NGUYỄN THỊ TỊNH THY - Tiểu thuyết "Thương Ngàn" với nỗi âu lo sinh thái

08 Tháng Sáu 20233:58 CH(Xem: 378)
NGUYỄN THỊ TỊNH THY - Tiểu thuyết "Thương Ngàn" với nỗi âu lo sinh thái
Những cánh rừng lim xanh ngàn năm đã biến mất, những rừng tre tự sát đồng loạt nổ bung và gãy đổ hoang tàn, cây cỏ ngoại lai có hại xâm lấn khắp nơi, động vật hoang dã đánh mất tập tính của loài, rồi cháy rừng, lở núi, lũ lụt huỷ diệt… tất cả những thảm hoạ tự nhiên liên tục xuất hiện khiến tiểu thuyết “Thương ngàn” của Vĩnh Quyền đau đáu một nỗi âu lo sinh thái.

Thế giới không bình yên, thảm hoạ từ trên trời rơi xuống, từ dưới đất tràn lên, bùng cháy, bục vỡ, chôn vùi tất cả. Con người đang trả giá cho những ứng xử sai lầm đối với tự nhiên. Làm sao có thể không xốn xang khi nhìn thấy hình ảnh người mẹ già đổ bóng trong ánh chiều cuối năm tịch mịch vừa vái nắm nhang thơm tứ phương vừa khản giọng gọi tên đứa con bất hạnh đang ẩn nghẹt đâu đó dưới những vỡ nát núi rừng sông suối Rào Trăng:

“Tịch mịch rừng xanh Rào Trăng
lỗ chỗ vết lở phơi lòng đỏ
tịch mịch sông đục Rào Trăng
vỡ đôi bờ khúc trầm xa biển
tịch mịch bùn bãi Rào Trăng
thê thiết chiều mẹ khấn tên con
nơi đâu vùi lạc nơi đâu
xác dại hồn khôn mẹ rước về”.

Toàn tác phẩm là những mất mát đầy ám ảnh xoay quanh một quỹ đạo, đó là rừng. Mất đất là mất nước, nhưng mất rừng là mất cả hành tinh, mất luôn cả nhân loại. Thông điệp mang tính toàn cầu đó khiến tiểu thuyết “Thương ngàn” của nhà văn Vĩnh Quyền thật sự đã “lắng nghe tiếng khóc của Trái đất” trong bối cảnh khủng hoảng môi trường hiện nay.

Vấn đề sinh thái trong tiểu thuyết của Vĩnh Quyền được đan lồng trong những ký ức về lịch sử triều Nguyễn với phong trào “Tây Sơn hy vọng” nhưng kết thúc bằng vô vọng và phong trào Cần vương cũng nhuốm màu tuyệt vọng; đan lồng trong truyền thuyết “Mùa săn máu” đầy thiêng liêng nhưng không kém phần tàn bạo và nghiệt ngã của dân tộc Katu vốn sống thẳng như cau, sống thơm như quế luôn xem rừng là mẹ-thiêng-liêng, là thần linh của bản làng; đan lồng trong cuộc chơi trốn tìm vời vợi những vì sao lạ ở ngoại vi hệ Mặt trời của các nhà khoa học thiên văn như tìm kiếm chốn dung thân cho nhân loại nếu chẳng may Trái đất này nổ tung... Các tuyến truyện được mở ra, nới rộng thêm không gian, thời gian nghệ thuật và biến cố của câu chuyện, đồng thời, cung cấp thêm cho người đọc nhiều kiến thức về văn hoá và khoa học. Nhờ thế, câu chuyện về rừng tăng thêm phần hấp dẫn.

Ký ức quá khứ và ký ức tương lai; ký ức cá nhân và ký ức cộng đồng; sự kiện môi trường trong nước và thế giới; câu chuyện thời sự và câu chuyện lịch sử; nỗi lo băng bó vết thương của thế giới tự nhiên hôm nay và cảnh báo thảm hoạ vũ trụ năm tỷ năm sau hoà quyện trong nhau từ nhiều người kể chuyện, nhiều hình thức trần thuật (chuyện kể dân gian, hát lý dân gian, ký sự lịch sử, ghi chép cá nhân, chúc thư, tin nhắn, thông tin báo chí, cứ liệu khoa học,…). Nén chặt bấy nhiêu vấn đề đó trong 170 trang viết khiến tiểu thuyết “Thương ngàn” có sự tiết chế như một bài thơ nhưng cũng giàu sức gợi mở của ý tại ngôn ngoại giống như thơ.

