Âm nhạc Trúc Phương toả sáng theo cách của một ngọn đèn bão

22 Tháng Bảy 20234:18 CH(Xem: 1133)
Âm nhạc Trúc Phương toả sáng theo cách của một ngọn đèn bão
Cố nhạc sĩ Trúc Phương, tên thật Nguyễn Thiên Lộc (1933-1995), sinh quán Trà Vinh. Ông là một nhạc sĩ đã tỏa sáng theo cách của một ngọn đèn bão. Âm nhạc của Trúc Phương rực rỡ bằng những âm thanh bật ra từ những chỗ ngả lưng tối tăm nhất, ở những ngõ hẻm ít mét vuông nhiều xuyệt ẩm thấp, ở đốm lửa tàn lụi cuối cùng của sự thiếu thốn, nghèo khổ - xét cả về hạnh phúc lẫn về vật chất.

Mặc dù vậy, vẫn không thể không nhắc rằng ở vào giai đoạn đầu học hành và sáng tác âm nhạc dưới sự chỉ dẫn của nhạc sĩ Trịnh Hưng (tác giả ca khúc Lối Về Xóm Nhỏ, Lúa Mùa Duyên Thắm), những bài trình làng sân khấu của Trúc Phương đều là những nhạc phẩm tiết tấu rộn ràng, tươi vui dành tặng cho miền quê Nam Bộ. Tôi muốn nhắc đến hai bài được xem là đầu tay của nhạc sĩ Trúc Phương là "Tình Thương Mái Lá" và "Tình Thắm Duyên Quê." Trong đó, ca khúc "Tình Thắm Duyên Quê" đã gây được nhiều vang vọng trong quần chúng số đông. Đến nỗi mà ở những năm 202x này, đã 50 năm qua, tôi vẫn được nghe ca khúc trên vang lên trong những chương trình âm nhạc trên sóng truyền hình. Cũng phải thôi, một sắc ngọc quý thì tỏa sáng thật sớm mà không cần mài dũa quá lâu.

“Tình nồng thắm xuyên qua bao mái tranh
Ngọt ngào hương thơm mái tóc xanh
Những tình mặn mà là những tình đơn sơ
Quê tôi vẫn đẹp đẹp mấy tình ngây thơ
Chiều làng quê say sưa trong tiếng ca
Người làng quê yêu bông lúa thiết tha
Những mẹ già ngồi trông trẻ đùa xóm dưới
Rưng rưng môi cười như tuổi còn đôi mươi…”
(Trích ca khúc Tình Thắm Duyên Quê – Nhạc và lời: Trúc Phương)

Giai điệu mượt mà, mạch lạc không hề gò ép, gượng gạo, đầy tràn sự ngọt ngào như lúa trĩu đồng, hiển lộ rõ ràng chất tài hoa của người viết. Ca từ của nhạc sĩ Trúc Phương nhiều tính tả thực để trình bày một miền quê sống động. Và từ đây, chúng ta thấy rõ ràng cách trình bày vấn đề cùa nhạc sĩ Trúc Phương là cách khai triển đường thẳng, trực tiếp, không lòng vòng, không mất nhiều thao tác dẫn nhập. Tôi yêu quê tôi, yêu bông lúa thiết tha, yêu quê tôi nên tôi ca hát say sưa. Làm được điều này một cách thu hút người nghe nhạc là cực khó, vì ai cũng biết rằng nói gợi ý, dùng ẩn ngữ vẫn dễ dàng hơn là nói thẳng. Khá nhiều nhạc sĩ khác cũng có thói quen khởi đi từ xa xôi rồi mới tiếp cận chủ đề. Điều đó âu cũng phù hợp với tâm sinh quan của người Á Đông ở những thập niên 1950-1960 trong giao tiếp. Nói tiếp về bài hát vừa dẫn, cần tái khẳng định rằng không phải việc lựa chọn cách trình bày trực tiếp và đường thẳng này đã làm cho bài hát của nhạc sĩ Trúc Phương bị khô cứng và mất đi nét đẹp của ngôn từ. Cụ thể, trong ca khúc vừa dẫn thì hình ảnh “Những mẹ già ngồi trông trẻ đùa xóm dưới/ Rưng rưng môi cười như tuổi còn đôi mươi…” có cách dụng chữ giản đơn nhưng hàm nghĩa. Xét về mặt hình ảnh thì đó là một hình ảnh giàu tính thi ca, thậm chí không ít thi sĩ phải mơ ước để viết được như Trúc Phương.

