PHẠM CHU SA - Huy Tưởng-Từ "Mưa Trong Vườn Chiêm Bao" đến “Đêm Vang Hình Tiếng Chuông"

22 Tháng Ba 20245:31 CH(Xem: 294)
PHẠM CHU SA - Huy Tưởng-Từ "Mưa Trong Vườn Chiêm Bao" đến “Đêm Vang Hình Tiếng Chuông"
Tựa những tập thơ Huy Tưởng nghe rất thơ: “Mưa trong vườn chiêm bao”, “ Áo nguyệt ca”, “Hỏi đường cùng mây trắng”… và, rất lạ: “Một mùa tóc mộ”, “Trăng kêu xanh trong đá”, “ Đêm vang hình tiếng chuông”… Từ tập đầu đến tập mới nhất cách nhau hơn nửa thế kỷ. Đó là những bước dài trên con đường sáng tạo của Huy Tưởng. Từ ngữ và nhịp điệu trong thơ Huy Tưởng lúc nào cũng mới, luôn có sự tìm tòi cách tân. Thực mộng trộn vào nhau. Đôi khi ẩn dụ khó hiểu, như: “Đá rựng tà dương / Máu biếc xanh trên vai người em nhỏ / Trườn cánh chim / Ôi còn mải miết chiều phai”. (Người Yêu). Ai hiểu không? Mà cần gì phải hiểu. Đọc thơ thấy cảm là sướng rồi. Nhưng cũng có những câu cực kỳ thơ - mộng - mị: “Gió thổi xanh màu trăng đang rơi / Đêm xuân ai giũ mộng bên trời / Tôi nằm tơi tả cơn mưa nhỏ / Đắp một tờ hoa đã lỡ lời…” (Chim mùa xuân bay về lối thu không). Hoặc những câu trong bài “Những ngày cạn gió” không cầu kỳ mới lạ nhưng được viết với một nhịp điệu đầy nhạc tính. Đây đúng là Thi Ca: “Trôi dạt mãi. Đợi hết ngày cạn gió / Chúng tôi về. Chiều đã lấm đầy tay / Những con sông. Dòng suối. Những rừng cây / Cũng thắp nốt ngọn nến vừa hụt bóng…” Thơ Huy Tưởng nhiều khi có sự pha trộn giữa triết lý và lãng mạn. Chỉ cần đọc tựa các tập thơ “Những âm màu xô dạt”; “Đêm vang hình tiếng chuông”… đã rất gợi hình, gợi bóng, gợi âm, gợi nhớ và gợi gì gì nữa… Nhưng thôi. Không trích và nói về thơ nữa, sai tiêu chí tôi tự đặt ra là không viết về văn chương, chỉ viết về những kỷ niệm với tác giả. Chuyện bên lề văn chương.

Tôi đọc Huy Tưởng từ cuối những năm 1960 trên các tạp chí văn học nghệ thuật: Văn, Vấn Đề, Khởi Hành… và, dĩ nhiên, sau này trên tuần báo Tuổi Ngọc - nơi tôi làm việc, Huy Tưởng thường gửi thơ cộng tác. Nhất là thời kỳ Từ Kế Tường - bạn thân của Huy Tưởng, còn làm thư ký tòa soạn. Năm 1973 Tuổi Ngọc tổ chức phỏng vấn một số nhà văn nhà thơ cộng tác với Tuổi Ngọc. Tôi nhờ Từ Kế Tường, bấy giờ đã rời Tuổi Ngọc - phỏng vấn Huy Tưởng. Bài trả lời phỏng vấn của Huy Tưởng thật hay, thật chi tiết, chữ viết rất bay bướm trên giấy trắng tốt khổ lớn khá trang trọng. Khác hẳn bài tôi phỏng vấn Mường Mán với những câu hỏi đơn giản và phần trả lời của tác giả “Lá tương tư” cũng khá giản đơn trên giấy tập học trò, như tính cách giản dị của nhà văn. Bài phỏng vấn tôi ký tên thật Phạm Đình Thống. Hai bài phỏng vấn đăng trên hai số báo gần nhau, nên bạn đọc dễ nhận ra tính cách của một nhà thơ và một nhà văn cùng thời.

