ĐẶNG PHÚ PHONG - Võ Phiến, một vài chung quanh.

06 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 5975)
ĐẶNG PHÚ PHONG - Võ Phiến, một vài chung quanh.

 

Ông Võ Phiến gọi Nguyễn Mộng Giác là một người “thàng”(hậu) (1). Ông Nguyễn Mộng Giác cũng gọi Võ Phiến là “thàng” (2). Và, hai ông định nghĩa thàng như sau:

Nguyễn Mộng Giác: "Thàng" không phải là hiền. "Thàng" là một chữ định hình, chứ không định tính. Người thàng, là người ít nói, tránh né những tranh chấp rắc rối, sẵn sàng chịu phần thua thiệt để giữ hoà khí, cố giữ bề ngoài đơn giản lùi xùi để không bị ai xem là kẻ quan trọng. Người thàng có thể hiền lành vì không dám làm việc dữ. Nhưng người thàng cũng có thể có những phản ứng bất ngờ dữ dội khi đột nhiên không thể chịu đựng được mãi sự thua thiệt. Người ta bảo người thàng hay cộc.” (Đặc san Tây sơn –Bình Định,1999)

Và Võ Phiến: “Thàng là chữ riêng của người Bình Định, và cũng là chữ riêng để mô tả người Bình Định. Thàng cũng nói là thàng hậu; thàng hậu nghiã gần như hiền hậu, nhưng còn đi xa hơn hiền hậu nữa kia, vì nó có khả năng mô tả, hiền hậu thì không. Hiền hậu, thực thà là một đức tình, một nết hay; thàng hậu còn là một vẻ người hiển hiện ra bên ngoài, trông rõ mồm một. Người thàng, thàng từ tiếng cười giọng nói, nét mặt, thàng đi. Mà người thàng thì trời ơi, trong trí nhớ của tôi, tôi mường tượng mọi người Bình Định đều thàng hết: anh Ba, chị Bốn, ông Bảy, bà Năm, cô Tư, cậu Tám vv… Hết thảy, không ai là không thàng. Muôn người như cùng một vẻ, một giọng.”(Võ Phiến viết tựa cho Cuốn Ngựa Nản Chân Bon của Nguyễn Mộng Giác.).

Chữ Thàng, trước hết, là chữ của người Bình Định, nếu tính vào thời điểm 2015 này thì “thàng” đã thành chữ cổ. Thuở thiếu thời (thập niên 1950) tôi thỉnh thoảng nghe song thân tôi dùng chữ “thàng” để nói về một người nào đó trong thôn xóm. Tôi hiểu lơ mơ “thàng” có nghĩa là hiền, là… thàng. Sau đó do việc di chuyển chỗ ở, tuy rằng chỉ ra tỉnh lỵ, tôi không còn nghe ai dùng chữ thàng nữa. Rồi chữ thàng biến mất trong mớ chữ nghĩa lơ tơ mơ của tôi. Cho đến khi tôi đọc Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, nhất là thời gian ở hải ngoai, chữ thàng được hai ông định nghĩa thật rốt ráo, đến cho dù không phải là người Bình Định cũng có thể hiểu rõ ràng “ thàng” và “người thàng “ là như thế nào. Và, chữ thàng cũng được giới văn học thường xử dụng để chỉ 2 ông Nguyễn và Võ.

Ông Nguyễn thì thật sự là dòng họ Nguyễn. Còn họ Võ của ông Võ Phiến thì không phải vậy. Ông, tên khai sinh là Đoàn Thế Nhơn, vì yêu cái tài sắc, cảm cái tấm lòng đôn hậu của vợ ông là bà Võ Thị Viễn Phố, từ bút hiệu Đắc Lang ( Những đêm đông viết năm 1943 đăng trên báo Trung Bắc Chủ Nhật.) ông đã nói lái Viễn Phố thành Võ Phiến làm bút danh cho đến cuối đời. Tôi ngờ rằng khi nói lái ông Võ Phiến đã bị lợn cợn khi Viễn Phố lái ra sẽ thành Vỗ Phiến nghe nó không ra làm sao cả. May quá! Có cứu tinh đây rồi. Bà Viễn Phố họ Võ. Vậy thì cứ việc thẳng tay ném đi cái mũ. Thành ra Võ, lại là họ của nàng cũng là họ của chàng. Khéo thay chữ nghĩa! Hai người mãi mãi bên nhau và chỉ một. Dẫu rằng ông ăn cơm hoài cũng ngán nên cũng đi ăn đôi lần phở, chuyện ấy cũng chẳng sao, chẳng chết thằng Tây nào, mà ngược lại mối tình với Viễn Phố càng thêm bền vững. Tôi thật sự xúc động khi nhìn tấm hình ông bà mỗi người một bên đẩy chiếc senior walker cùng đi bách bộ. Keo- sơn- gắn- bó là đây.

