Chương 11

11 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 5790)
Chương 11

Tôi hát. Trương Chi. Tiếng hát buột ra, xuôi xuống và thoát đi ở ngoài dự kiểm soát của ý thức. Có lẽ bóng đêm và khoảng không gian ẩm lạnh đó gợi thức ở tôi nỗi ngậm ngùi xa vắng, không mặt mũi. Vòm lá tôi những đốm đèn yếu ớt từ phía xa, những chiếc xe lặng lẽ trườn trôi trong im ắng rạc rời, lả tả, khiến tôi thấy cô đơn, hiu quạnh. Làm như những vòm lá tối, những đốm đèn chới với trên những trụ điện cao đã thả xuống trước mặt tôi, đã bỏ lại trong từng bước chân tôi đi tới, những nhắc nhở buồn bã, những ám ảnh của một cái chết thật gần gũi, một chia lìa thật tan nát. Dĩ vãng, hiện ra trong trí tưởng như một nhắc nhở của những mũi dao nhọn thọc sâu vào phần u khuất nhất của hồn tôi nín lặng. Tuyệt vọng ở đó chảy tuôn, như máu. Ê chề ở đó thoát đi như suối, chan hòa. Hãn bảo: Em có nghe, mưa trên những ngọn cây? Tôi đáp: Không. Em chỉ thấy rừng thông xào xạc trên đồi Quần Ngựa. Con đường dốc xuống. Sương núi như khói dâng lên mỗi lúc một cao. Hãn choàng tay qua vai tôi Em lạnh. Tôi lắc đầu, im lặng dầm mình vào khoảng tối xẫm của một bóng cây in đậm lề phố. Hồ nước hiện ra như đáy một thung lũng xanh đen. Bên kia hồ dưới chân đồi Quần Ngựa, những đốm lửa bò sát mặt đường. Đó là những chiếc xe đang vòng quanh Sân Cù.

Tôi bỏ tay mình vào túi áo veste của Hãn. Trong túi áo Hãn tôi thấy bàn tay mình ấm hơn lúc được dấu trong túi áo manteau.

Xuống hết con dốc, chúng tôi đi ngang qua những luống cúc ở hai bên đường. Và phố mở ra nhiều ngõ với ánh đèn mờ yếu. Tôi thấy cây cầu nhỏ dẫn lối tới trại hầm, và tưởng tượng bên tay phải, phía sau tôi, là nhà thờ Chánh Tòa. Tôi không muốn nhớ những điều đó vì nó chỉ làm tôi thêm chùng thấp xuống mà thôi. Nhưng muốn là một chuyện, tôi luôn tự nhủ tôi vậy…

Hãn đã nói với tôi về những chuyến xe hàng cũ kỹ chất đầy người đi Trại Hầm. Hãn đã kể tôi nghe về ngôi nhà thờ có con gà ở trên chóp nóc. Đó là tất cả những gì chàng khó quên được trong thành phố này. Và, bây giờ tôi đang sống trong nó.

Chuyến xe đem chúng tôi ra khỏi bến vào lúc bảy giờ sáng. Khi Saigon còn ngái ngủ và ngơ ngác như những ngọn điện chưa kịp tắt nơi những hàng quán bao quanh khu bến xe.

Những cánh rừng đã bỏ lại, đèo tiếp đèo đi lên. Núi chập chùng ẩn hiện. Chuyến đó là một mơ ước được nói tới nhiều nhất từ phía tôi trong nhiều tháng liên tiếp và những tưởng đã không thể thực hiện. Ngay lúc Hãn chỉ tấm bảng chào mừng quí khách tôi vẫn còn ngỡ mình đang trong mơ. Ngay lúc đêm đã xuống quá sâu trong lòng phố, sương đã lên quá cao trên đầu những sợi tóc đã ướt, nhưng bước chân đã lạnh, những ngón chân đã cóng, tôi vẫn còn tự hỏi nhiều lần: Có thực chăng giấc mộng được sống với nhau, ở một thành phố khác. Có thực chăng khao khát được đi với nhau, trên những con đường không thấp thoáng rình rập, âu lo. Có thực không - đêm đầu tiên tôi được có Hãn ở bên cạnh - trọn vẹn - hoàn toàn. Có lẽ Hãn không thể hiểu rõ niềm khao khát điên cuồng của tôi, đến mức nào, về một đêm như đêm nay. Về một không gian như không gian này. Tôi nói: “Em không còn gì để ân hận. Nếu ngày mai chúng ta chia tay. Nếu ngày mai em chết”.

