Hà-Nội-Tôi. Tháng Sáu. 2014.

24 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 8714)
Hà-Nội-Tôi. Tháng Sáu. 2014.

Đó là lúc sen hồng của Phương Liên và, Nguyễn Thúy Hằng, đã rụng dăm ba cánh, khi tôi trở lại địa chỉ 39 Lý Quốc Sư. Bóng tối và ánh đèn vừa đủ, trả sự yên tĩnh lại cho căn nhà; cho những bức tranh, những pho tượng tự thân vốn lắng tâm, tĩnh lặng. Tôi không thể không tự hỏi, thực chăng, chỉ mới vài tiếng trước, số lượng người khắp nơi tìm đến, đã nêm cứng căn phòng, nong nghẹt những bờ tường muốn nẻ, nứt? Những người đến muộn, không thể chen chân, vây kín cửa lớn, gây ngạc nhiên cho gốc xà cừ trăm tuổi, trước sự kiện chưa bao giờ xẩy ra! Những chiếc lá bất ngờ bị bứt khỏi cành, nhánh, cũng tự hỏi, chuyện gì vậy?

Đó là lúc sen hồng của Phương Liên và, Nguyễn Thúy Hằng, đã rụng thêm dăm ba cánh, khi tôi bước qua những chiếc xe đạp dựng ngay nơi cửa vào, tay phải. Tôi không biết những chiếc xe đạp của Lê Thiết Cương, những bức tranh, tượng, thậm chí những bình gốm của người họa sĩ họ Lê này, có nhớ, chỉ ít giờ trước đấy, những bằng hữu mới, cũ của tôi, như Trung Trung Đỉnh, Nguyễn Quang Thiều, Bằng Việt, Nguyễn Thụy Kha…đã nói về thi ca, nói về văn chương, như nói về những lượng máu tươi, nhuận nuôi sống văn học Việt, vượt trên mọi bất cập, gập ghềnh thế sự…

.

Đó là lúc T. đã được trở về khách sạn “Indochina Soutique Hotel” gần đầu đường Ấu Triệu. T. không còn hồi hộp khi không nhìn thấy tôi (dù chỉ qua khoảng trống hẹp chút, là những đôi chân người. Tôi không biết T. có tìm được giấc ngủ sau một ngày vất vả, tiếp tay với Phương Liên và, Nguyễn Thúy Hằng, chuẩn bị từng lọ hoa, sắp lại từng bình gốm, ngay ngắn từng tấm khăn trải bàn. Và, nhất là T. không còn phải dặn dò Phương Liên lo cho tôi. Nhắc nhở tôi, nhớ điều này, đừng quên điều kia… Tuy chúng tôi chỉ cách nhau chừng chục thước; nhưng chẳng những T. không thấy tôi mà, T. cũng chẳng thể bước lại gần!

Không chỉ lo cho tôi chai nước, Phương Liên còn chậm cho tôi những dòng mồ hôi, trong lúc Đinh Hương quạt bằng quạt (?) hay bằng một cuốn sách (?) Tôi không nhớ. Ngay chiếc bàn, chiếc ghế tôi ngồi ít giờ trước đó, (đã được dẹp đi), tôi tin, chúng cũng không nhớ…

Chỉ biết, nhờ thế mà những giọt mồ hôi tươm khắp mặt tôi, đã không rớt xuống những trang chữ còn thơm mùi giấy mới. Chỉ nhớ, Đinh Hương không ngớt đấm lưng cho tôi. Tôi quay lại, nói với Đinh Hương:

“Có khi nào cảnh tượng này, kéo dài mãi mãi?”

Tôi không biết phản ứng của Đinh Hương. Chỉ nhớ dường như những cái đấm lưng đã tăng tốc. Luôn cả sức nặng…

giohoa_01-w-content
Từ trái: Thuý Hằng, Phương Nhi, nhà thơ Du Tử Lê, Phương Liên 2014

Đó là lúc một người nào đó, đứng gần tôi, nói với người bên cạnh, đại ý, buổi chiều ở 39 Lý Quốc Sư như một “cơn địa chấn thương yêu”, không ai tiên đoán được, dành cho một đứa con của Hà Nội, trở về, sau bao nhiêu năm, thất lạc…

Nói về đứa con của Hà Nội, trở về, tôi không biết khi tôi bước từng bước cẩn trọng trên chiếc cầu thang dẫn lên tầng hai, nơi làm việc và, tiếp bạn (giới hạn) của Lê Thiết Cương thì, những người bạn trẻ, những người tôi được gặp lần thứ nhất, ở cách Hà Nội nhiều giờ xe, đã trở về, bình an, dưới mái nhà êm ấm của họ? Điều tôi biết rõ, là Hà Quang Minh, người bạn trẻ thân thiết của tôi, chắc chắn đã về tới ngôi nhà nhiều tầng, phố Vĩnh Tuy.