Như vậy, Trúc Phương học nhạc chưa lâu đã thành công sớm. Thời nào cũng vậy, có những nhạc sĩ sáng tác mãi mà tên tuổi vẫn lềnh bềnh, phải có quãng thời gian thẩm thấu vào công chúng để nuôi lớn sự thân quen của danh xưng. Thậm chí một số khác khởi đầu rất trầy trật và nhạt nhòa thì còn gian nan gấp bội để được số đông công chúng biết đến. Trúc Phương thuộc phân nhóm còn lại – vừa làm đã xuất sắc ngay!

Học ở lớp nhạc của nhạc sĩ Trịnh Hưng – chủ nhân của rất nhiều bài ca xu hướng tươi sáng, mênh mang, dào dạt không khí miền quê Nam Bộ cho nên ít nhiều nhạc sĩ Trúc Phương đã có những bước đầu khởi đi cùng hướng với người thầy dạy mình. Cũng có thể kể ra một ca khúc khác, thiên sáng, ngợi ca thanh bình, khắc họa được giao tình của con người nằm trong sự chơn hòa của khí hậu quê hương được nhiều người yêu mến đến tận bây giờ:

Quê em nắng vàng nhạt cô thôn
Vài mây trắng dật dờ nơi cuối trời
Bâng khuâng tiếng hò qua xóm vắng
Khói lam buồn như muốn ngừng thời gian.
Một chiều anh mới đến
bóng dừa nghiêng gió ru thềm.
Tìm về đôi cánh mầu
mắt em nhìn nói ngàn câu…”
(Trích ca khúc Chiều Làng Em – Nhạc và lời: Trúc Phương)

Tuy nhiên, khi nhạc sĩ Trúc Phương đã vững vàng về bản lĩnh sáng tác riêng tư thì những bài ca hoan hạnh của người nhạc sĩ này không xuất hiện nhiều nữa. Những ca khúc có xu hướng tươi sáng hoàn toàn không phải là dòng chủ lưu trong âm nhạc Trúc Phương. Điều đó cũng đúng cho phần lớn nhạc sĩ và điều đó cũng đúng cho phần lớn xu hướng nghe nhạc công chúng. Cho đến tận thời đoạn tân tiến những năm 202x, người viết cũng ghi nhận trong thị trường nhạc nhẹ Việt Nam thì những ca khúc xu hướng tình yêu tan vỡ, cám cảnh, thương thân, ve vuốt đau buồn luôn luôn có số người ủng hộ và nghe đi nghe lại nhiều hơn phân nhóm ca khúc tươi sáng, vui nhộn.

Hàng loạt những ca khúc có tông màu buồn được trình làng: Ai Cho Tôi Tình Yêu, Mưa Nửa Đêm, Con Đường Mang Tên Em, Buồn Trong Kỷ Niệm, Đêm Tâm Sự, Hai Chuyến Tàu Đêm, Nửa Đêm Ngoài Phố, Hai Lối Mộng… đưa tên tuổi của Trúc Phương vút cao. Về số lượng, những bài hát buồn của Trúc Phương xuất hiện gấp nhiều lần những bài hát vui. Về chất lượng, đối với cá nhân người viết thì những ca khúc tươi vui của Trúc Phương để lại một số ấn tượng hữu hạn, trong khi nhạc buồn của ông thì để lại vô vàn rung cảm.

Phải khẳng định ngay: Trúc Phương là một nhạc sĩ thuộc hẳn về phe cánh của nỗi buồn! Tất nhiên, cần hiểu tích cực chủ điểm này trong cách nhìn hướng đến việc tạo ra một vẻ đẹp và sự chiến thắng của nghệ thuật, nghệ thuật bay cao hơn để nhìn xuống nỗi buồn.

Chưa bao giờ những nỗi tuyệt vọng lại xuất hiện trần trụi nhưng lại va chạm được ở mức độ cao đến tận cõi lòng của số đông công chúng như thế.

Chưa ai tưởng tượng được rằng trong một mối tình, có một người cần người kia nhiều đến thế. Chưa bao giờ lần van níu tình yêu lại được bày tỏ ràn rụa như thế. Đến thế này mà ai không ở lại, chắc chết với ba phần tư dân số!

