ĐẶNG PHÚ PHONG - Khánh Trường và... "Phục Sinh"

12 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 8735)
ĐẶNG PHÚ PHONG - Khánh Trường và... "Phục Sinh"

 

khanhtruong_0-content 
Họa sĩ Khánh Trường 

“. . .Tôi thoải mái thả mình theo cảm xúc,…. . .thứ cảm xúc phát sinh từ nội tâm tôi, cộng với màu sắc , bố cục, đường nét …. . . và rồi màu gọi màu, dần dà tranh xuất hiện . . .” Sau ba lần tai biến mạch máu não, với đôi tay lóng cóng, vụng về và với đôi mắt nhìn không biết phân biệt đâu là ảnh ảo đâu là vật thực, họa sĩ Khánh Trường đã và đang vẽ như thế, như lời anh tự bạch. Nói một cách khác Khánh Trường đang làm thơ bằng những vệt màu biết nói, biết rung động. Không phải họa sĩ cũng chính là thi sĩ đấy sao.

Liệu có cường điệu lắm chăng khi trao gửi cho loạt tranh của mình là PHỤC SINH, điều đó có vọng âm từ nhiều phía, nhưng chí ít nó đang đánh dấu một khúc quanh của đường đi tới hay một cột mốc trong sự nghiệp của Họa sĩ Khánh Trường. Tôi dùng chữ Họa sĩ Khánh Trường để phân biệt với một Khánh Trường của văn, thơ, báo chí; với một Khánh Trường vẽ chân dung, trang trí bìa và một Khánh Trường ngang tàng, liều mạng trong đời thường. Nhưng hình như ở bất kỳ con người nào Khánh Trường cũng có vẻ thành công nhờ vào sự thông minh, kiên trì làm việc. Loạt tranh Phục Sinh là một thí dụ thật hùng hồn cho sự quyết chí vượt qua những khó khăn về thể lực, trầm uất trong bệnh hoạn. Khánh Trường đã giải quyết vấn đề như một thiền sư giải quyết một công án, anh đã “ngộ”, đã thoát ra khỏi những cái bóng khổng lồ, nhìn thấy cái đẹp của hội họa theo cách riêng của mình. Khánh Trường nói rằng “Tôi chọn lĩnh vực trừu tượng”, nhưng theo tôi lĩnh vực trừu tượng đã chọn anh. Bởi chính trong mớ tư duy bồng bềnh của một họa sĩ giữa lằn ranh sinh tử, màu sắc đã như những mảng tơ trời, đường nét trở thành phiếu diễu thì điều kiện hóa vấn đề nghệ thuật chỉ là chuyện bắt bóng, hư không.

 khanhtruongtranh_02_0-content

 Thời trẻ Khánh Trường rất thích sự thơ mộng, hồn nhiên như trẻ thơ trong tranh Chagall và cách xử lý ánh sáng trau chuốt, óng ả của Nguyễn Trung. Một số tranh của Khánh Trường giai đoạn ấy ít nhiều phảng phất không khí của Chagal và Nguyễn Trung. Nhưng anh nhanh chóng nhận ra điều ấy và đã vội chia tay, anh cho biết như thế. Từ đó anh thênh thênh trong thế giới màu sắc và ánh sáng. Con trâu trong bức tranh thứ năm đã Thuần Phục, gã chăn trâu đã tháo gỡ sợi dây xỏ mũi, phần đen chỉ còn ở thân sau. Tranh Phục Sinh của Khánh Trường cũng đang ở tư thế nửa trắng nửa đen của bức tranh Thứ Năm trong mười bức tranh chăn trâu trong thiền học. Tôi hoàn toàn không gượng ép hay áp đặt khi đưa ra những ẩn dụ trên. Hãy nhìn. Màu sắc trong loạt tranh Phục Sinh như nhẹ ra, mặc dù màu vàng đất là màu Khánh Trường thủ đắc, bố cục tưởng như chểnh mảng nhưng là một chểnh-mảng-lọc-lừa, khiến người xem dễ dàng đồng ý với tác giả, phó mặc cho màu sắc dẫn dắt đi vào không gian thật rộng của từng bức họa. Cảm giác của người xem sẽ là một cảm giác vui, lâng lâng, nhẹ nhàng, chừng như cái đẹp trong tranh của anh có đôi mắt thật trong thật sáng và nụ cười thật trẻ thơ luôn luôn mời gọi.

 kt-04-nude-content-content

Sự tự tin đã giúp Khánh Trường vượt thoát. Sự đam mê đã giúp anh gặp gỡ được cái đẹp của hội họa. Đó là những điều nổi bật của Khánh Trường. Anh có nhiều cá tính rất mãnh liệt và cũng rất dại khờ tình si nên cuộc đời anh phảng phất dáng vẻ nhân vật Alexis Zorba của Nikos Kazanzaki, anh chàng chịu chơi với chất ngất đam mê, yêu đời, yêu cái đẹp, yêu phụ nữ cho đến lúc cận kề cái chết. Alexis Khánh Trường!