Hãn khựng bước, nhìn. Tôi dướn người ôm lấy Hãn, và hôn. Thật vội. Tôi không để Hãn kịp nói lời quen thuộc: “Anh yêu em”. Dù điệp khúc được lập lại đã cả nghìn lần và lần nào, tôi cũng chới với trong xúc động.

Đã quá đủ cho tôi - đã quá đầy cho cái tuổi hai mươi của một đời con gái. Đã quá thừa cho một cảnh đời mở ra, cho một ước mơ tận kiếp. Tôi không đòi hỏi gì hơn: chạy tối. Những vòm lá đen bóng. Những ánh đèn mù. Những còn đường dẫn tới những nơi chốn xa lạ. Bước chân, mùi hơi, da thịt, như những cửa ngõ dẫn vào hư vô, đưa về biệt tâm, bằn bặt. Với tôi đó là những gì sẽ mang theo một ngày nào, về cõi khác. Với tôi, đó là vốn liếng của một thời. Đó là vết tích của một kiếp. Hương thơm cho một đời.

Càng bước gần tới hồ, càng lạnh buốt. Sương sa dày đặc. Tôi như muốn gắn liền vào Hãn. Chàng xiết chặt hơn, tôi bước nương theo chân Hãn. Cơn ho tới. Tôi ôm ngực. Chàng nói:

- Em muốn đau rồi đó.

Tôi gắng gượng:

- Không sao đâu anh.

Nói vậy, nhưng tôi cũng cảm thấy choáng váng xây xẩm. Sương lạnh làm mạch máu trong tôi muốn đông đặc. Hơi thở trở nên khó khăn, mặt tôi đang dần trở thành một tảng băng khi môi chàng nóng hổi áp tới. Tuy nhiên, tôi không muốn trở về phòng lúc này. Nếu tiếp tục đi để sẽ phải vào nhà thương trong ngày mai, hay trở về phòng ngay để tiếp tục sống thêm nhiều chục năm nữa, tôi vẫn chọn cách thứ nhất.

Dang xa Hãn một chút, lấy dáng điệu vững chãi, thẳng người đi một mình cho chàng thấy tôi không sao hết. Tôi khỏe lắm. Mà quả thực, tâm trí tôi sáng láng như mặt gương. Các giác quan lần lượt bật mở hết mọi cánh cửa của những ngõ ngách để đón nhận cái đời sống ẩn hiện trong tiềm thức đã hai mươi năm làm người.

Nhưng tội không rời xa chàng được lâu., Gió tạt, tôi lao chao. Sương cuốn tôi nghiêng ngả. Tôi dấu mặt vào ngực chàng. Hãn chỉ tay về một góc đường, ngôi nhà mái ngói đỏ, nằm giữa một vườn hoa. Tôi gật đầu. Lại húng hắng ho. Hãn lộ dấu lo ngại. Chàng muốn choàng phủ hết tôi. Bàn tay Hãn lần trên mặt tôi buốt cứng. Những ngón tay Hãn cuối cùng dừng lại nơi vết chàm giữa trán. Khi không, tôi nhói buốt bàng hoàng, như thể kẻ nào vừa khuấy động cái mặt nước ao tù che dấu niềm bí mật sinh tử của đời tôi. Cùng lúc hình như tôi lại thấy thương Hãn đến đau thắt cả các bắp thịt. Tôi nói qua tiếng rì rào của gió chạy trên những vòm thông trong thung lũng tối thẳm phía bên kia hồ xám. “Anh. Thương em”. Hãn gật đầu miết cả bàn tay qua hai khóe mắt tôi. Tay Hãn cho tôi biết, mặt tôi có một vài giọt nước. Tôi khóc? Chắc.

