TRỊNH Y THƯ - Nguyên Khai: Hội họa như cuộc hành trình miên viễn

29 Tháng Sáu 202311:31 SA(Xem: 1234)
TRỊNH Y THƯ - Nguyên Khai: Hội họa như cuộc hành trình miên viễn
Màu sắc là tinh dầu được thắp bởi trái tim.
                                                      -Nguyên Khai


Vẫn tiếng cười sảng khoái vang lên sau mỗi câu chuyện làm quà được kể bằng giọng nói đầy dí dỏm, vẫn ánh mắt thi thoảng ngời lên nét tinh nhanh của trẻ thơ nghịch ngợm, vẫn dáng đi thoăn thoắt, nhanh nhẹn của người đàn ông năng động. Nhưng trên khuôn mặt đó, gầy gầy, xương xương, những nét nhăn lõm sâu của năm tháng và mái tóc hoa râm, cho thấy ở tuổi ngoài 70 ông không còn là người trẻ tuổi nữa. Có lẽ ông đã chứng kiến không biết bao nhiêu “sóng lớp phế hưng” và thấm nhập không ít những trải nghiệm đắng cay, ngọt bùi của kiếp nhân sinh. Có lẽ ông đã thấu hiểu sống là gì và, trên hết, nghệ thuật cũng như cái đẹp là gì. Bởi ông là một họa sĩ.

Nhưng hình như có điều gì khiến ông vẫn chưa hài lòng với chính ông?

Ở tuổi mà phần đông nghệ sĩ đã yên phận đi tìm sự an nhàn lười lĩnh, lấy thủ pháp làm nghệ thuật, không muốn động não thêm làm gì, hoặc tự mãn với chính mình sau khi đã tìm ra dấu ấn hay chữ ký riêng nào đó, tác phẩm sau chỉ là biến tấu không hơn không kém của tác phẩm trước, thì họa sĩ Nguyên Khai vẫn cô đơn miệt mài trong xưởng vẽ với chiếc cọ và bảng màu trên tay, ánh mắt tập trung vào tấm bố trắng toát dựng lạnh lùng trên giá vẽ và một lần nữa bắt đầu định hình, lục lọi từng ngõ ngách tâm tư, chắt lọc từng tế bào trí tuệ để tìm kiếm một chân trời mới cho nghệ thuật của riêng mình. Mỗi lần như vậy có lẽ là một lần hóa thân. Và ông đã hơn một lần hóa thân trong suốt quá trình sáng tạo của ông. Sự hóa thân ấy không dễ dàng và êm ái chút nào, nó trăm đắng nghìn cay. Nhưng đấy là nghệ thuật. Và, bởi nghệ thuật là cái xác chết vô hồn nếu sự sáng tạo ngưng đọng trong vũng lầy tù hãm, vì thế cho nên người nghệ sĩ, đến hơi thở cuối cùng, vẫn phải trấn át nỗi đau để tiếp tục cất bước trong cuộc hành trình vạch ra từ lúc sơ khai của buổi ban đầu, một cuộc hành trình miên viễn, không bao giờ tới đích.

Tôi đến thăm xưởng vẽ (trước đây là ga-ra để xe) của họa sĩ Nguyên Khai vào một buổi chiều thu có những tia nắng vàng đẹp sau cơn lạnh đầu mùa bất ngờ ập đến Nam California và được ông cho thưởng thức trước loạt tranh vừa hoàn tất của ông. Dĩ nhiên, tôi được nhìn ngắm một loạt những bức tranh thật khác với những bức ông vẽ cách đây năm, mười năm. Ngoài những nét vẩy đỏ vàng quen thuộc – con dấu khắc họa của ông – và dăm ba mô-típ hiện thực, tôi bắt gặp một thế giới Nguyên Khai mới. U tối, huyền ảo hơn, nhưng cũng sâu đậm, trầm lắng hơn. Không còn những màu sắc rực rỡ, không còn những nhịp tiết mềm mại, không còn những mô-típ thiếu nữ mượt mà, óng ả. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn chút nữa thì đấy vẫn là Nguyên Khai bởi chất thơ vẫn bàng bạc, không hề tan biến đi đâu, trong nghệ thuật của ông. Đối với ông, vẽ là làm thơ, làm thơ bằng sắc màu và hình tượng.

