ĐẶNG PHÚ PHONG - Vài hoài niệm về Du Tử Lê.

06 Tháng Mười 202010:39 SA(Xem: 3663)
ĐẶNG PHÚ PHONG - Vài hoài niệm về Du Tử Lê.
Trước 1975 tôi biết đến thi sĩ Du Tử Lê khi ông được giải thưởng về thơ của Tổng Thống VNCH. Sự biết cũng dừng ở đó. Mãi đến thập niên 1990 tôi định cư ở nam California, rất gần nơi cư trú của ông. Gặp ông lần đầu rất tình cờ nhưng tôi không hề có ý định kết thân vì đơn giản là do nghe nhiều điều tiếng về ông từ các quán cafe vùng Little Saigon. Sau này khi thân thiết, tôi thuật lại, ông cười nhẹ và nói "Cũng may P. chưa kịp "đánh" (chữ của giới làm báo dùng để chỉ viết bài hạ nhục ai đó) tôi - như nhiều người đã làm." Sau đó nhiều tình cờ run rủi, tôi thường gặp DTL hơn và nhiều nhất là ở quán cafe.

DTL-HatNgo
Từ trái: Du Tử Lê, Trịnh Y Thư, Trịnh Cung, Nguyễn Lương Vỵ, Tô Đăng Khoa, Lê Lạc Giao, Đặng Phú Phong ở cà phê Hạt Ngò. (Hình: Giáp Lê)


Trong mấy chục năm trời uống cafe với ông, chúng tôi gặp nhau ở rất nhiều quán. Nhưng ngồi nhiều nhất và lâu nhất thì lần lượt ở các quán sau: Tài Bửu, Lan Hương (Lan Hương đổi chủ thì qua Tài Bửu chỗ mới.) Tài Bửu sang quán chúng tôi lại chuyển sang Hạt Ngò 1, Hạt Ngò 2, cho đến khi ông qua đời.

Ở quán nào ông vẫn thường đến khá sớm, khoảng 9 giờ, ngồi ở một bàn kín đáo; sau đó bạn bè đến, thường chỉ một vài người, thỉnh thoảng cả chục. Thời gian trước tôi còn làm việc nên chỉ ngồi cafe với ông 2 ngày cuối tuần; cho đến 2013 tôi nghỉ hưu mới cafe cùng ông 7 ngày một tuần. Sự thân thiết tự nhiên theo ngày tháng đến với chúng tôi; tôi và ông đều nhận thấy điều ấy và cùng trân trọng giữ lấy. Chúng tôi kể cho nhau nghe thật nhiều về quá khứ cho đến chợt một hôm vào đầu năm 2018 ông tỏ ý nhờ tôi viết về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của DTL. Ông bắt đầu gom sách xuất bản từ xa xưa hay những tài liệu liên quan đến ông để đưa cho tôi tham khảo. Công việc tiến hành không chuyên môn mà rất tài tử và chậm sì; chỉ vì cả hai chúng tôi đều nghĩ rằng thi sĩ DTL còn lâu mới lìa bỏ cõi đời này.

DTL-DK
Từ trái: Nguyễn Lương Vỵ, Đặng Phú Phong, Du Tử Lê, Trịnh Cung, Đăng Khánh


Nhiều người, có cả người thân ngay như chị T. người vợ cuối cùng của ông, nói rằng DTL chỉ biết làm thơ, ngoài ra không biết làm gì nữa cả. Dĩ nhiên đây là lời nói có tính thậm xưng nhưng cho ta thấy cái tính lơ mơ, không chú ý đến nhưng việc không thuộc về văn chương của ông. Tôi cũng nghe nhiều những thắc mắc của ông rất ngây thơ đến buồn cười của ông.

