PHAN TRANG VY - "Vi, Viết Vụn" mà nhớ dai

30 Tháng Bảy 201610:04 SA(Xem: 5799)
PHAN TRANG VY - "Vi, Viết Vụn" mà nhớ dai

Tiếng nói của văn chương, trong chừng mực nào đó, là tiếng lòng của

người viết. Dẫu lý trí mách bảo rằng, viết cũng được, không viết cũng được,

nhưng, suy cho cùng, tiếng lòng của người viết không thể không chia sẻ

cùng bạn văn, bạn đọc. Với thụyvi cũng thế, theo tôi, “Vi, Viết Vụn” (tv-

2016) là tiếng lòng, cái bên trong, ẩn tàng thế giới nội tâm của chị, chủ thể

của những trang “viết vụn”, nhưng chính những chất “vụn” ấy làm sáng câu

chữ, khơi dậy niềm thương nhớ một cõi nhân sinh.

Đọc từng trang viết, tôi bắt gặp nhiều cung bậc tâm hồn của tác giả. Đủ

cả. Có thể đó là tình cảm dịu dàng của người vợ luôn hãnh diện về người

bạn đời trong “Tình Như Nắng Mới”. Có thể là tình yêu “cố quận” trong

“Miền Ký Ức Màu Xanh”. Hoặc có thể là thể hiện cái tôi tài hoa của mình

trong “Chữ Nghĩa, Cà Phê Và Bạn Hữu”… Và, theo tôi, bao trùm là nỗi nhớ

“vụn” mà “dai” trong từng bài viết. Này là “Chỉ Nhớ Người Thôi, Đủ Hết

Đời”. Trời ơi! Tôi muốn thốt lên cái nhan đề sao mà dằn vặt đến độ tột cùng

của cảm xúc! “Chỉ Nhớ Người Thôi”, chỉ nhớ thôi, nhớ “vụn” ấy mà, sao lại

“Đủ Hết Đời”? thụyvi như vừa là người kiến trúc, vừa là người thợ xây, vừa

là chủ đang miệt mài, dụng công, tìm kiếm từng nỗi nhớ “vụn”, để rồi tạo

nên một nơi chốn bình yên, vững chắc “đủ hết đời”: … “hạnh phúc của tôi

là một nhịp đồng điệu, đích thực giữa hai vợ chồng. Tôi cũng nhớ, và muốn

cảm ơn đến những lời tỏ tình mà tôi không có duyên đáp nhận. Tôi cũng

muốn cảm ơn những tờ thư giấu trong những quyển vở không bao giờ được

tôi hồi âm của một mùa con gái” (tr 149).

Niềm thương nhớ ấy “vụn”, vụn mà dai đến nỗi ai đọc đều thấy mình

cũng có một trời ký ức về một cuộc sống đẹp. Marcus Tullius Cicero cho

rằng: “Thiên nhiên ban cho ta một cuộc sống không lâu dài, nhưng ký ức về

một cuộc đời sống đẹp thì còn lại mãi mãi”. Và, quả vậy, trong “Gặp Lại

Sài Gòn”, chị đã viết:

“Sài Gòn là giấc mơ đẹp.

Ở đâu, đi đâu tôi cũng nhớ Sài Gòn” (tr 25).

Nhớ Sài Gòn? Một thời ai từng sống ở đó, nào dễ quên Sài Gòn? Lại

nhớ dai nữa chứ! Nào là con đường của tuổi mộng mơ; nào là quán cà phê

bàn văn chương, thế sự; nào là con người Sài Gòn nữa chứ! Nói đến những

thứ thuộc về Sài Gòn, riêng tôi, phải nói rằng, quả là tuyệt! Sài Gòn vẫn “là

giấc mơ đẹp” của nhiều người. Và tôi nghĩ, Sài Gòn vẫn cứ mãi “là giấc mơ

đẹp” của thụyvi! Chính Sài Gòn, nơi một thời chị sống, nơi từng ghi bao kỷ

niệm buồn, vui, sướng, khổ; nơi đó thấm đẫm nỗi niềm của người con gái

đam mê văn chương; nơi ấy là chốn đi về của chị. Nỗi nhớ Sài Gòn “vụn”,

nhưng là nỗi nhớ của bao người từng sinh, sống ở đó. Trong “Thí Dụ, Mai

Tôi Về”, thụyvi viết: “Khi những nỗi nhớ lay động, tôi muốn ghi xuống để

tìm lại giấc mơ thất lạc của mình…” (tr 132). Khi về lại Sài Gòn, chị sẽ đi

thăm từng thầy cô giáo cũ; sẽ tìm lại dấu vết con đường có những hàng cây

từng ghi dấu những bước chân son của tuổi học trò; sẽ tìm lại nền cũ của

ngôi trường thời tuổi nhỏ; sẽ đến xóm chợ chắp nối nỗi nhớ từ những gương

mặt thân quen; … Thí dụ thôi, nhưng đầy ắp nỗi nhớ một thời, bởi lẽ “Còn

hạnh phúc và sung sướng nào hơn nỗi hân hoan đem chút tình ra tặng” (tr

139).