Âm nhạc xanh là nhan đề bức đầu tiên ông lôi ra cho tôi xem. Gam màu xanh thẫm chế ngự bức tranh. Nó làm nền cho bức tranh thì đúng hơn. Màu xanh ở đây gợi mở nỗi buồn vô hạn. Nó là cái nhìn hôn ám, hoang muội trước nhân sinh. Và trên cái nền xanh thẫm ấy, như một không gian hun hút sâu thẳm hay mặt đại dương bao la u tối, những nốt nhạc trắng bay lờ lững, như những cánh buồm lặng lẽ trôi, như những sợi bông gòn mong manh bay lả tả, như những đóa hoa tuyết phất phới, la đà. Vô định. Dật dờ. Nào biết về đâu. Nào biết đâu là thủy, đâu là chung. Như cái hư vô của trời đất. Như cái bóng thời gian. Tất cả như tan biến trong màn sương của hoang vắng vô hạn. Nhìn ngắm bức tranh, tâm hồn bạn chẳng thể nào cưỡng được tiếng nhạc đang âm thầm trổi lên. Nhưng không phải bất kỳ khúc nhạc nào mà phải là một khúc chậm buồn, có thật nhiều nốt lặng, trầm lắng nhưng không lê thê, không da diết. Nó như tiếng gõ đều đặn và chắc nịch của định mệnh, như tiếng thở dài u ám của Ôn Như, “Trăm năm nào có gì đâu, Chẳng qua một nấm cổ khâu xanh rì,” để sau cùng tiếng nhạc nhường chỗ cho sự lặng im tỏa chiết. Chắc chắn không thể nào là Beethoven, lại càng không phải Mozart. Chỉ có thể là Bach. Johann Sebastian Bach. Phải đấy, nhưng cũng không phải bất kỳ khúc nào của Bach mà phải là khúc Sarabande cổ kính trong tổ khúc cung Sol thứ Bach viết cho đàn lute. Cũng như khúc nhạc, bức tranh là câu hỏi nhân sinh không có câu trả lời. Nhưng ai lại đi tìm kiếm câu trả lời trong một tác phẩm nghệ thuật bao giờ, hoặc nói như Xuân Diệu, “Ai đem phân chất một mùi hương?” Nhất là nghệ thuật ấy lại là nghệ thuật tạo hình, tạo thanh, vốn vô ngôn và đôi khi lối vào duy nhất cảm quan chúng ta có thể len vào là ngả trực giác, con đường cảm thụ bằng linh cảm, thần cảm. Nhưng dù vậy nó vẫn hiển lộ một cảm xúc sâu thẳm, một sức mạnh tiềm tàng, để từ đó Chân Thiện Mỹ được biểu đạt bằng động hình cao đẹp nhất của nghệ thuật sáng tạo.