Nhưng quí vị đừng vội, bên cạnh những không biết hay đúng hơn là không để ý đến đời sống vật chất; những loại hữu cơ mà đối với ông thì đầy rắc rối, phức tạp, DTL lại có những cái nhìn thật sắc, thật nhạy bén về lãnh vực tinh thần, tình cảm và nhất là về thi ca. Có những hôm ngồi bàn luận về thi ca chúng tôi hừng chí ngồi đến xế chiều. Ông thường nói, chúng ta là những người đi trước phải tạo điều kiện giúp đỡ những người đi sau tiếp tục dấn thân, làm mới, yêu thích thi ca, một mảng quan trọng trong văn hóa của đất nước "Tôi cho đó là một trong những nhiệm vụ của người làm văn học". Và, đó là động lực chính để DTL mở giải thưởng thơ văn Du Tử Lê. Khi ông qua đời, chị T. hiền thê của ông, vì sợ không kham nổi giải thưởng nữa nên tuyên bố chấm dứt, nhưng sau đó với linh thiêng của anh và lòng yêu kính chồng, chị T. tuyên bố lại là giải thưởng DTL vẫn tiếp tục. Tôi nghĩ điều này sẽ làm vong hồn của ông rất vui ở suối vàng.

DTL-DoTangBi

DTL là một người nói năng nhỏ nhẹ, từ tốn và lịch sự, rất dễ được lòng người đối diện. Ông không phát biểu ý kiến riêng trong đám đông như ở bàn cafe, bàn tiệc. Những quan điểm về văn học, tôn giáo, chính trị ông chỉ nói với người thân mà chỉ khi có một hay hai người mà thôi. Ông tự nhận thời trai trẻ đến trung niên ông thuộc tuýp người không chịu thua ai, sẵn sàng đối phó bằng mọi thủ đoạn với đối thủ của mình. Nhưng khi về già, nhất là từ sau khi mẹ ông qua đời ông trở nên hiền hòa, dễ dàng bỏ qua những thù địch.

Ông có người chị ruột thương và lo lắng cho ông rất nhiều không khác gì một người mẹ. DTL luôn luôn dạ thưa, một mực lễ phép với bà cho đến cuối đời. Bà là người duy nhất khóc ngất trong lúc tiễn chiếc áo quan DTL xuống lòng đất lạnh.

Du Tử Lê rất yêu hội họa, giao du thân thiết với nhiều họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam. Sự say mê màu sắc ấy có trong ông từ thời trẻ nhưng chỉ giữ trong sự nung nấu vì ông không tin vào khả năng của mình. Cho đến khoảng 2010 do sự khuyến khích của tôi và nhất là từ Họa sĩ Nguyễn Đình Thuần. Thuần là người tận tình giúp ông tìm giá vẽ, tìm mua màu và góp ý về kỹ thuật khiến DTL vô cùng tâm đắc.

DTL-TCP

Bài viết đầu tiên của tôi về hội hoạ của ông mang tên: Du Tử Lê, Màu Xanh Vàng Phai. được đăng trên các báo ở California, sau đó được nhiều báo về nghệ thuật khắp nơi đăng lại và một luận án thạc sĩ của một sinh viên trong nước tham khảo. DTL rất vui, ông nhiều lần nói với tôi là nhờ bài viết này làm thành động lực giúp ông vẽ nhiều hơn lên. Ông đã tổ chức 4 hay 5 lần triển lãm và lần nào cũng thành công vượt bực bán hết tranh. Tôi cũng hân hạnh được ông mời nói chuyện, khoảng 4 lần về thơ, hoạ của ông trong các chương trình thơ hoạ DTL. Lần cuối cùng là ở chương trình "Thơ & Tranh Du Tử Lê" ngày 18.8.2019 tại thành phố San Jose , California, nhằm ra mắt tập thơ "em cho tôi mãi nhé: ấu thơ mình" và trưng bày một số tranh mới sáng tác. Trong chuyến đi này chúng tôi dự trù ghé thăm Hoạ sĩ Duy Thanh ở San Francisco, một người bạn thân và quý mến của DTL. Chẳng may hôm đó ông rất mệt nên chúng tôi phải bỏ cuộc quay trở về San Jose. Việc này cứ làm ông ngậm ngùi tiếc nuối vì không thăm được Duy Thanh lúc này đang đau yếu sợ không qua nổi. Và, họ vĩnh viễn không gặp nhau nữa. Tháng 10/19 DTL ra đi, Rồi tiếp theo cuối tháng 11/19 Hoạ sĩ Duy Thanh cũng lên đường miên viễn.