Giới văn nghệ sĩ gọi thêm ông một cái tên “Ông già tinh quái”. Nhưng tại sao là “ông già”?. Chỉ khi ông già rồi mới viết văn “tinh quái” hay sao? Tôi e rằng không phải vậy. Chất “tinh quái” của Võ Phiến đã có từ lâu. Từ lâu lắm lận. Từ Người tù (1955), Dung (1956), Lỡ làng (1956), Anh em (1957), Thác đổ sau nhà, Lẽ sống (1958)…. Từ : Anh Bốn Thôi, chị Lộc, Ba Thê Đồng Thời, ông Tú Từ Lâm, Hữu….

Lại một phen chữ nghĩa! Cái này phải tôn Võ Phiến là bậc thầy. Ông cứ nhẩn nha viết. Bắt người ta phải hút theo chữ nghĩa “ chẻ sợi tóc làm tư, làm tám” của ông. Lâu lâu, cắc cớ đưa ra những ý tưởng làm độc giả giật mình, phải đọc lại lần nữa, rồi giật mình lần nữa (không khỏi cười mỉm thích thú ):“ Cái ông này thâm thật, tài thật”. Tinh quái, trước hết là tinh tế. Ông nhìn sự việc thật tinh tường qua ngòi bút điêu luyện, làm chủ vấn đề sự kiện. Điều này người đọc dễ dàng nhận ra ở những bài tạp bút, tùy bút của ông. Còn quái thì sao? Ông Võ Phiến có “quái” không? Thiệt là khó! Tôi xin nhón nhóm chữ: “suy đoán vu vơ" của ông dùng để khiêm tốn bày tỏ ý kiến của mình, Suy đoán vu vơ “quái” là không phải bình thường, là lạ, nhưng không phải là quái dị. Còn gì nữa nhỉ. Ờ, phải có cái hậu là vui, qua quá trình soi thấu sự uyên thâm. Như vậy” ông già tinh quái “ ở đây chỉ cho sự uyên bác, thâm trầm, hóm hỉnh lấy được sự kính nể từ nhiều người khác. Nếu cần thêm một chút mắm muối, tôi có thể mượn đoạn văn của Võ Phiến để cho ý của mình đậm nhạt: “Nghề viết văn loay hoay một cách …cảm động. Riêng người Việt lại còn mối cảm kích đối với cái ngôn ngữ của mình sử dụng… Hơn sáu mươi năm trước thường đọc lang thang, môt hôm tôi gặp bài “Đợi Thơ” của Hồ Dzếnh. Lời lời hoa mỹ, câu nào câu nấy chật ních những địa danh xa xôi, mơ hồ, mộng ảo, tôi mê tơi, “ngâm” đi “ngâm lại”:

(…) Tô Châu lớp lớp Phù kiều
Trăng đêm Dương Tử mây chiều Giang Nam
Rạc rời vó ngưa quá quan
Cờ treo ý cũ mây dàn mộng xưa
Biển chiều vang tiếng nhân ngư
Non xanh thao thiết trời thu rượi sầu
Nhớ thương bạc nửa mái đầu
Lòng vương quán khách nghe màu tà huân (…)”

Lời không hiểu mấy, ý không rõ mấy, nhưng mặc kệ: tôi thích, mê tơi. Tôi có chú ý đến mấy tiếng “non xanh thao thiết”. “Thao thiết” ám ảnh tôi. Xanh thao thiết là xanh cách nào? Không biết đích xác, nhưng tôi cho đó là một chữ tài tình, đúng với màu núi “nọ”(?)…”. (Viết lách, trong Cuối Cùng, Võ Phiến)

Cũng từ đoạn văn trích trên nó điển hình cho cách Võ Phiến đã đưa ngôn ngữ nói thành ngôn ngữ viết thật tài tình. Không biết cơ man những “câu nào câu nấy chật ních”, “tôi mê tơi” nằm trong các tác phẩm của ông.