Hình ảnh người bạn trẻ viết văn, làm thơ, viết nhạc, tần ngần đứng trước hai cánh cửa gỗ lim thấm đậm hưng phế, trước khi quyết định lòn tay qua ô vuông khoét sẵn, nâng then cài (bụi phủ?)

Cùng với mỗi bước chân dọc theo chiều sâu hun hút của căn nhà, là tiếng gọi “Ba ơi! Ba ơi! Ba ơi!…”

Tôi nghĩ, âm vang của tiếng gọi kêu không chỉ chạy suốt chiều dọc sâu hút của căn nhà mà, còn va đập lên những bức tường, mái trần tô vữa dở dang, trước khi dội lại người gọi…

Hình ảnh Hà Quang Minh trở về phố Vĩnh Tuy, cất tiếng gọi cha mình, khiến tôi liên tưởng tới câu chuyện mang tính ẩn dụ trong Tân Ước. Đó là chuyện đứa con út của một ông trưởng giả, trở về mái nhà xưa, sau nhiều năm biệt tích. Sự trở về của đứa con hoang đàng, khiến ông trưởng giả hân hoan mở tiệc mời hết thẩy mọi người. Dù cho sự việc này, làm người con trưởng của ông, buồn lắm! Anh nghĩ trong bao nhiêu năm, người em bỏ đi biền biệt, anh đã tận tụy phục vụ cha, lo toan, quản lý tài sản của gia đình…Vậy mà chưa một lần nào, cha anh tỏ dấu mừng rỡ, mở tiệc, như khi người em “đi lạc” trở về…

Thân phụ người bạn trẻ Hà Quang Minh của chúng tôi, không mở tiệc mừng đứa con trở về. Nhưng ông lại dành cho chúng tôi một bữa tiệc tinh thần khác: Những cuốn sổ ngậm vàng tháng, năm hoen ố. Những cuốn sổ tâm cảm ghi chép từng bài thơ, từng giai đoạn thi ca Hà Quang Minh, khi Minh còn niên thiếu.

Tôi nghĩ, cũng như tôi, T. đã xúc động trước giọng đọc dõng dạc, cẩn đầy những hạt ngọc hãnh diện thầm kín mấy chục năm, như những vòng nguyệt quế bất hoại của người cha, dành cho tài hoa của con mình. Với tôi, đó là một bữa tiệc lớn ở phố Vĩnh Tuy. Với tôi, nó ý nghĩa không kém bữa tiệc mà, ông trưởng giả trong Tân Ước, khoản đãi sự “hồi đầu” của người con út.

Tôi chỉ không biết, có một liên hệ gần xa nào giữa phố Vĩnh Tuy và phố Mã Mây? Khi chỉ một ngày sau, buổi tối chớm khuya, Phương Liên, Phương Nhi và chúng tôi mới ăn những hạt cơm đầu tiên nơi chiếc bàn kê ngoài hiên nhà hàng “Một Ngày Mới”.

Khác với Vĩnh Tuy, kín kẽ nhịp đập êm đềm của trái tim Hà Nội, trước 1954; lòng đường Mã Mây chảy, trôi như một giải lụa mosaic, trên nền giải ngân hà di vãng, lấp lánh nhan sắc một Hà Nội, khác. Nhan sắc Hà Nội về đêm: Rực rỡ. Hăm hở. Sinh động. Giải lụa mosaic truyền thừa từ trăm năm, xưa, Hà Nội, cũ.

Cảnh tượng ấy cho tôi thấy lại tôi, những năm tháng đầu thập niên 1950s, mỗi lần mẹ tôi từ Hà Nam ra Hà Nội cất-hàng, trong ánh điện chan hòa, tôi lon ton theo mẹ và, người chị dâu sớm góa bụa của mình, từ phố Phúc Kiến ra tới hàng Đào qua hàng Bồ…, trước khi cuộc khám phá “tân thế giới” của tôi, chấm dứt bằng bữa cơm tối, tại một Hiệu-Khách nào đấy.