Hãn đẩy cửa nhường tôi vào trước. Chiếc bàn góc sát cửa ra vào vừa được bỏ trống. Hãn dí tôi lọt thỏm xuống chiếc ghế trong tối. Tôi thu người và bỏ vào miệng ít sợi tóc ướt. Sương trên tóc tôi có vị lạ. Hãn gọi trà nóng và cà phê. Ở chỗ ngồi này, tôi không thể nhìn thấy mặt hồ, nhưng bù lại được nhìn đủ xe cộ, người ngợm từ nhiều phía. Vườn hoa phía cửa ngoài chìm trong lớp sương màu tro. Tôi nhận ra những bông cúc vạn thọ cánh lớn, vàng ối. Những thân mảnh cao vượt hẳn lên bàn những bông hoa, tôi phỏng đoán là thược dược nhưng không chắc lắm vì không nhận được màu sắc. Hãn đốt thuốc liền tay. Chàng xa vắng, cách biệt với những tia nhìn đăm đăm dành cho chung quanh và cuối cùng là hướng của cây cầu xi măng dẫn về trại Hầm. Phần, tôi muốn Hãn kể tiếp cho tôi nghe về người con gái đã tự chọn lấy cho mình những ngày quắt héo tại thành phố sương mù và giá buốt này. Phần, cử chỉ của chàng khiến tôi thấy nghẹn tức. Tôi nói: “Em muốn bỏ Saigon. Em muốn đến sống hẳn một thành phố khác. Nhưng đừng là thành phố này. Người ta không thể sống, một mình, giữa sương mù, gió buốt, và rừng thông”. Hãn cười. Nụ cười thoạt tưởng vu vơ, nhưng thật ra, sau đó tôi mới nghiệm thấy Hãn đã dùng nụ cười để thay cho câu nói. “Vậy mà có người đã sống đấy”. Tôi bỗng thấy như không còn bình tĩnh nữa. Cái bản chất phụ nữ, cái lòng tỵ hiềm, nhỏ nhen, ganh ghét trong tôi, thức dậy. Tôi im lặng, cúi mặt và nắm chặt chính bàn tay mình. Tôi thường có hành động tự nắm tay mình để dằn xuống hay để biểu lộ kín đáo một điều gì đau đớn. Hãn vẫn trầm ngâm. Chàng ngã người vào thành ghế. Ánh mờ từ ngọn đèn trên vách cắt ngang chóp mũi biến Hãn thành một người khác. Hung ác. Kỳ quặc. Tôi nghiêng người sang và đành phải đặt tay mình vào lòng Hãn. Có lẽ Hãn sực nhớ giật mình. Chàng cúi xuống, nâng tay tôi lên., Cử chỉ chậm rãi, thánh thiện và tôn kính. Tôi chợt hối hận với những ý nghĩ vừa thoáng quan trong óc. Lẽ ra tôi không nên vậy. Tôi muốn trong mắt Hãn, trong ý nghĩ của Hãn, tôi là một người con gái khác hơn những người đã đến với Hãn. Tôi muốn chứng tỏ ngoài tư cách một người yêu, tôi còn là một người bạn. Một tri kỷ hay ít ra, một đứa em mà Hãn có thể tin cậy.

Nhớ lại, bắt đầu của cuộc tình, bắt đầu từ một đêm trên mặt sông, tôi đã làm được việc đó. Tôi đã để cho Hãn thấy tôi vững vàng và dễ mến như một người bạn hay một đứa em. Tôi thành công. Và điều đáng nói hơn hết ở chỗ, tôi rất thành thật (với chính tôi) lúc đó. Tôi đã mong Hãn nói nhiều hơn nữa với tôi về những người đã đi qua cuộc đời Hãn. Vậy mà tôi, giây phút này, thật bậy. Không được. Tôi nói với mình.

Hãn vắt những lát chanh mọng nước và tách trà, bỏ đường và bảo tôi uống thử xem vừa chưa. Tôi ngoan ngoãn làm theo. Mùi chanh nồng cay lẫn với mùi cúc thoang thoảng, rồi thở một hơi dài trước khi nhấp một ngụm nhỏ. Trong tách trà, tôi thấy gương mặt Hãn sóng sánh. Để tách trà xuống tôi nói đủ Hãn nghe “Em thương anh”. Hãn cười, im lặng trong chờ đợi và tưởng tượng với đôi mắt khép hờ. Hãn biết tôi không thể hôn chàng trong quán nước. Những ngày vào sâu trong tình yêu, không hiểu có phải bị ám ảnh bởi một chia lìa tan nát, hay vì tình yêu tới một độ nào, sẽ không còn dè dặt, sẽ chẳng còn biên giới che đậy, hay bản chất tôi - cái bản chất liều lĩnh, với quan niệm sống như một đường gươm, để rồi được chết, như một chiếc lá, khiến tôi dạn dĩ hơn bao giờ. Đôi lúc tôi cũng phải kinh hoàng cho sự dạn dĩ của mình. Chẳng hạn như đi với nhau giữa đường, khi cơn yêu dấu như lửa nghiệt cháy run thân thể, tôi đã hôn chàng không suy nghĩ. Ngồi sau xe, tôi đã dám luồn tay vào ngực áo Hãn để nghe những ngón tay mình run nhảy theo nhịp đập của trái tim và mùi thịt da nồng khét.

