà trở về Việt Nam giảng dạy khoa báo chí tại Viện Đại Học Vạn Hạnh, từ năm 1974 đến năm 1975.

Sau biến cố 1975, bà trở lại Paris cho xuất bản tạp chí “Hồn Việt Nam” và trở lại cộng tác với đài ORTF, qua chương trình Việt Ngữ để tranh đấu cho những nhà cầm bút, những văn nghệ sĩ Việt Nam bị cộng sản cầm tù.

Bà đứng ra thành lập Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại và vận động để được công nhận tư cách hội viên Hội Văn Bút Quốc Tế tại Rio de Janeiro, Brazil, vào năm 1979.

Bà đã dùng ngòi bút và khả năng của mình thường xuyên tranh đấu cho các văn nghệ sĩ bị cộng sản giam cầm phải được trả tự do.

Ngoài những bài báo, bà còn sáng tác hơn 25 tác phẩm giá trị, trong đó có truyện ngắn, thơ…

Nhà văn Nguyễn Quang đã thực hiện một tập sách rất công phu khá đầy đủ những tài liệu, bài vở và hình ảnh với tiêu đề: “Văn Nghiệp và Cuộc Đời Minh Đức Hoài Trinh.”

Có đoạn nhà văn viết: “Sau khi đọc quyển sách này người ta tự hỏi làm sao Minh Đức Hoài Trinh một con người nhỏ bé lại có thể hoàn thành trên nhiều lãnh vực trong thời gian đen tối nhất của lịch sử Việt Nam. Bà đã đi trên khắp năm lục địa, vào những vùng chiến tranh lửa đạn. Những đóng góp của bà với một cuốn sách nhỏ nầy chắc chắn không diễn tả hết được những gì bà đã làm cho quê hương cho nền văn học Việt Nam.”

Các tác phẩm của bà gồm có Lang Thang (1960), Thư Sinh (1962), Bơ Vơ (1964), Hắn (1964), Mơ (1964), Thiên Nga (1965), Hai Gốc Cây (1966), Sám Hối (1967), Tử Địa (1973), Trà Thất (1974), Bài Thơ Cho Ai (1974), Dòng Mưa Trích Lịch (Thanh Long Bruxelles, 1976), Bài Thơ Cho Quê Hương (Nguyễn Quang Paris 1976), This Side The Other Side (Occidental Press USA 1980), Bên Ni Bên Tê (truyện dài, Nguyễn Quang USA, 1985), Niệm Thư 1 (tái bản 1987), Biển Nghiệp (Nguyễn Quang USA, 1990).

Về bài thơ “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” rất nổi tiếng của bà, nhà văn Phạm Xuân Đài cho biết: “Đây là bài thơ bà sáng tác khoảng cuối thập niên 1950 hoặc đầu thập niên 1960, lúc đó lấy tên là Hoài Trinh, được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc cùng tên.”

“Còn một bài thơ nữa của bà, cũng rất nổi tiếng, và được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc cùng tên, đó là bài ‘Đừng Bỏ Em Một Mình,’” nhà văn cho biết thêm.

Theo nhà báo Đinh Quang Anh Thái, phụ tá chủ nhiệm nhật báo Người Việt, một trong những bài thơ nổi tiếng khác của bà là “Ai Trở Về Xứ Việt” (1962). Sau năm 1975, bài thơ được nhạc sĩ Phan Văn Hưng phổ nhạc cùng tên.

Trên trang web dutule.com của nhà thơ Du Tử Lê cũng có lưu lại bài này, và cho biết bà sáng tác tại Paris năm 1962.

Nói về hoạt động và con người của bà, nhà văn Việt Hải có lần viết: “Trên cao tất cả, tôi quý nhà văn Minh Đức Hoài Trinh vì bà trung thành với đất nước Việt Nam Cộng Hòa, bà chống Cộng Sản, bà chống bạo lực và ác tính đè nặng lên vai người dân, bà bôn ba vận động can thiệp trả tự do cho giới văn học báo chí, những nạn nhân của những trại tù Cộng Sản. Bà xin lại tư cách Văn Bút Hội Viên Việt Nam tại diễn đàn Văn Bút Quốc Tế. Trong vai trò phóng viên chiến trường bước chân Minh Đức Hoài Trinh đi qua các địa danh thân yêu từ Sài Gòn ra miền Trung, qua các vùng thân quen của xứ sở như những Qui Nhơn, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên, Quảng Trị,…”

Nhà văn Nguyễn Quang cho biết đang làm việc với nhà quàn Peek Family, Westminster, để lo việc mai táng cho nữ sĩ.