Đó là những năm, tháng Hà Nội nuôi nấng thơ ấu tôi, không phải bằng… hoa sữa mà, bằng hương thơm ngọc lan trong ngôi biệt thự gần nhà Bác Cổ hay sân trước ngôi nhà đường Đồng Khánh. Hà Nội nuôi nấng thơ ấu tôi bằng mùa thu, heo may, sương mù, bánh Tây, những trái sấu-dầm, kẹo vừng, kẹo kéo…

Đó cũng là những năm, tháng Hà Nội cho tôi những người bạn, cuối cùng đã buông tha tôi với bàn tay sáu ngón của mình. Các bạn tôi cho tôi đứng một mình đâu đó, trong sân trường Hàng Vôi, dưới những gốc bàng, đổi mầu, lá đỏ… Với trí tưởng ngây ngô, một ngày nào, ngón tay thứ sáu của tôi, sẽ tự động mất đi, như những người anh, người chị của tôi, đã mất đi trong chiến cuộc!!!

Hè đường phố Mã Mây,tháng 6-2014, nhà hàng “Một Ngày Mới”, không cho lại tôi hương thơm ngọc lan, mùa thu, heo ma, sương mù, sấu-dầm, kẹo vừng, kẹo kéo… Hà Nội cũng không cho lại tôi những người bạn thơ ấu một thời, đã siêu tán trên nửa thế kỷ…. Nhưng Mã Mây cho lại tôi cái nhan sắc tôi không gặp được, ở những lần trước, trở về.

Những tưởng nhan sắc kia đã tàn. Ước mơ sống lại kia, đã khép. Những tưởng Hà Nội: Rực rỡ. Đêm. Đã như một thứ trầm tích, theo sông Hồng, ra biển!?!

Nhưng, hơn thế, buổi tối chớm khuya, dưới ngọn đèn được dòng giây, từ trong quán, Hà Nội, tháng 6-2014 còn bất ngờ, cho tôi thấy được sức sống, phong cách nền nếp của Phương Nhi, lễ phép thăm hỏi và, kể tôi nghe ngành học của cháu: Báo chí. Năm thứ nhất. Tôi đọc được nơi đôi mắt trong veo niềm tự tin, trên khuôn mặt đẹp-mộc của cháu, một điều gì, tựa lời đính hôn với một tương lai mới mẻ. Trân trọng. Linh cảm Phương Nhi sẽ đi tiếp con đường phục vụ văn chương của bố mẹ, ở một kênh mạch khác: Kênh mạch báo chí, tôi buột miệng:

“Bốn năm nữa, ngày con ra trường, ông bà sẽ có mặt…” Tôi chỉ quên nói thêm:

“Nếu ông còn sống tới ngày đó…!”

Tuy nhiên, khi nhớ tôi lại, tôi nghĩ, cũng không cần thiết lắm đâu, “chú thích” này. Tôi nghĩ, nếu có bất cứ một bất trắc nào xẩy đến cho đời sống tôi, trước hạn kỳ 4 năm kia, chắc chắn T. sẽ báo cho Phương Liên… Đó cũng là cơ hội, để Phương Nhi thấy rằng, dù trẻ mấy, chúng ta cũng nên dọn mình, đón nhận những điều bất ưng ý…

Tôi giữ lại được điều tôi định nói thêm với Phương Nhi, đại ý: Đời sống là tổng số những bất ưng. Nhưng là con người, nên chúng có khả năng vượt qua mọi ngọn núi thách thức. Vượt qua, để mang lại cho đời sống, những gì tốt đẹp hơn, vốn nằm ở mặt bên kia của những đồng tiền thách thức ấy.

Sau này, tôi thấy nín lặng kia, cũng tốt thôi, cho tôi, trong chạm mặt lần đầu với giải lụa mosaic trên nền giải ngân hà dĩ vãng, lấp lánh một nhan sắc Hà Nội, khác và, đẹp-mộc của cháu Phương Nhi.

.

lethietcuong-2014-content
Nhà thơ Du Tử Lê, Thuý Hằng, Lê Thiết Cương


Đó là lúc sen hồng của Phương Liên và Nguyễn Thúy Hằng, đã rụng thêm dăm ba cánh. Trên tầng hai, sau “địa chấn thương yêu” những người bạn còn ở với Lê Thiết Cương, có Nguyễn Thụy Kha. Có Trịnh Tú. Có Phan Thanh Phong. Có Hà Quang Minh…

Cửa sổ mở vào đêm Hà Nội, dưới thấp, chưa ngủ. Những bức tranh, gốm, tượng đồng, sắt, thiếc…chưa ngủ. Những tượng Phật ngồi trên các kệ sách, chưa ngủ…

Trịnh Tú hỏi mượn bút Nguyễn Thụy Kha; xin Lê Thiết Cương xấp giấy. Một chân dung phác họa hoàn tất, chóng vánh. Làm thành kỷ niệm. Kỷ niệm của bốn người, Nguyễn Thụy Kha nhấn mạnh.