Lại nữa, Võ Phiến, cũng làm thơ lai rai. Một phần nhỏ nhưng không kém phần quan trọng trong sự nghiệp văn chương của ông. Cũng cái cách nhẩn nha, dùng những câu thơ như câu nói một cách tài tình, rồi “ Rụp, Rụp” (tên một bài tùy bút của Võ Phiến) giáng một câu xanh dờn, đem cái ý buồn có, vui có, thản nhiên có, ngộ nghĩnh có, triết học có…. Xin giới thiệu bài thơ, không biết có phải là cuối cùng của đời ông hay không, nhưng nó nằm ở trang cuối cùng trong tập tạp bút tên là Cuối Cùng do Thế Kỷ 21 xuất bản năm 2009, nói về cái cuối cùng của kiếp người: “Trông lên chỉ gặp bầu trời là quen.

 

Mộc Mạc

Xưa từng có xóm có làng
Bà con cô bác họ hàng gần xa
Con trâu, con chó, con gà
Đàn cò, lũ sẻ, đều là cố tri.
Múa may mãi chẳng ra gì
Mỗi lâu thêm một cách ly rã rời.
Thân tàn đất lạ chơi vơi
Trông lên chỉ gặp bầu trời là quen.


Tôi là người Bình Định nên ưa ông cũng chỉ là chuyện thường. Tôi có chắc một điều là người miền Bắc, miền Nam cũng rất yêu, thích ông. Tôi cũng chắc rằng nếu có người dịch toàn bộ tác phẩm ông ra tiếng nước ngoài, họ cũng sẽ thích ông. Giống như người Việt thích Stefan Zweig qua những bản dịch của ông.

Tôi không có ý định bước vào văn nghiệp của Võ Phiến. Chỉ một vài, thật ít, chung quanh ông. Mà thôi!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 7976)
Mỗi tiếng thở dài tiếc nuối quá khứ là một câu thơ của Nguyên Sa.
26 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 8547)
Nhắc đến Quỳnh Giao tên tuổi cô gắn liền với sự nghiệp ca hát và dạy nhạc trên nửa thế kỷ,
24 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 6278)
Một buổi sáng tháng 7 của mùa hè này, tôi được gặp gỡ ba người anh trong cõi văn chương.
21 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 5869)
Ngôn ngữ thơ dung dị, âm vang sắc màu vẫn còn nét đẹp cổ điển, nhưng chất suy tưởng nhạy cảm của một tâm hồn nhân hậu đã chạm tới trái tim người đọ
15 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 7035)
Không biết tự bao giờ cái không giang mơ, thực đầy tình người của một bến sông tên là Bến My Lăng đến và lắng lại trong tôi...?
09 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 7751)
Đúng như tên gọi của tập sách, “Ghi chép lang thang” là quyển sách tập hợp những bài viết ghi chép lại những điều mắt thấy, tai ngh
01 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 7102)
Trong thời đại truyền thông phát triển, giải thưởng văn học có thể xem như một con đường tắt đến với văn chương. Nhưng nếu không cẩn thận nó lại là cái bẫy lợi hại mà khi dính vào chỉ biết “ăn mày dĩ vãng”.
30 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 6182)
Tôi đã đọc những thi phẩm: Âm Vang Và Sắc Mầu - Phương Ý- Hoà Âm Âm Âm Âm…- Huyết Âm – Tinh Âm, của nhà thơ NLV.
23 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 6190)
Theo sự hiểu biết hạn hẹp và qua những bức thư của bác Quách Tấn gửi cho ba, tôi đọc thấy, xin chia sẻ để các bạn hiểu thêm về “cái nôi thơ” mà người đời thường tâm đắ
18 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 9597)
Phan Thị Vàng Anh, người ta chả đọc ra những thiên truyện có sắc thái cận nhân tình hơn, mà cũng là gần với đời sống hơn nữa.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8873)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17208)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12407)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19138)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9317)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 716)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1095)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1263)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22560)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14092)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19249)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7954)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8887)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8556)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11129)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30786)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20856)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25587)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22956)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21800)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19860)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18096)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19315)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16967)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16151)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24582)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32036)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34964)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,