Người Tôi Ước Ao Được Gặp Một Lần, Trong Đời Mình

24 Tháng Giêng 201612:00 SA(Xem: 3765)
Người Tôi Ước Ao Được Gặp Một Lần, Trong Đời Mình

Bạn-tôi,
Hôm nay là cuối năm. Buổi chiều đã xuống thấp trên những cành cypress, vườn sau. Tôi đang ngồi trước khung kính trắng xanh của chiếc computer cũ kỹ. Tôi đang nhìn lại tôi, một năm, như thói quen, đã từng rất lâu, như thế. 

biethai-content

Tôi nhìn thấy tuổi già, sự bất lực mỗi ngày một đùn cao, như gò mối -- trong khi tôi, mỗi ngày, mỗi nhỏ đi, như kiến. Mỗi ngày, tôi co rút lại, như sự co rút đương nhiên của thời gian, và những dấu hiệu cạn, tắt.

Bạn-tôi,
Bây giờ là buổi chiều. Những con chim hoàng oanh đã xù bộ lông vàng, nâu của chúng, trước thời tiết cay nghiệt của mùa đông, và những trận mưa tấm tức, nhát gừng từ mấy ngày qua. Tôi đang nhìn lại tôi, một năm, như thói quen, đã từng rất lâu, như thế.

Tôi nhìn lại tôi. Tôi nhìn lại bằng hữu. Tôi nghĩ, tưởng tới bằng hữu, bởi vì, hơn ai hết, bạn-tôi là người luôn nhắc nhở tôi:

“Bằng hữu như thủ túc, phu thê như y phục!”

Và, bạn-tôi, lần nào, nghe được câu nói kia, trong tôi cũng dấy lên, cùng nỗi ngậm ngùi và, niềm hạnh diện. Nỗi ngậm ngùi tỏa lên từ chính tôi, và, niềm hãnh diện sáng lên từ bằng hữu...

Bạn-tôi,
Bây giờ là cuối năm, buổi tối. Một mình với ngọn đèn, một mình với chiếc bóng chênh vênh, trong nỗi đìu hiu một cảnh đời sắp xế, trong cô quạnh một cách bình thản, cam nhận, luôn luôn, những giây phút cuối cùng, một năm, là giây phút tôi có được cho mình, những nhìn lại chân thật, mang ý nghĩa thú nhận, hơn bất cứ giai đoạn nào, thời tiết nào trong năm.

Bạn-tôi,
Lúc này, hơn lúc nào, tôi nghĩ, có lẽ là thời gian tốt đẹp nhất, để tôi thú nhận với bạn tôi, dù đã nhiều tháng, kể từ khi tôi được nghe từ bạn-tôi, câu chuyện về một Biệt Hải. Một Biệt Hải, tên Nguyễn Bá.

Một Nguyễn Bá hoàn toàn xa lạ với tôi. Nguyễn xa lạ tới mức tôi không thể hình dung, tôi cũng chẳng thể mường tượng, dù đã cực lực vận dụng trí tưởng của mình.

Bạn-tôi, lỗi ấy, có thể do sự nghèo nàn, giới hạn của khả năng hình dung, phác họa nơi tôi. Tuy nhiên, mỗi khi nhớ, nghĩ tới bạn-tôi, tôi lại liên tưởng tới Nguyễn Bá. 

Bạn-tôi,
Bằng vào trí tưởng tượng vốn khốn khó, nghèo nàn của mình, mỗi lần tưởng, nghĩ tới Nguyễn Bá, tôi lại gắn cho Nguyễn, một hình ảnh, một chân dung, một phong cách.

Bằng vào trí tưởng tượng vốn khốn khó, nghèo nàn của mình, mỗi lần tưởng, nghĩ tới Nguyễn Bá, tôi lại hình dung Nguyễn đang ra vào trong căn nhà liu điu một hồn đổ nát. Saigòn. Ngoại ô.

Tôi hình dung Nguyễn Bá, người hùng, hay con kình ngư một thời từng lặn nghìn dậm sâu, dưới đáy biển, ngọn sóng lớn từng cưỡi đầu những ngọn sóng phong ba nhất nơi biển đông, để hoàn tất nhiệm vụ, để hướng đạo anh em, để che chở đồng đội... Bây giờ, sau hơn hai mươi năm, sau những năm tháng thay hình, đổi dạng ở miền Tây, trở về sống ngậm tăm, yên lặng bên người vợ tào khang không con cái, chẳng may vướng mắc bệnh phong cùi.