Họ Nguyễn nhắc tôi, tương lai, nếu có in sách thì, sẽ không thể có một tựa nào hay hơn “lưng sóng” - - “Bèo trôi từng lớp trên lưng sóng…” Tôi nói, tôi sẽ nhớ. Nhớ. Nhớ.

Tôi sẽ nhớ, như tôi nhớ, trước khi trở lại Saigon, buổi tối, Hà Nội mưa. Tôi và T. nhường phần dù che, cho nhau. Chúng tôi rảo bước dưới những tàng sấu, âm u, chập choạng.

Tôi sẽ nhớ, như tôi nhớ tầng thứ hai, ngọn đèn mờ. Những ly rượu (cũng mờ) trên tay Lê Thiết Cương, Trịnh Tú, Hiền… Cửa sổ mở. Mưa, vỗ về Hà Nội, thức. Sấm, chớp xoải vó, thúc lay hồn đất, cũ. Cây xà cừ “trấn môn” ngôi nhà 39 Lý Quốc Sư, oằn mình. Trút lá. Mưa rầm rập, chạy nhàu qua con ngõ dẫn vào ngôi nhà tác giả “Bên kia sông Đuống”.

Tôi và cả T. nữa, sẽ nhớ (mãi nhớ) đôi lần, rất khuya, tạm biệt Hoàng Cầm, người thi sĩ lừng lẫy nhất thời kháng chiến, bịn rịn cầm tay tôi, hỏi:

“Có còn gặp lại nhau?”

Câu hỏi ngậm ngùi bất trắc (tuyệt vọng?) của ông, tuồng không chỉ muốn gửi vào tâm trí chúng tôi mà, ông còn muốn ghim vào da, thịt chúng tôi nữa!

hoangcam-dtl-content

Nhà thơ Hoàng Cầm và Nhà thơ Du Tử Lê

Tôi sẽ nhớ, như tôi nhớ, trước khi trở lại Saigon, buổi tối, Hà Nội mưa. Lầu hai. Nơi thư phòng Lê Thiết Cương. Cửa sổ mở. Sấm, chớp xoải vó thúc, lay hồn đất, cũ. Cây xà cừ “trấn môn” ngôi nhà 39 Lý Quốc Sư, oằn mình. Trút lá. Mưa rầm rập, chạy nhàu qua con ngõ dẫn vào ngôi nhà tác giả “Bên kia sông Đuống”. Bất ngờ, Trịnh Tú nói, để anh đọc tôi nghe, thơ Đặng Đình Hưng:

Tôi có trăm xu, tôi đi tám phố
Mua con đường dài, vừa đi vừa nghỉ.
Mua 5 xua ánh sáng, sống nghe mặt trời
Mua 5 xu chơ vơ, mủi lòng viên đạn
Mua 5 xu mưa lay phay, trang hoàng dậu sắt
Đến phố Hàng Kèn, gặp thằng trĩ mũi
Tôi mua 5 xu lá chuối, tôi cho nó xem
Nó mua 5 xu loa kèn, nó cho tôi ngửi
Đôi bạn èn èn chia tay đầu phố

(Đặng Đình Hưng)

Bài thơ ngắn, nhưng vực sâu. Giọng đọc chậm, rõ, nhưng cũng vực sâu của họ Trịnh.

Tôi hỏi xin Cương, copy một bài thơ cũ.

T. và, Hiền đứng dậy, đi về cuối lầu, nơi có những tượng Phật ngồi trên các kệ sách...

Họ cho lại tôi: “Thơ, gửi một họa sĩ, ở cách tôi nửa vòng trái đất”. Tôi đọc, như một lời cảm ơn Trịnh Tú… Cảm ơn những người vắng mặt:

“…khi bóng đêm xập xuống giá vẽ,
đó là lúc không chỉ sắc mầu trong tranh họ Lê đứng lên
bước ra và,
đi tới thế giới.
(mà,) tôi còn nghe được bước chân của những người đã khuất
đem nắng, mưa, buồn vui thuở trước,
vun, xới gốc hôm nay!
(ai dám bảo những hồn siêu, phách tán không cần nơi nương náu?)
như dòng máu liên tục
chảy dọc thân tổ quốc,
tới mai sau!
nhờ trái tim họa sĩ tháp vào hình tượng.
(cách của ông).