Nỗi nhớ “vụn” của chị, có lúc vu vơ, nhớ để mà nhớ, để mà nhắc nhớ,

dẫu không đâu vào đâu, dẫu nhớ bâng quơ, nhưng là những câu hỏi muôn

đời của nhân thế: “Có phải một đoạn đời mộng mị của tôi đã trôi qua, và

chấm dứt như thế không?” (Một Thời Hạnh Phúc, Một Đời Quạnh Hiu) (tr

209).

Đọc cả tác phẩm, nỗi nhớ dai cứ trải dài, chỗ này một ít, chỗ kia một ít.

Một tí ở Cầu Ba Cẳng; một tí ở Khu Thành công; một tí ở quán cà phê Cháo

Lú; … Nỗi nhớ “vụn” còn là nỗi nhớ về những con người “sống hết mình”

trong cõi văn chương, nghệ thuật: một “Trung Niên Thi Sĩ”, một Võ Hồng,

một Đinh Cường, một Phan Nhật Nam, một Đỗ Trung Quân; và biết bao

người tài danh nữa… Những nỗi nhớ “vụn” ấy gắn kết với nhau suốt cả tác

phẩm, tạo thành một chuỗi-ngọc-tâm- hồn lung linh sắc nhớ! Và vì là nỗi nhớ

“vụn” nên chi không bi lụy, không đớn đau, không dằn vặt mà trở thành chất

xúc tác thăng hoa tâm hồn dịu dàng, đằm thắm, thủy chung của người xa xứ.

Và, riêng tôi nghĩ là, nỗi nhớ ấy về quê nhà đẹp như câu thơ của Trịnh Bửu

Hoài: “Đất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp/ Quê nhà một góc nhớ mênh

mông”.

Với “Vi, Viết Vụn”, tôi nghĩ rằng thụyvi đã vẽ “chân dung nàng”, một

chân dung rất thụyvi dù đó là “một hình ảnh trừu tượng” (tr 31) để người

đọc thấy được cái tôi nhớ dai chân thật của mình. Và với tôi, người viết bài

này, mượn câu văn của chị: “Cũng như chữ nghĩa, nếu không thể viết thật

thì đừng viết” (tr167).

Tháng 7/2016

Phan Trang Hy

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 9254)
Nhà xuất bản Thanh Niên, Saigon mới ấn hành thi phẩm “Một nửa”
28 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 9059)
Thi tập thứ Sáu (ấn bản song ngữ Việt-Anh) của nhà thơ NGUYỄN LƯƠNG VỴ
05 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 9536)
Thư Quán bản Thảo (TQBT) số 47, đề tháng 7 năm 2011 đã phát hành với chủ đề “Nhà thơ Luân Hoán.”
29 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 11370)
Nguồn tin từ nhà thơ Vũ Thanh / Võ Thanh Quang, hiện cư ngụ tại tiểu bang Florida cho hay
18 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 10308)
Thi phẩm mới của nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ sẽ được lên khuôn trong nay mai, nhan đề “Bốn câu thất huyền âm.”
11 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 9051)
Nhà xuất bản Thuận Hóa đã ấn hành tác phẩm nhan đề “Thơ Hoàng Vũ Thuật Nhìn Từ Thi Pháp Học Của Roman Jakobson.”
26 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 8931)
Bản dịch Anh ngữ do các dịch giả Biển Bắc, Đỗ Vinh, Phan Khế, Trần Vũ Liên Tâm thực hiện. Bìa: Tranh Đại Giang.
10 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 8924)
Giòng Xoáy là tâm tình của người lính “bên này, bên kia” sau biến cố 30 tháng 4, 1975 và những phản ứng của họ.
30 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 9633)
Nhà thơ Nguyễn Đức Liêm, người từng được dư luận nhắc nhở nhiều trong những ngày gần đây, qua nhiều buổi ra mắt “Tuyển tập thơ Nguyễn Đức Liêm,
20 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 11436)
“ Văn Xuôi Nữ Trung Quốc Cuối Thế Kỷ XX – Đầu Thế Kỷ XXI” còn có sự đóng góp của Phan Thị Anh Tú qua phần biên tập và các cây viết khác như Th. S Hồ Khánh Vân, Vũ thị Thanh Tâm và Nguyễn thị Quỳnh Linh trong một số “chương” của sách.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8860)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17195)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12393)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19129)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9299)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 703)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1080)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1245)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22545)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14083)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19231)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7942)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8872)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8543)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11118)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30773)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20847)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25565)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22948)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21788)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19844)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18089)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19301)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16959)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16142)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24560)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32021)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34956)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,