Chưa một lần tôi dành thì giờ để suy nghĩ cặn kẽ nguyên nhân thúc đẩy tôi tiến đến mức liều lĩnh đó. Nhưng giờ đây, ngay phút này, nhớ lại tôi thấy ở xa, thật xa, lối của những nẻo đường dẫn tới hư vô, phía của những cánh rừng tiếp núi, núi tiếp chân mây, có lẽ, ám ảnh về những tháng ngày còn lại quá ngắn ngủi trong đời mình khiến tôi tự cho phép, từ tiềm thức, có những hành động ấy, mặc dù tôi còn quá trẻ để nói tới sự chết, sớm sủa gì để bây giờ đề cập tới lẽ sống. Có thể đó cũng là phản ứng vô thức của tôi, trả lời cho những tháng năm ấu thơ, cho những chuỗi dài niên thiếu rụt rè, co rút, ngu ngơ. Những tháng năm đã ở lại bên kia một phần đời là những tháng năm mù lòa, những tháng năm cây củi. Những tháng năm tôi sống nẻ khô như vỏ chàm, cheo leo như đá dựng. Tôi không được trải qua cái thời sách vở và mọi người thường gọi là thời dậy thì. Tuổi thiếu nữ. Tôi như một người nào vụt biến mất, để một người khác vụt hiện. Tôi không có được trong tâm hồn khởi lớn của mình những mơ mộng về một người khác phái. Tôi không có được trong trí óc hoa niên của mình những tơ tưởng đem tới những rung động thẹn thùng, xấu hổ (nhưng quyến rũ) về những tưởng tượng đụng chạm, cọ xát. Những ngày đầu bước chân vào thế giới bảng đen phấn trắng. Nghi một học trò gần ngang bằng tuổi tôi đã phê bình một câu mà tới nay tôi vẫn còn nhớ. Nghi học trường tôi dạy, lớp cuối bậc trung học, Nghi không phải là học trò tôi. Nhưng không hiểu lý do nào. Nghi đã đón tôi nhiều lần ngoài cổng trường, chỉ để bảo: “Nếu em là cô, em sẽ khác. Cô có cái bề ngoài của một đam mê sinh tử, nhưng bên trong lại là một mặt ao phẳng lặng, và lãnh cảm. Nếu em là cô. Nếu em được là cô…” Thật tình, tôi không hiểu Nghi muốn nói gì và tại sao, tôi lại là người được Nghi chọn để nói ra những lời khó hiểu đó. Tôi cũng muốn hỏi lại dù có nhiều cơ hội thuận tiện. Nếu Nghi không là học trò của trường tôi dạy, chắc tôi sẽ thân quí Nghi lắm. Âu đó cũng là một điều đáng tiếc (hay không nên tiếc). Nhưng rồi tôi cũng hiểu. Tôi hiểu trong bàng hoàng choáng váng của sự bật vỡ ý nghĩa một cách bất ngờ. Nghiệm ra mới thấy, đó là thời manh nha của tình yêu chúng tôi. Đó là khoảng thời gian Hãn đến thị trấn lần đầu. Và lần đầu, đến với tôi một ánh mắt nhìn buồn, từ dưới thấp trông lên hay nghiêm nghị trách móc, từ trên cao ngó xuống. Đó là những lần Hãn đến đón tôi ở cổng trường và Nghi, có thể đã rơi vào con trốt xoáy của những lần đăm đăm, Hãn đứng.