Bức với nhan đề Cũng có nhà thờ Đức Bà ở New York là một tâm cảnh rõ rệt bởi mô-típ ngôi nhà thờ danh tiếng của thành phố Sài Gòn – trơ trọi, ngơ ngác – nằm lạc lõng giữa trùng vây những tòa nhà chọc trời New York, như thể nó bị cái quần thể những tòa nhà cao ngất ngưởng khổng lồ kia đè bẹp. Tuy thế, màu gạch nâu của ngôi nhà thờ nổi tiếng ấy lại là gam màu chế ngự toàn cảnh bức tranh. Tất cả những tòa nhà chọc trời, trông như những khối thạch anh trong thiên nhiên mọc lên hỗn độn, đều có chung một gam màu với ngôi nhà thờ. Thoạt nhìn, người xem tranh không thể không nghĩ đây là một giấc mơ và mình là kẻ mộng du đang đi lạc vào thế giới mộng tưởng, nhưng chẳng mấy chốc tiếng gọi từ vô thức bỗng vọng về khiến người xem tranh sực nhớ ra nỗi buồn vẫn nằm sâu trong tiềm thức. Nó cho thấy tâm thức lưu vong vẫn hiện hữu, chẳng thể nào biến mất khỏi nét cọ người nghệ sĩ. Nó là nỗi ám ảnh khôn nguôi suốt cả đời người, đến nỗi đi đâu cũng thấy hình ảnh quê hương mình hiện ra. Bạn có thể chê bai thủ pháp nhập chồng hai ảnh tượng lên nhau như thế trong hội họa là cái gì thô thiển, tầm thường, ai làm chẳng được. Nhưng ở bất kỳ loại thể nghệ thuật nào, thủ pháp chỉ là phương tiện, tự thân nó chưa hẳn là nghệ thuật và ở đây họa sĩ Nguyên Khai đã khéo léo dùng màu sắc đặc biệt của ngôi nhà thờ – tìm ra sắc độ chuẩn xác cho mô-típ muốn miêu tả cũng chỉ là thủ pháp, chỉ khi nào thủ pháp cộng hưởng một cách toàn hảo với những ý tưởng tạo hình khác, nghệ thuật mới thật sự ló dạng và thăng hoa – làm gam màu chủ đạo cho bức tranh khiến các hình ảnh và đường nét khác, bên cạnh ngôi nhà thờ, trở nên mờ nhạt, thứ yếu, và chính bởi thế cảm xúc nơi người xem tranh như bừng dậy. Nó là cái hồn quê nằm sâu trong tâm khảm người khách lữ thứ. Bước chân phiêu lãng dẫu có đưa mình trôi giạt khắp bốn phương trời, cái hồn quê ấy chẳng bao giờ phai nhạt, xóa nhòa trong tâm tưởng.

Xem tranh xong, họa sĩ Nguyên Khai mời tôi vào vườn sau ngồi uống trà, nói chuyện vãn. (Khu vườn sau nhà ông cũng là một tác phẩm nghệ thuật dùng cây cỏ thiên nhiên làm chất liệu không kém phần thú vị.) Nhân thể, tôi đánh bạo hỏi ông vài câu vu vơ liên quan đến hội họa mà tôi ghi chép nhanh lại dưới đây như một bài phỏng vấn ngắn:

Trịnh Y Thư (TYT): Hội họa miêu tả điều gì?

Nguyên Khai (NK): Hội họa đi từ nội tâm, qua màu sắc và đường nét, miêu tả cái đẹp.

TYT: Thi sĩ “triển lãm” tâm hồn mình, còn họa sĩ “triển lãm” cái gì?

NK: Cũng như thi sĩ, họa sĩ “triển lãm” tâm hồn mình, nhưng qua màu sắc và đường nét thay vì chữ nghĩa.

TYT: Từ thuở hồng hoang, con người đã đi tìm kiếm “cái đẹp.” Liệu chúng ta nắm bắt được nó không? Hay đó chỉ là cuộc đuổi bắt theo ảo ảnh?


NK: Thời gian trôi mãi, không ngừng, nhưng tâm hồn con người từ thuở hồng hoang đó cho đến bây giờ có lẽ không biến đổi bao nhiêu, vẫn khao khát cái đẹp, bởi thế cuộc đuổi bắt sẽ còn tiếp diễn, nhưng đấy không phải là cuộc đuổi bắt theo ảo ảnh.


TYT: Thức ăn nuôi dưỡng hội họa là gì?

NK: Nhận thức về cái đẹp và sự chân thật.

TYT: Tương quan giữa hội họa và thực tại là gì?