Tôi hình dung Nguyễn, mỗi sớm mai, lặng lẽ ngồi bên người vợ tấm-cám, cầm lên cái bàn tay đã và, đang mất dần những ngón thanh xuân, những ngón đôi lứa.

Tôi hình dung Nguyễn, mỗi đứng trưa, lặng lẽ ngồi bên người vợ thủy chung; người vợ từng cam đành chăn đơn, gối lẻ liên lủy bao năm, cho chồng đi chinh chiến. Người vợ dũng cảm bậm môi, mặc máu chảy, những ngày chồng trốn lánh miền Tây.

Nhưng tới khi được thấy lại mặt chồng, thì đó cũng là lúc nan y bệnh tình đã tới.

Tôi hình dung Nguyễn chăm chút, âu yếm đút cho vợ, từng thìa cơm, nâng ngang môi vợ, từng ly nước...

Tôi hình dung Nguyễn, buổi tối, lặng lẽ thắp lên ngọn đèn. Khép lại cánh cửa. Kéo ngang ngực vợ tấm chăn. Che đắp giùm vợ, bàn chân đang mất... Trước khi Nguyễn cũng sẽ tìm lấy cho mình một chỗ nằm. Câm. Lặng...

Bạn-tôi,

Tôi hình dung Nguyễn, hình dung con kình ngư một thời vẫy vùng dọc ngang biển đông, hôm nay, thu nhỏ bóng mình, thu nhỏ niềm kiêu hãnh một thời tuổi trẻ đao binh, ngồi đâu đó trong căn nhà cũng lặng lẽ (như Nguyễn), nhấm nháp từng viếng thăm, cảm kích từng thăm hỏi của đồng đội, những cựu Biệt Hải, còn kẹt lại, quê nhà.

Tôi hình dung Nguyễn lặng lẽ, cố tình giữ một khoảng cách an toàn vừa đủ, với đồng đội, xưa.

Bạn-tôi,
Tôi hiểu, tôi rất hiểu, tại sao, vì đâu, khoảng cách an toàn và, cần thiết ấy.

Tôi tin, tôi hiểu không sai, tôi nghĩ tôi biết không lầm: Nguyễn phòng ngừa. Nguyễn dè chừng mọi truyền nhiễm, có thể, biết đâu, vi trùng phong cùi của vợ Nguyễn, vốn cùng khắp thân thể, quần áo Nguyễn, sẽ lây truyền qua bạn. Mặc dù, tôi tin, hơn bất cứ ai trong chúng ta, Nguyễn dư biết, bệnh phong cùi không lây qua không gian, sự tiếp xúc bình thường mà, chỉ có thể lây qua những vết thương, máu chảy.

Bạn-tôi,
Tôi hình dung những lúc vợ Nguyễn tỉnh táo, người thiếu nữ một thời, biết rõ mình chọn “Trượng Phu” cho đời mình, thì, chị cũng thừa hy sinh, dư nghị lực, khuyên chồng ra đi; nhất là khi Nguyễn đã có trong tay giấy tờ xuất ngoại.

Nhưng, bạn-tôi, qua lời kể của bạn, tôi cũng hình dung được nét mặt dịu dàng, đôi mắt cương quyết của Nguyễn, bác bỏ đề nghị ra đi, một mình, của người vợ tấm-cám này.

Bạn-tôi, qua lời kể, dù sơ sài, giản lược của bạn-tôi, tôi nghĩ, Nguyễn đúng. 

Tôi nghĩ, nhiều phần, Nguyễn cho rằng, khi một người phụ nữ yếu đuối còn quên được tuổi xuân của mình, cho chồng, thì, khi cuộc chiến đã chấm dứt, (dù chấm dứt cách nào, cũng vẫn là chấm dứt,) ẽ nào, một đấng trượng phu hiên ngang giữa trời đất như Nguyễn, lại có thể bỏ tình, bỏ nghĩa ra đi, tìm nơi an thân, kiếm chỗ yên ổn?!

Không, bạn-tôi, tôi nghĩ bất cứ một người đàn ông nào khác, cũng có thể ra đi, theo lời khẩn khoản của một người vợ mang bệnh nan y, chờ chết... Nhưng, với Nguyễn Bá thì, không.

Bạn tôi,
Tôi chưa từng thấy trong đời mình, một nhân cách lớn lao, một cá nhân riêng, lẻ nào, như thế

Vâng, bạn-tôi, tôi chưa từng thấy, một lần, như vậy.