Cốt cách, phong cách, căn tính văn học của Vĩnh Quyền vẫn là chất quý tộc điệu nghệ, sang trọng riêng biệt được thể hiện qua không gian, nếp sống và tính cách Huế với những nhân vật đàn ông ba đời biết yêu thương, nâng niu tôn trọng thiên nhiên và phụ nữ; những nhân vật đàn bà chỉ hé lộ một chút hình tướng và nội tâm cũng đủ để thế giới này hồn xiêu phách lạc vì si mê. Tất cả họ đều có cái thú điền viên tao nhã lẫn những bí ẩn trong sâu thẳm tâm hồn đầy cuốn hút; hoặc có cái dáng vẻ phong trần pha chút kiêu bạc vừa buông tuồng phóng túng đa tình vừa nề nếp nghiêm trang. Bao giờ cũng vậy, điểm xuyết, chấm phá vài nét Huế thôi, nhưng đó chính là ADN nghệ thuật đủ để Vĩnh Quyền tỏ rõ phong thái của mình.

Về bút pháp cũng như cấu trúc văn bản nghệ thuật, “Thương ngàn” chưa vượt trội so với các tiểu thuyết “Mảnh vỡ của mảnh vỡ” và “Trong vô tận” của chính tác giả Vĩnh Quyền. Tuy nhiên, “viết vì một thế giới lâm nguy”, nỗi âu lo sinh thái trong tư tưởng sáng tác đã khiến Thương ngàn có một vị trí quan trọng trong dòng văn chương sinh thái còn thưa thớt và non trẻ của văn học Việt.
-----
* (Bài đăng trên báo Văn nghệ tuần này 10/6/2023)
* Thương ngàn, Vĩnh Quyền, Nxb. Trẻ, 2023.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Tám 20235:20 CH(Xem: 164)
Nếu cần mô tả anh Trung Dũng chỉ bằng mỗi một từ, duy nhất, thì tôi sẽ thế này: Trung Dũng - duyên.
24 Tháng Bảy 202310:07 SA(Xem: 341)
Có thể nói, sau hai tập sách "Búp bê Matryoshka" và "Dòng chảy," tập truyện ngắn "Người đàn bà và chiếc dương cầm" là sự thành công nối tiếp thành công của Vũ Ngọc Giao,
20 Tháng Sáu 20238:08 SA(Xem: 403)
Truyện dài “Đời Thủy Thủ” của nhà văn Vũ Thất xuất bản lần thứ nhất năm 1969 tại Sài Gòn,
28 Tháng Năm 202311:58 SA(Xem: 423)
Phạm Cao Hoàng viết lên những dòng chữ vô cùng thương nhớ, nơi có hình ảnh cha và mẹ, nơi có cánh đồng gốc rạ và mây mù lưng đèo:
29 Tháng Giêng 20235:41 CH(Xem: 603)
Nguyễn Thị Khánh Minh ý thức rất rõ về sự hữu hạn và nỗi bấp bênh của kiếp nhân sinh.
31 Tháng Mười Hai 202211:06 SA(Xem: 671)
Suốt thời gian gần trăm năm qua, từ ngày xuất bản năm 1929, cuốn Căn phòng riêng của Virginia Woolf vẫn được xem là tập tiểu luận văn học có tầm ảnh hưởng rất lớn bởi tính cách đặt vấn đề của nó
14 Tháng Mười Hai 20228:03 SA(Xem: 657)
Nhà văn Trần Doãn Nho tên thật là Trần Hữu Thục. Ông dùng bút hiệu Trần Doãn Nho cho những sáng tác văn chương và lấy tên thật làm bút hiệu khi viết tiểu luận.
26 Tháng Mười Một 202212:53 CH(Xem: 507)
Một tập thơ được trình bày trang nhã và mỹ thuật. Bạn đọc yêu thơ muốn có toàn bộ tập thơ ở định dạng eBook xin nhắn tin cho Van Hoc Press qua messenger. Hoàn toàn miễn phí.
31 Tháng Tám 20222:34 CH(Xem: 1097)
Mùa Địa Ngục là một truyện dài thể loại fiction gồm ba truyện vừa kết hợp (Tam Bộ Khúc/Trilogy): Một Thời Điêu Linh, Mùa Địa Ngục, và Vàng Rơi Mênh Mông.
31 Tháng Tám 20222:28 CH(Xem: 1252)
“Một Thời Điêu Linh” của Lê Lạc Giao. Viết theo thể dụ ngôn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 11163)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 17649)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8025)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 6894)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 32204)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
(Xem: 12866)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 398)
Luận văn Thạc Sĩ/ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam của Vũ Thị Lê Duyên
(Xem: 434)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
(Xem: 5490)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 5380)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
(Xem: 16318)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 6044)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 6090)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 6302)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 7239)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 27292)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18790)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 22562)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19988)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18814)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 16182)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14930)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 15852)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 14364)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 14016)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 21335)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 28826)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32582)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,