DTL-SJ
Nhà thơ Du Tử Lê và nhà thơ Đặng Phú Phong ở San Jose

Có nhiều người yêu thích và cũng có nhiều người ghét, chống báng ông. Có người sửa thơ ông rồi đem ra chặt chém. Đó cũng là cái sự thường ở cuộc đời ô trọc. Du Tử Lê có một đặc biệt mà xưa nay các thi sĩ Việt Nam không hề có. Đó là thơ của ông được rất nhiều nhạc sĩ phổ nhạc. Con số hàng trăm chứ không phải đôi ba chục bài; có những bài nổi tiếng vang lừng đã lắng sâu vào lòng người. Điều đó khó có ai chối cãi, dù là kẻ ghét ông.

Về tình yêu , Du Tử Lê có rất nhiều hệ luỵ. Những người đàn bà đi qua đời ông đều để lại cho ông những vết sẹo yêu thương và ông trân trọng để nó riêng mỗi góc trong lòng ông, lâu lâu nó vụt hiện, khi đẹp như áo lụa nhung mềm, khi quặn thắt như đang lửa đốt trong lòng. Du Tử Lê nói ông khi yêu ai thì yêu hết lòng, yêu bằng tình yêu mù loà nồng cháy. Yêu như chưa hề yêu ai vậy.

Ngày 7/10/2019, trưa, khoảng 12 giờ hơn, sau khi cafe xong tôi đưa DTL về nhà vì hôm đó anh không có xe. Trên xe anh và tôi nói chuyện bình thường không có dấu hiệu gì đáng quan tâm đến sức khoẻ. Buổi chiều có người bạn rất quý anh mời đi ăn, anh thấy mệt nhưng vì nể bạn phương xa nên nhận lời. Khi đến quán anh than mệt nhiều hơn, chỉ ăn qua quýt vài miếng rồi ngồi yên không còn chú ý chung quanh.

Người bạn đưa anh về nhưng không biết địa chỉ nhà, hỏi anh, anh đã lạc thần, không nói nổi địa chỉ nhà mình. Cuối cùng phải mất gần cả tiếng đồng hồ mới tìm được nhà... Người nhà chở anh vào bệnh viện thì anh đã hôn mê sâu và lặng lẽ ra đi. Thật bình yên và nhanh chóng, giống như nhiều lần tôi và anh ước có được một sự ra đi nhanh như thế. Và anh đã đạt được ước nguyện.

Du Tử Lê đã đi xa một năm, mấy tuần đầu tôi vẫn không tin anh đã chết thật. Sau hôm chị T làm tấm bia gỗ tạm chờ bia đá về, tôi đến thăm anh, đó là lần đầu tiên tôi cảm nhận anh đã thật sự về trong lòng đất khi tôi úp lòng bàn tay xuống nắm cỏ khâu, cỏ và đất trên mộ anh lằn tăn trong lòng bàn tay. Tôi nghe tiếng anh cười!

Trong đoạn cuối tôi không dùng đại danh từ "ông" để chỉ đến DTL mà dùng tiếng anh để nói chuyện với DTL như hồi sinh tiền của anh. Cho nó ấm!

Tôi chỉ theo dòng cảm hứng ghi lại một số hồi ức với DTL chứ không chủ tâm viết theo một cách nào nên bài viết không có yếu tố thời gian, thiếu mạch lạc. Mong quý vị không chấp.

Little Saigon

ngày 5.10.20


DPP-Mộ
Nhà thơ Đặng Phú Phong 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười Hai 202310:10 SA(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
07 Tháng Mười Một 20233:47 CH(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
19 Tháng Mười 20231:33 CH(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
05 Tháng Mười 202312:00 SA(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
02 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
23 Tháng Sáu 202310:46 SA(Xem: 1139)
Luận văn Thạc Sĩ/ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam của Vũ Thị Lê Duyên
04 Tháng Sáu 20232:03 CH(Xem: 1295)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
30 Tháng Năm 20235:35 SA(Xem: 6566)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
10 Tháng Năm 20239:33 SA(Xem: 6436)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
27 Tháng Tư 202312:00 SA(Xem: 11399)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7738)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8636)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8343)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10886)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30531)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20708)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22781)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19612)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17924)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19110)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16791)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15989)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24314)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31736)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34785)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,