Tôi biết Huy Tưởng từ năm 1970 khi ngẫu nhiên nơi tôi thuê ở trọ cách nhà anh mấy trăm mét. Nhà anh ở trong con hẻm thông từ đường Cách Mạng 1 tháng 11 đến đường Nguyễn Huỳnh Đức, Phú Nhuận có tên là đường Duy Tân. Nhà tôi thuê bên kia ngả tư Trương Tấn Bửu - Cách Mạng 1 tháng 11. Huy Tưởng bấy giờ còn độc thân, đẹp trai, lịch lãm, lái chiếc Citroen 2 CV màu trắng làm lóe mắt nhiều chị em. Huy Tưởng vừa xuất bản tập thơ thứ hai “Một mùa tóc mộ”. Sách trình bày rất đẹp, in trên giấy tốt, quá sang so với mặt bằng chung những tập thơ in rất đơn giản của các thi sĩ hầu hết đều nghèo, chắc bóp tiền túi in thơ, chủ yếu để tặng. Bởi thơ thời nào cũng khó bán. Chỉ có một vài “thi sĩ nhà giàu” như Huy Tưởng mới dám bỏ tiền in thơ sang. Tôi nghe bạn tôi, Lê Nguyên Đại, bạn học khá thân với em trai Huy Tưởng, cho biết gia đình anh ở Tam Kỳ là chủ hãng trà Mai Hạc nổi tiếng. Những năm 1960, “Công tử” Nguyễn Đức Hiệp - tức Huy Tưởng theo học phân khoa triết đại học Văn Khoa Sài gòn. Ngoài tài làm thơ, Huy Tưởng hát và ngâm thơ rất hay, đã làm xiêu lòng biết bao nàng thơ. Khoảng 1970 - 1971, khi tôi đang học ở Đại học Vạn Hạnh, một đôi lần thấy Huy Tưởng ngồi quán cà phê Nắng Mới bên cạnh cổng trường tôi. Quán nhỏ nhưng là nơi tụ tập của nhiều nhà văn nhà thơ, trí thức học hàm học vị đầy mình. Huy Tưởng vẫn phong thái gentleman, có chút điệu đàng. Tôi cũng thường ngồi đó, có khi cạnh bàn Huy Tưởng nhưng không có ý định làm quen. Cho đến khi tôi về Tuổi Ngọc thì thỉnh thoảng gặp nhau nhưng cũng chỉ chào hỏi thôi. Một đôi lần gặp Huy Tưởng ở chiếu bạc xì phé khi tôi theo chầu rìa một nhà văn đàn anh - không tiện nêu tên - để “ké” tí đỉnh vì túi thường xuyên xẹp. Nhưng thường là thua cháy túi, vì đại ca luôn chơi tháu cáy dẫu bài chẳng có gì. Huy Tưởng túi thường rủng rỉnh, lại chơi phé cực kỳ trầm tĩnh, khôn ngoan. Nên hầu như anh ít khi thua.

Sau 1975, Huy Tưởng không còn chạy xe hơi nữa. Lúc này anh đã lập gia đình. Thỉnh thoảng trên đường tôi bắt gặp hình ảnh vợ chồng anh chở nhau trên chiếc xe đạp sườn ngang trông rất thơ mộng và hạnh phúc. Ít lâu sau, anh mở một quán cà phê rất nhỏ trên con đường nhỏ Bà Lê Chân bên hông chợ Tân Định - và lấn chiếm thêm cái vỉa hè cũng rất nhỏ. Quán có tên là Faifo, nhưng mọi người quen gọi là quán Huy Tưởng. Quán là nơi gặp gỡ anh em văn nghệ sĩ cũ bấy giờ hầu hết thất nghiệp, nghèo tiền nhưng rất giàu thời gian. Trong đó có nhiều nhà văn nhà thơ tên tuổi. Nổi bật nhất là thi sĩ Bùi Giáng vốn đồng hương và quen Huy Tưởng từ lâu, thỉnh thoảng tạt qua Faifo. Ông mang đủ thứ đồ lỉnh kỉnh trên người: giỏ rách, áo mưa, nón lá, chổi lông gà… ngồi uống ly cà phê, rồi đứng lên múa may chọc ghẹo mọi người. Không ai có thể khẳng định Bùi Trung niên thi sĩ điên thật hay giả điên? Nhiều anh em ghé quán Huy Tưởng chủ yếu hỏi thăm bạn bè, người còn kẻ mất; kẻ ở người đi (vượt biên). Bấy giờ là thời bao cấp với muôn vàn khó khăn đối với những thị dân nghèo - nhất là văn nghệ sĩ vốn trước kia sống nhờ ngòi bút, cây cọ. Chỉ có vài kẻ xu thời, bị mọi người gọi xách mé là loại cách-mạng-ba-mươi, bôi mặt làm bồi bút cho bên thắng cuộc kiếm miếng cơm manh áo. Còn hầu hết coi như bẻ bút, vất cọ sống lây lất qua ngày. Bao nhiêu ẩn ức chất chứa trong lòng, ghé quán Huy Tưởng để trút bầu tâm sự với bạn bè. Cũng có người nghe nói quán Huy Tưởng thường có các văn thi sĩ nổi tiếng đàn đúm, họ ghé uống ly cà phê cốt để nhìn mặt những thần tượng mà trước kia họ chỉ biết tên… Đâu ngờ các thần tượng giờ rách te tua, tụ tập tán chuyện trên trời dưới biển. Có khi cãi nhau chí chóe! Tôi thì chỉ thỉnh thoảng ghé qua chốc lát, cốt tìm gặp vài bạn cũ… Sau này khi tôi vào Chợ Lớn mở nhà thuốc, cả ngày bận rộn, ít có dịp trở lại quán Huy Tưởng. Và cũng không biết quán dẹp khi nào… Có thời gian Huy Tưởng cũng lê la ra quán 81 ngồi với vài bạn thân cũ, mới: Nguyễn Tôn Nhan, Hoàng Ngọc Tuấn, Mịch La Phong, Nguyễn Lệ Tuân, Nguyễn Đình Thuần, Phù Hư… Và chỉ hai câu thơ chàng viết về quán 81:“ Cụng ly / danh tánh rình rang / Ra về / phù phiếm ngổn ngang / theo về” đã phác họa được những cuộc nhậu nhẹt đàn đúm ở quán văn nghệ 81.