 (Nguồn Người Việt)

—-

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 21080)
18 giờ ngày 9 tháng 12, 2010, triển lãm tranh trừu tượng “Xám Trắng Đen” của họa sĩ Nguyễn Trung đã được khai mạc tại phòng tranh ở số 65 đường Đề Thám, quận
07 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 21660)
Chín nhiếp ảnh gia được Hội Việt Ảnh chọn để vinh danh đó là các ông: Phạm Văn Mùi, Nguyễn Văn Chiêm, Nguyễn Cao Đàm ,Nguyễn Mạnh Đan, Trần Cao Lĩnh, Lại Hữu Đức, Nguyễn Ngọc Hạnh, Lê Anh Tài và, bà Vy Vy Trần
26 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 19112)
dutule.com (ngày 25 tháng 12-2010): Nếu tính từ thi phẩm đầu tay “Đường em hoa nở” in tại Việt Nam năm 1964 thì, thi phẩm mới nhất “Như áng mây hồng” của Hoa Văn (bút hiệu Anh Hoa) là tác phẩm thứ 8 ông. Một nhà thơ ăn ở thủy chung một đời với thi ca.
16 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 21407)
Nhiều nghệ sĩ và khán giả khắp nơi đã xúc động trước tin một nhạc sĩ trẻ tại hải ngoại vừa qua đời, Đó là nhạc sĩ Trần Ngọc Sơn, là người con trai út của nhạc sĩ Anh Bằng, và em út của cô Thy Vân TT ASIA. Nhạc Sĩ Trần Ngọc Sơn ra đi quá sớm khi mới vừa bước sang tuổi 50.
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 20905)
Điều được nhiều người chờ đợi từ hơn mười năm qua đã tới.
04 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 20736)
dutule.com (ngày 2 tháng 12-2010): Cách đấy ít tháng, nhà thơ Trần Từ Duy, tác giả thi phẩm “Kẻ đa tình” đã làm môt chuyến “thăm dân” văn nghệ Cali cho biết …“sự tình.
25 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 19066)
Cô Kim Thúy, tác giả cuốn tiểu thuyết đầu tay RU viết bằng tiếng Pháp đã được trao giải văn chương cao nhất nước Canada do Hội đồng Nghệ thuật Canada trao tặng, tên gọi là Giải Văn chương của Toàn Quyền (The Governor General’s Literary Awards).
22 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 21011)
Trang nhà dutule.com vừa nhận được hung tin: Linh mục Andre Trần Cao Tường, tác giả nhiều tác phẩm giá trị về đức tin và văn hóa, Chủ nhiệm Mạng Lưới Dũng Lạc, đã từ trần lúc 11 giờ 40 phút sáng Chủ Nhật, ngày 21 tháng 11 năm 2010, tại thành phố New Orleans.
13 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 22383)
dutule.com (ngày 13 tháng 11 năm 2010): Sau sự ra đi vĩnh viễn của nhà văn Thảo Trường. Giới làm văn học, nghệ thuật hải ngoại, nói riêng, Việt Nam, nói chung vừa mất thêm một nhà văn: Đó là nhà văn Cao Xuân Huy.
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 21185)
Một chiều Tình Ca Trần Quang Lộc, có chủ đề “Về Đây Nghe Em” sẽ được tổ chức vào lúc 6 giờ chiều Chủ Nhật, 12 tháng 12, tại Saigon Performing Arts Center, Fountain Valley.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8940)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17256)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12444)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19179)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9353)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 759)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1126)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1291)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22613)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14135)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19288)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7989)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8927)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8588)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11196)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30823)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20896)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25629)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23018)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21841)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19914)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18153)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19348)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17013)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16187)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24630)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32092)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34988)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,