"Ai cho tôi tình yêu
Của ngày thơ, ngày mộng
Tôi xin dâng vòng tay mở rộng
Và đón người đi vào tim tôi
Bằng môi trên bờ môi"
(Trích ca khúc Ai Cho Tôi Tình Yêu – Nhạc và lời: Trúc Phương)

Chưa bao giờ cơn mưa lại rơi trên đô thị theo một điệu buồn mải miết, từ chối đối thoại, từ chối giao cảm như thế. Mưa lạnh đây là cơn mưa hoàn toản tả thực - lạnh lẽo - trơ lụi. Sự cuốn hút ở đây không nằm ở những rung cảm bề sâu. Tính nghệ thuật của ca khúc dưới đây nằm ở mức độ tái hiện tâm tư chân thật đến mức hoàn hảo của người nhạc sĩ:

"Đêm chưa ngủ nghe ngoài trời đổ mưa từng hạt rơi,
gác nhỏ đèn le lói bóng dáng in trên tường loang.
Anh gối tay tôi để ôn chuyện xưa cũ
gói trọn trong tuổi nhớ.
Tôi muốn hỏi có phải vì đời chưa trọn vòng tay,
có phải vì tâm tư dấu kín trong thư còn đây,
nên những khi mưa nửa đêm làm xao xuyến
giấc ngủ chưa đến tìm..."
(Trích ca khúc Mưa Nửa Đêm – Nhạc và lời: Trúc Phương)

Đến đây, tôi có lẽ nên dẫn ra một so sánh nhỏ trong xu hướng tạo tác của nhạc sĩ Trúc Phương với một bậc thầy khắc họa nỗi cô đơn, tuyệt vọng khác là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn...

Nói theo phân tâm học, thể loại âm nhạc chủ đạo của cả hai nhạc sĩ nói trên đều vận động theo bản năng chết (thanatos).

Tuy nhiên, Trịnh Công Sơn không ở lại với luồng vận động bi quan quá lâu. Trịnh Công Sơn bằng cách này, hay cách khác, đã bỏ lại đau đớn phía sau để vận động lên những cái kết mang tính chữa lành chấn thương.

Trong khi đó, Trúc Phương đã thật sự làm khác, ông là một người ở lại nơi miền đất đau khổ đó lâu dài nhất, cuối cùng nhất. Trúc Phương để âm
nhạc tràn ra trên những giọt nước mắt lăn dài. Trúc Phương dũng cảm đau buồn. Trúc Phương tự ghi lại giây phút mình chết đuối trong bể khổ.

"Ngày buồn dài lê thê
Có hôm chợt nghe gió lạnh đâu tìm về
Làm rét mướt qua song len vào hồn
Làm khô môi biết bao nhiêu lần rồi..
Đời còn nhiều bâng khuâng
Có ai vì thương góp nhặt tâm tình này
Gửi giúp đến cố nhân mua nụ cười
Và xin ghi kỷ niệm một đêm thôi..."
(Trích ca khúc Nửa Đêm Ngoài Phố – Nhạc và lời: Trúc Phương)

Theo những tài liệu cũ, sở dĩ sở hữu nỗi buồn ngoài phố cô quạnh đến tận cùng như vậy là bởi nhạc sĩ Trúc Phương có một mối tình bị từ chối. Ông vừa làm thêm vừa được ở "ké" thủa cơ hàn ở nhà chủ, ông bị đuổi khỏi nhà vì yêu đương với con gái gia chủ. Cho nên, có lẽ vì thế, mà tâm sự ngoài phố - nửa đêm lại hoàn toàn là chuyện có thực trong những đêm lang thang ăn bờ, ngủ bụi của người trai nghệ sĩ.

Tuy nhiên, nếu chỉ nói về âm nhạc Trúc Phương với xu hướng âm nhạc vận động về địa chỉ tuyệt vọng thôi thì chưa đủ để làm lý do giải mã được nguyên nhân làm âm nhạc ông trở nên đặc biệt và xác lập được bản sắc riêng trong dòng nhạc bolero. Theo cá nhân người viết, điều đặc biệt trong ca khúc của Trúc Phương nằm ở đối tượng chính của ca khúc: tâm trạng buồn. Trước tiên, nhân vật mở lòng cho nỗi buồn tràn vào, đầy ngập. Sau đó, nhân vật không để nỗi buồn bừa bộn mà phải làm sao cho nỗi buồn có một nhan sắc khó quên nhất. Nói cách khác, theo cá nhân người viết, sự đặc biệt của những ca khúc bolero của nhạc sĩ Trúc Phương chính là việc ông đã phục sức cho nỗi buồn của mình trong các ca khúc thật là trang trọng và rực rỡ.