Bạn-tôi,
Càng ngày, đời sống càng cho tôi cơ hội chiêm nghiệm về sự có mặt kỳ diệu của Thượng Đế. Qua Ngài, tôi hiểu, phượng, hoàng soải cánh trên chín tầng mây, gà, vịt xập xình đôi cánh, và tiếng kêu dưới thấp.

Càng ngày, bạn-tôi, đời sống càng cho tôi cơ hội chiêm nghiệm bàn tay vạn năng, hay sự sắp xếp kỳ diệu của Thượng Đế. Qua Ngài, tôi hiểu, Nguyễn Bá không thể có một chọn lựa nào khác.

Tôi nghĩ, đó là thủy trình cuối, chót, đương nhiên của một nhân cách lớn lao, như nhân cách Nguyễn Bá -- Một nhân cách kình ngư, biển đông. Biệt lệ.

Tôi nghĩ, đó là thứ định mệnh “bất khả chuyển hóa” của trượng phu, (mà,) Nguyễn là một tiêu biểu!...

Bạn-tôi,
Bây giờ là cuối năm. Đêm đã tiếp chiều. Ngày đã lùi. Khuất. 

Tôi đã tự thắp lấy cho mình ngọn đèn. Và, cùng với dòng điện làm sáng lên ngọn đèn, trong tôi cũng sáng lên ước ao, được gặp Nguyễn Bá, một lần, trong đời. Như nỗi khát khao, điều vĩnh viễn không thể có được cho cá nhân tôi, vậy!!!

(Calif. 12 01)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười 201912:00 SA(Xem: 7596)
Tôi không biết có phải những thỏi nước đá lạnh buốt, đan kết nhau như một tấm lưới lớn đã giải thoát tôi khỏi những vòi bạch tuộc của ác mộng;
25 Tháng Sáu 20193:45 CH(Xem: 4911)
Đã lâu, rất lâu, chẳng những không viết thư cho Dự, tôi còn tập quen với ý nghĩ “Dự chết rồi,” hay coi như, đời mình, chưa hề biết một người tên Dự
29 Tháng Tám 201812:00 SA(Xem: 7733)
Giống các bạn cùng tuổi, tôi theo gia đình di cư khỏi Hà Nội cuối năm 1954.
26 Tháng Chín 201710:12 SA(Xem: 5348)
“mất hay còn...” chính là nhan đề bài viết ngắn, như nén hương thắp cho sự nằm xuống của một hoạ sĩ, một nhà văn - - Và, hương thơm, gửi chị Lai Hồng, người bạn chung, của chúng ta.
25 Tháng Chín 201712:00 SA(Xem: 6327)
Tác giả "Mưa" đã trở về. Ông thực sự đã trở về sau khi đến cõi tạm này, với một mơ ước nhỏ nhoi, khiêm tốn.
17 Tháng Năm 201712:00 SA(Xem: 8495)
Tôi gặp lại Hội An/ Chùa Cầu những ngày lũ. Lụt. Những ngày nước sông Thu Bồn dâng cao, xóa trắng đôi bờ.
26 Tháng Tư 20171:38 CH(Xem: 4623)
Thanh nói, Thanh quá buồn. Có thể nào cho Thanh một tối ngồi ở cà phê Hân, trước khi chúng ta sẽ không còn có được một điều gì cho riêng mình. Tôi đồng ý.
17 Tháng Tư 20171:06 CH(Xem: 4728)
Trong ánh nắng của một buổi chiều sắp tối, đứng nhìn bạn nghiêng đầu trên chiếc vespa cũ, lao đi như một mũi tên buồn, không biết hướng về đâu!?!
28 Tháng Ba 201712:00 SA(Xem: 16322)
Tự thân tiếng thơ này đã mang trong nó một lực hút mạnh mẽ. Một từ trường hình ảnh, ý tưởng, ngôn ngữ mới mẻ. Gây chấn động không chỉ giới cầm bút mà, luôn cả độc giả nữa.
28 Tháng Hai 201712:00 SA(Xem: 6743)
Tôi cố gắng để không biểu lộ một cảm xúc nào khi nói chuyện với D. qua điện thoại. Những hồi chuông ngân, reo, lục cục trong giọng nói của D., khiến tôi thấy mình như có tội.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8940)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17255)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12444)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19179)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9353)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 759)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1124)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1289)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22611)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14134)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19288)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7989)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8925)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8588)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11189)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30823)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20896)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25629)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23018)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21841)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19914)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18153)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19348)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17013)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16187)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24630)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32091)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34988)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,