.

“khi bóng đêm xập xuống giá vẽ trống trơn,
tôi đứng lên.
nghe được nhịp đập trái tim họ Lê.
những điều ông không nói.
cõi thinh lặng mênh mông nhắc tôi:
- hãy cảm ơn Lê Thiết Cương!
- cảm ơn Vũ Phương Liên!
- cảm ơn Hà Quang Minh!
những Con Người (viết hoa).
những nhịp-cầu-chữ-nghĩa,
nối tôi với họ Lê:
- một họa sĩ,
ở cách tôi nửa vòng trái đất!!!” (*)

.

Hôm nay, cách nửa vòng trái đất, dù không hứa với ai, nhưng tôi biết, tôi sẽ nhớ (mãi nhớ) một phần đời chúng tôi, đã tháp nơi cây xà cừ “trấn môn” ngôi nhà 39 Lý Quốc Sư. Ngay cả khi, một ngày nào, hai chúng tôi đều không còn nữa.

Và, cây xà cừ vẫn ở đó. Tịnh không một lời!?.

Du Tử Lê

(Calif. July, 27 2014)

_____________

(*) Trích 2 khổ thơ cuối. Trọn bài có ở web-site dutule.com - Cột mục “Du Tử Lê, Sáng tác mới”.

Ý kiến bạn đọc
28 Tháng Bảy 20147:00 SA
Khách
Một bài viết. Toát ra phong cách trữ tình, những lời lãng đãng như bay theo cảm xúc của giải lụa mosaic làm người đọc lênh đênh vào cõi không thực, thế mà lại có một cây xà cừ đứng đó nhìn theo những bước chân đi, về... Có một không gian thực ảo như thế ư, thưa thi sĩ?
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 21138)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
19 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 5423)
Cùng với những vòng lăn cuối cùng xuống đáy vực 2010,
22 Tháng Tư 202312:00 SA(Xem: 9105)
Vấn đề là khi sống, chúng ta có dám tách khỏi nguồn, thoát khỏi dòng, chọn lấy cho mình, đường bay độc lập?
18 Tháng Tư 202312:00 SA(Xem: 17404)
Nhưng điều gì đã xẩy ra giữa Nguyên Sa và Sáng Tạo, khiến nhà văn Mai Thảo không che dấu bùi ngùi trước sự kiện tác giả “Thơ Nguyên Sa” chấm dứt cộng tác với Sáng Tạo.
07 Tháng Mười Hai 202212:00 SA(Xem: 6581)
Khi tôi tỉnh dậy, nắng đã òa, vỡ. Tôi không thể biết đích xác bình minh nứt vỏ từ lúc nào; chỉ trực cảm, đã lâu, dường rất lâu, tôi mới lại có một buổi sáng dậy muộn
07 Tháng Chín 20229:13 SA(Xem: 3224)
Hôm mới về đây, tôi thù ghét Túy vô cùng. Tôi nhớ mãi ánh mắt ra điều kẻ cả, đàn anh của hắn, nhất là giọng nói kênh kiệu.
20 Tháng Bảy 202212:00 SA(Xem: 6251)
Thưa chị Kim Huệ, chị hãy hãnh diện, có một người chồng, như Nguyễn Hữu Khang.
22 Tháng Sáu 202212:00 SA(Xem: 8161)
Bạn tôi nói, bạn tôi muốn thay hai chữ “đời sau” bằng “làm thơ”. Bạn tôi giải thích với hai chữ này, bạn tôi tự nhủ, bạn tôi cũng đã vừa…“làm thơ” trong hoàn cảnh đang mê mê với công việc của mình!!!
22 Tháng Sáu 202212:00 SA(Xem: 8644)
Pleiku, với tôi, chính là thành phố tự thân, có được cho riêng nó, cái nhan sắc đằm thắm. Kín đáo ấy. Mặc dù dư luận hay thành kiến, từng ghi nhận đó là nơi lưu đầy của những người kém may mắn.
05 Tháng Chín 20211:09 CH(Xem: 3070)
Một lần nữa, Chí Phèo, cho tôi được chúc: “Em đi bình an. May mắn”!!!
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21138)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15972)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17602)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10318)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18797)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5148)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1874)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2431)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2260)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23578)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20061)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8877)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9912)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9285)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12353)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31833)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21561)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26620)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24061)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22850)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20966)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18990)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20169)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17733)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16813)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25905)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33220)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35617)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,