“Trở lại chuyện hai chúng mình
Khi em với anh vừa biết đam mê tình yêu tràn trề
Đường mòn đêm vắng bước chân em nhớ tên.
Rồi thời gian qua lối này
Khi tay trắng tay, buồn vác lên vai hành trang đường dài
Vì đời nên giả mắt giai nhân cho đời.
Nghe buốt giá lúc nửa đêm nhớ đêm
Lửa ngun ngút lúc gọi yêu về tim.
Con đường tình sử nằm đây,
Đèn khuya mắt đỏ còn đầy dấu xưa…”
(Trích ca khúc Con Đường Mang Tên Em – Nhạc và lời: Trúc Phương)

Chẳng hạn trong ca khúc Con Đường Mang Tên Em vừa dẫn thì vẻ đẹp nằm đầu tiên là ở ca từ (những cụm chữ: Mắt giai nhân, Con đường tình sử, Đèn khuya mắt đỏ đều là những sáng tạo đẹp về mặt ngôn ngữ). Giai điệu đính kèm lại ăn khớp bánh răng từng li từng tí với phần lời hát, không có cưỡng dấu, không có ép vần. Tổng thể bài hát vượt lên khỏi sự ảo não bình thường để lấp lánh lên những cái đẹp nằm giữa những cái buồn. Nghĩa là người nghệ sĩ vừa hát vì nỗi buồn, vừa mượn nỗi buồn để bay lên trên đôi cánh của nghệ thuật. Sự tiếp cận trực tiếp của nhạc sĩ Trúc Phương với nỗi buồn có những thành công đặc biệt là vì cách phục sức rất tươm tất của ông đối với nỗi buồn.

Ở dòng nhạc bolero, số lượng nhạc sĩ không thiếu, số lượng ca khúc thì càng dư dả đến thừa mứa, vậy mà nhận định rằng nhạc sĩ Trúc Phương“ ông hoàng của dòng nhạc bolero” lại dành được không ít đồng thuận. Dĩ nhiên, mọi xưng tụng đều chỉ có một độ chân xác tương đối, nhưng qua đó cũng đã phần nào cho thấy những thành công vượt trội của Trúc Phương trong lãnh địa của nhạc buồn. Trúc Phương viết như thế giới chỉ có mình ông hiểu rõ được sự tuyệt vọng, sự khốn cùng. Thậm chí, còn có vẻ như Trúc Phương lại kiêu hãnh với những nếm trải độc quyền của mình về cơ khổ.

Điều đặc biệt ở Trúc Phương mà không ai có, chính là ông biết cách tỏa sáng của một ngọn đèn bão, trong phong ba chưa bao giờ lụi tắt./.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tư 20249:47 SA(Xem: 116)
Nguyễn Đức Quang, ông đang nằm đó. Nhưng chúng tôi biết ông đang nghe chúng tôi. Ông sẽ còn nghe mãi những bản nhạc ông viết cho thế hệ này. Chúc ông thanh thản về cõi vĩnh hằng.
21 Tháng Tư 20244:20 CH(Xem: 141)
Trái tim người nhạc sĩ tài hoa đã ngừng đập vào ngày 8, tháng 12, năm 2021 hưởng thọ 73 tuổi. Rời cõi tạm, ông để lại cho hậu thế một gia tài âm nhạc đáng nể.
11 Tháng Tư 20244:08 CH(Xem: 236)
Từng xuất bản 6 cuốn sách về Đà Lạt, nhưng cuốn thứ bảy này là tác phẩm đầu tiên dành cho lứa tuổi thiếu niên.
31 Tháng Ba 20248:31 SA(Xem: 324)
Nhà thơ Nguyễn Văn Gia có đóng góp sáng tác cho Tuyển Tập Tình Thơ Mùa Thu
22 Tháng Ba 20245:31 CH(Xem: 294)
Tôi nghĩ Huy Tưởng sẽ làm thơ đến hơi thở sau cùng.
15 Tháng Ba 20243:03 CH(Xem: 440)
Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe.
09 Tháng Ba 20249:20 SA(Xem: 374)
Chúng tôi nâng cốc rượu nhớ về người đã khuất nhưng cứ ngỡ người họa sĩ thân thương vẫn quanh đây
23 Tháng Hai 202411:31 SA(Xem: 599)
Ngay cả trong những thời điểm đen tối nhất, một nhà văn như Ngô Thế Vinh vẫn có thể mang đến cảm giác hy vọng và cảm hứng.
16 Tháng Hai 20243:58 CH(Xem: 566)
Tôi ấn tượng mãi về sự im lặng khó hiểu ấy, cả hai ông ngồi bên nhau hàng giờ đồng hồ mà chỉ lặng im và nước mắt nhòe ướt trên đôi mắt của họ...
15 Tháng Hai 20242:26 CH(Xem: 1409)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8863)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17196)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12393)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19129)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9299)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 706)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1081)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1249)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22547)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14084)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19233)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7943)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8873)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8544)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11119)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30774)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20849)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25566)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22950)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21789)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19844)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18090)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19302)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16959)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16142)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24562)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32022)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34956)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,