Tôi cười một mình khi hình dung Nghi trong trí nhớ. Hãn nói: “Em có gì vui”. Tôi đáp: “Nghi”, chàng hỏi: “Nghi là gì?” Tôi kể chuyện Nghi. Hãn chăm chú và suốt câu chuyện vẻ mặt Hãn không biến đổi. Cuối cùng, Hãn bảo: “Nếu anh gặp được cô ta…” Tôi không buộc Hãn phải nói ra hết câu vì thấy không cần thiết. Bởi trong óc tôi đã có ngay cái phần tiếp cho ba chấm kia đó. Tôi nói: “Anh”. Hãn nắm tóc tôi kéo lại gần. Thoáng lo sợ viển vông như một đám bụi đỏ, tan nhanh.

Chúng tôi ra về vào lúc quán đông nhất. Khói thuốc bưng bít khoảng không gian nhỏ hẹp. Tôi cay mắt và tức thở. Những rời rã mỏi mệt của gần sáu tiếng liên tiếp ngồi xe, giờ mới thực sự tác động trong thân thể tôi.

Đêm rét ngọt. Những bước chân dẫn ngược lên cao. Phố chợ chìm trong yên lặng. Chỉ còn những chùm đèn sáng, thật sáng và rạng rỡ. Sức sống mãnh liệt dẻo dai như tụ tập lại chung quanh vùng ánh sáng đó. Hãn hỏi tôi có muốn đi ăn khuya. Tôi đáp: “Em không đói, nhưng nếu khoan về phòng lúc này thì vẫn hơn”.

Ngược dốc, thêm gió tạt, tôi muốn bật ngã về phía sau. Hãn đỡ lấy lưng tôi. Tôi phân biệt được thật rõ ràng tiếng giầy của hai đứa. Lên tới lưng đồi, Hãn quay lại, nhìn vào lòng hồ nước. Chàng thở ra trước khi bảo tôi: “Em hát đi”. Trên lưng chừng đồi, tôi như rơi vào khoảng chân không mất hút theo lời Hãn. Tôi nói: “Hát gì?”. “Gì cũng được”. Hãn đáp. Và tiếp: “Tại sao không trở lại với Trương Chi”. Tôi nói: “Anh không thích bài này mà”. Hãn bấu những ngón tay cứng trên lưng tôi. “Ai bảo em?” Tôi đáp: “Em nghĩ thế”. Và tôi hát. Một mình, Trương chi. Tiếng hát yếu và nhỏ. Gió tạt ngược, vừa hát, tôi vừa lo gìn giữ cơn ho đang lùng bùng trong ngực.

Tôi đứt ngang bài hát trước khi vào điệp khúc lên đến đỉnh dốc. Hãn chỉ phía những chiếc xe bên lề đường với mấy ngọn đèn đốt bằng khí đá. Tôi bước theo hướng tay Hãn. “Xôi nghe”. Hãn hỏi cho có lệ. Tôi cũng đáp cho phải phép “gì cũng được, anh”. Tôi không thấy đói. Thực vậy, dù dĩa cơm chiều trong nhà hàng Singhai phải bỏ lại quá nửa. Tôi không biết lúc này tôi muốn gì. Sự quá đầy đủ trên (phương diện tinh thần) phải chăng đã làm sai lạc mọi cảm giác sinh lý. Tuy nhiên dĩa xôi được bày ra với khói bốc nóng hổi và những lát hành xanh thơm, bóng mỡ đã quyến rũ tôi như một trái mơ xanh. Tôi ăn ngon lành, hết dĩa. Hãn tỏ dấu hoan hỉ. Bây giờ đến lượt tôi đề nghị Hãn đi uống sữa đậu nành. Hãn vui với những bước chân nhảy nhót như chim và cánh tay choàng qua cổ tôi, như kéo lôi một người bạn trai.

Chúng tôi về phòng trước giờ giới nghiêm mười lăm phút, căn phòng trên lầu chót. Chiếc cầu thang cao, những hành lang mở ra thăm thẳm. Tôi yêu những dãy hành lang này, như yêu tội lỗi mà thêm một lần với chàng, tôi tái phạm.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8901)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17229)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12410)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19148)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9325)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 735)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1109)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1270)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22581)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14112)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19263)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7968)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8908)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8570)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11156)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30804)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20870)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25606)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22977)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21819)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19880)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18116)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19328)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16981)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16163)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24604)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32057)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34976)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,