NK: Hội họa không quay lưng lại thực tại, nhưng nó không minh họa thực tại. Hội họa cho chúng ta cái nhìn khác, cái nhìn phi thực tại, để từ đó những khả thể của Chân Thiện Mỹ được biểu đạt.

TYT: Bên dưới đường nét, màu sắc và bố cục, bên dưới ngay cả cảm xúc, chúng ta tìm kiếm điều gì trong một họa phẩm?


NK:
Cái bất khả tư nghị, bởi màu sắc là tinh dầu được thắp bởi trái tim.


TYT:
Nếu không có hội họa đời sống con người sẽ ra sao?

NK: Con người sẽ không biết cái đẹp là gì.

TYT: Xin cám ơn anh Nguyên Khai.

“Nghệ thuật là sự lừa dối, nhưng chính cái lừa dối ấy giúp chúng ta nhận thức ra sự thật.” Pablo Picasso từng bảo thế. Được những đường nét và màu sắc huyền ảo của họa sĩ Nguyên Khai “lừa dối” suốt buổi chiều hôm ấy, tôi tự thấy mình là kẻ may mắn. Tôi cũng cảm nhận ra một điều là cuộc đời này vẫn còn cái đẹp đang nằm ẩn tàng đâu đó, đón chờ chúng ta tìm tòi, khám phá. “Cái đẹp sẽ cứu vãn thế giới.” Hơn một lần tôi nghe người ta lặp lại câu nói của ông nhà văn Dostoevsky, và tôi vẫn ấp ủ, nuôi nấng niềm hy vọng ấy suốt bấy nhiêu năm tháng.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tư 20249:47 SA(Xem: 115)
Nguyễn Đức Quang, ông đang nằm đó. Nhưng chúng tôi biết ông đang nghe chúng tôi. Ông sẽ còn nghe mãi những bản nhạc ông viết cho thế hệ này. Chúc ông thanh thản về cõi vĩnh hằng.
21 Tháng Tư 20244:20 CH(Xem: 141)
Trái tim người nhạc sĩ tài hoa đã ngừng đập vào ngày 8, tháng 12, năm 2021 hưởng thọ 73 tuổi. Rời cõi tạm, ông để lại cho hậu thế một gia tài âm nhạc đáng nể.
11 Tháng Tư 20244:08 CH(Xem: 236)
Từng xuất bản 6 cuốn sách về Đà Lạt, nhưng cuốn thứ bảy này là tác phẩm đầu tiên dành cho lứa tuổi thiếu niên.
31 Tháng Ba 20248:31 SA(Xem: 324)
Nhà thơ Nguyễn Văn Gia có đóng góp sáng tác cho Tuyển Tập Tình Thơ Mùa Thu
22 Tháng Ba 20245:31 CH(Xem: 294)
Tôi nghĩ Huy Tưởng sẽ làm thơ đến hơi thở sau cùng.
15 Tháng Ba 20243:03 CH(Xem: 440)
Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe.
09 Tháng Ba 20249:20 SA(Xem: 374)
Chúng tôi nâng cốc rượu nhớ về người đã khuất nhưng cứ ngỡ người họa sĩ thân thương vẫn quanh đây
23 Tháng Hai 202411:31 SA(Xem: 599)
Ngay cả trong những thời điểm đen tối nhất, một nhà văn như Ngô Thế Vinh vẫn có thể mang đến cảm giác hy vọng và cảm hứng.
16 Tháng Hai 20243:58 CH(Xem: 566)
Tôi ấn tượng mãi về sự im lặng khó hiểu ấy, cả hai ông ngồi bên nhau hàng giờ đồng hồ mà chỉ lặng im và nước mắt nhòe ướt trên đôi mắt của họ...
15 Tháng Hai 20242:26 CH(Xem: 1408)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8862)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17196)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12393)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19129)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9299)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 706)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1081)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1246)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22547)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14084)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19232)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7943)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8873)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8544)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11119)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30773)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20848)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25566)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22950)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21789)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19844)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18090)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19301)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16959)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16142)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24562)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32022)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34956)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,