Mãi sau khi tôi nghỉ kinh doanh nhà thuốc, quay trở lại làm báo, tôi mới biết vợ chồng Huy Tưởng đã mở quán ăn Phố Hoài ở nhà mới của anh trên đường Huỳnh Tịnh Của, quận 3. Quán tuy khuất trong con ngõ cụt nhưng có khoảnh sân vuông vức xinh xắn, không gian khá êm đềm, khung cảnh lãng mạn. Nhất là về đêm. Quán chuyên bán đặc sản Quảng Nam như mì quảng, cao lầu… với đầu bếp nấu khá ngon, thu hút thực khách đồng hương Quảng Nam - và cả những người không phải dân Quảng nhưng khoái món Quảng cũng tìm đến.

Bấy giờ cuối những năm 1990 - đầu 2000, ngẫu nhiên có ba cái quán của ba nhà thơ là quán Phố Hoài của Huy Tưởng, quán Đất Phương Nam của Phù Hư (hùn với bạn) và quán Cối Xay Gió của Trần Từ Duy (tức nhà thơ trào phúng Đông Ki Rét) cùng nằm trên con đường nhỏ Huỳnh Tịnh Của, mỗi quán cách nhau chừng vài ba trăm mét! Nhưng tối nào các quán cũng đông khách. Bởi cái gu của thực khách mỗi quán khác nhau. Có điều thú vị nữa là hầu như ngày nào hai ông nhà thơ Huy Tưởng và Trần Từ Duy tuy có quán nhưng cũng đến “ngồi đồng” ở Đất Phương Nam. Có khi ngồi từ trưa đến tối. Có lẽ nhờ Đất Phương Nam có không gian rộng rãi thoáng đãng hơn quán nhà. Và nhất là có nhiều anh em văn nghệ thường ghé lại gặp gỡ, đàn đúm tán chuyện. Thời gian này tôi cũng thường bù khú ở Đất Phương Nam nên thường gặp và trò chuyện với Huy Tưởng. Nói đủ chuyện đông tây kim cổ. Ít nhắc chuyện văn chương.

Thời kỳ này hình như Huy Tưởng ít làm thơ, mà chuyển sang dịch. Tiểu thuyết “Chàng tuổi trẻ gan dạ trên chiếc đu bay” của William Saroyan. (khi tái bản anh đổi tựa là “Người với trái tim trên miền cao nguyên”) được Huy Tưởng dịch rất thơ mộng. Anh tặng tôi bản in lần thứ hai, với lời đề tặng thân tình rất cảm động. Và vẫn nét chữ rất bay bướm nhưng mạnh mẽ như mấy mươi năm trước, không có dấu hiệu gì của tuổi tác. Anh còn dịch chung với Phạm Viêm Phương tuyển tập “Tuyết trên ngọn Kalimanjaro” của Hemmingway; và Thơ Ca, Poe’sie của George’s Jean cho tạp chí Da Màu… Năm 2007, Phan Nhật Nam từ Mỹ về quê Quảng Trị làm mộ cho mẹ. Khi trở lại Sài Gòn, anh nhờ tôi chở đến thăm Huy Tưởng, lúc này đang bệnh. Hai người bằng tuổi nhau. Phan Nhật Nam dẫu từng đi tù cải tạo gần mười lăm năm, nhưng vẫn rất cứng cỏi, khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Chia tay Huy Tưởng, trên đường về, Phan Nhật Nam ngậm ngùi nói với tôi, thấy bạn ốm đau đi lại khó khăn mình xót quá, nhưng biết làm sao. Mỗi thằng đều có cái số, cậu ạ. Tôi nói, Huy Tưởng trông vậy chứ có nghị lực sống mãnh liệt lắm đấy.