Cuộc triển lãm của Khánh Trường ở Thiền Viện Sùng Nghiêm cuối tháng 1-2012, với chủ đề là Đáo Bỉ Ngạn (Crossing to the other shore}. Qua loạt tranh này tính thiền thấm đậm từ cách bố cục xa vắng , như có như không. Cách xử lý màu, sắc tạo cho người xem tranh cảm thấy sự thuần khiết, bay bổng. Anh nói về tâm trạng của mình khi vẽ đợt tranh “Đáo Bỉ Ngạn” : “Nhẹ nhàng, thoải mái, giữ cho tâm thân lúc nào cũng an bình. Với cá nhân tôi, Thiền chỉ giản dị thế thôi.

Nên khi vẽ những bức tranh liên quan đến chủ đề Thiền, tôi luôn tự nhủ sẽ tuyệt đối trung thành với ý niệm trên.”.

giacngo-content-content 

Ngắm những bức tranh trong cuộc triển lãm nầy, tôi chợt thấy đây là một bờ và những tranh trước kia của Khánh Trường là một bờ của dòng sông đầy ghềnh lắm thác. Trong đời sống thường hằng của anh lúc này, vẫn cười vui khi phải đối phó với bệnh tật. Dù thỉnh thoảng, chuyện thị phi liên quan đến anh, anh vẫn cười, không lên net trả lời, nói “Thôi. Để tôi yên”.

Từ “Phục Sinh” đến “Đáo Bỉ Ngạn” rồi đến gì gì nữa, Khánh Trường tự thân đã nắm, biết, vạch sẵn, và, anh sẽ cứ lừng lững đi tới với màu-tinh-khiết, sắc-tinh-khôi. Một Khánh Trường với một bờ. Khác.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 8462)
Năm tôi lên 7 tuổi thì ba tôi bị Pháp bắt, giam ở Sở Liêm Phóng Hà Nội. Hôm đó tôi đang bệnh nặng, sốt li bì, nhưng nhờ vậy lại sung sướng được hưởng sự săn sóc ân cần của mẹ tôi
20 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 9911)
Tô Thùy Yên khởi thi nghiệp trong nửa sau của thập kỷ 1950, chủ yếu làm thơ tự do, là hình thức thơ đang "nóng" ở Miền Nam lúc bấy giờ
13 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 9461)
Nhạc sĩ Văn GiảngThầy Ngô Văn Giảng vừa tạ thế tại Úc, hưởng thọ 89 tuổi. Tin buồn loan ra, tôi bâng khuâng nhớ về 54 năm trước
11 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 10261)
Hiểu theo một ý nghĩa hơi có phần cay đắng thì cuộc phân ly lần thứ nhất năm 1954 đã định nghĩa lại ý niệm “quê hương” trong tình hoài hương của những người nghệ sĩ
06 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 7991)
Trước khi vùng vẫy tung hoành trên sân khấu, Lưu Quang Vũ đã được biết tới như một người làm thơ. Ấy là một nhà thơ thuộc loại bẩm sinh
01 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 9728)
Nghệ thuật hội họa Suối Hoa giàu âm sắc, nhưng đặc tính nổi bật, nét nhất quán, là tạo dựng nên một thế giới ngoài trọng lực: con người và vật thể thường bay bổng
28 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 8074)
Mộ Nguyễn Hiến Lê hả? Chị không biết. Chị chưa nghe cái tên này bao giờ.
24 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 8285)
Đa phần thơ tập hợp vào Viết trong bóng tối. Amen (*) đã xuất hiện trên các mạng văn chương: tienve, vanchuongviet, damau, litviet; bây giờ văn bản hiện hữu trên Giấy Vụn
04 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 9757)
Con có bao giờ để ý thấy quả đu đủ ứa nhựa tự hàn vết thương khi bị trầy, xước… Đời ba cũng như thế!
02 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 11302)
Hạ tuần tháng 3 ,2013 , một cuộc triển lãm tranh hộn nhịp của 25 họa sĩ Việt Nam từ nhiều tiểu bang và nhiều nhất là của California hội tụ tại hội trường Văn Lang , little Saigon,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8910)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17231)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12420)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19156)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9332)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 738)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1111)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1274)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22590)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14122)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19269)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7975)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8914)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8572)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11165)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30811)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20877)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25612)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22984)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21823)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19889)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18130)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19331)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16989)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16171)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24614)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32066)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34980)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,