Rồi Huy Tưởng dẹp hay sang quán, bán nhà khi nào tôi cũng không biết. Chỉ nghe tin khi vợ chồng anh đã chuyển sang Úc sống với các con. Hơn mười năm qua ở Úc, hình như Huy Tưởng làm thơ không ngơi nghỉ. Các tập thơ mới in số lượng bài nhiều đến nỗi anh phải đề bằng con số! Xin giới thiệu nguyên bài số 221 trong tập “Đêm vang hình tiếng chuông” rất hay: “Cao Xanh / Ồ cao và xanh / Cớ sao đứng mãi trên cành lắt lay? / Xuống đây cùng với heo may / Chiều thôi hắt bóng sẽ quay về trời / Cao Xanh / Và Cao Xanh ơi / Gặp nhau ta sẽ trao lời - cố nhiên / Mây vàng hoặc chốn thần tiên / Cũng không giữ được ai trên đời này / Sao ta lại phải về ngay / Khi chưa thả hết thơ đầy thế gian? / Nơi đây khổ lụy nồng nàn!” Tôi nghĩ, đó đúng là tâm trạng Huy Tưởng trong thời gian này.

Ở một xứ sở xa lạ, mênh mông và bình yên đến hiu quạnh như thế đối với một thi sĩ thì chỉ có thể làm thơ thôi! Nhưng phải nói là Huy Tưởng có sức sáng tạo mãnh liệt - nhất là với điều kiện sức khỏe và tuổi tác của anh. Tôi thật bất ngờ khi đọc loạt thơ anh làm những ngày gần đây. Lại phải trích thơ: “Đêm vang như lụa / lướt qua / Thềm trăng đọng tiếng cỏ hoa thì thầm / Khuya. Trầm lắng dệt màu âm / Bóng ai xòe nguyệt / Đêm rần rộ. Hương”. Và xin trích bài cuối (vì đã lỡ lệch tiêu chí - nói nhiều về chuyện văn chương). Bài số 165 - “Bài tình nhân cuối đời giữ lại”: “Lên non / chạm tiếng chim gù / Biết mình đã lỡ đường tu mất rồi / Cùng em / lêu lổng hoa trôi / Mai theo mây trắng / viết lời tình nhân”.

Chúc Thi sĩ khỏe để tiếp tục làm thơ. Tôi nghĩ Huy Tưởng sẽ làm thơ đến hơi thở sau cùng.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tư 20249:47 SA(Xem: 117)
Nguyễn Đức Quang, ông đang nằm đó. Nhưng chúng tôi biết ông đang nghe chúng tôi. Ông sẽ còn nghe mãi những bản nhạc ông viết cho thế hệ này. Chúc ông thanh thản về cõi vĩnh hằng.
21 Tháng Tư 20244:20 CH(Xem: 142)
Trái tim người nhạc sĩ tài hoa đã ngừng đập vào ngày 8, tháng 12, năm 2021 hưởng thọ 73 tuổi. Rời cõi tạm, ông để lại cho hậu thế một gia tài âm nhạc đáng nể.
11 Tháng Tư 20244:08 CH(Xem: 237)
Từng xuất bản 6 cuốn sách về Đà Lạt, nhưng cuốn thứ bảy này là tác phẩm đầu tiên dành cho lứa tuổi thiếu niên.
31 Tháng Ba 20248:31 SA(Xem: 324)
Nhà thơ Nguyễn Văn Gia có đóng góp sáng tác cho Tuyển Tập Tình Thơ Mùa Thu
15 Tháng Ba 20243:03 CH(Xem: 440)
Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe.
09 Tháng Ba 20249:20 SA(Xem: 374)
Chúng tôi nâng cốc rượu nhớ về người đã khuất nhưng cứ ngỡ người họa sĩ thân thương vẫn quanh đây
23 Tháng Hai 202411:31 SA(Xem: 599)
Ngay cả trong những thời điểm đen tối nhất, một nhà văn như Ngô Thế Vinh vẫn có thể mang đến cảm giác hy vọng và cảm hứng.
16 Tháng Hai 20243:58 CH(Xem: 567)
Tôi ấn tượng mãi về sự im lặng khó hiểu ấy, cả hai ông ngồi bên nhau hàng giờ đồng hồ mà chỉ lặng im và nước mắt nhòe ướt trên đôi mắt của họ...
15 Tháng Hai 20242:26 CH(Xem: 1410)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
27 Tháng Giêng 20244:29 CH(Xem: 709)
Nhân vật tôi của “Dòng sông không ra biển” là cô gái giàu trải nghiệm từ học vấn, đời sống đến chuyên môn nghề nghiệp.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8863)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17197)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12395)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19130)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9300)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 707)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1082)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1250)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22548)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14084)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19233)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7944)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8874)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8546)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11119)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30775)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20850)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25567)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22950)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21789)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19844)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18090)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19302)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16961)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16142)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24562)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32022)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34958)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,