K. Khúc Của Lê

20 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 70945)
K. Khúc Của Lê
duythanh_600-content


khúc k riêng của chàng

tôi xa người như xa núi sông
em bên kia suối? - bên kia rừng?
em bên kia nắng? - bên kia gió?
tôi một dòng sương lên mênh mông

tôi xa người như xa biển đông
chiều dâng lênh láng chiều giăng hàng
những cây ghi dấu ngày em đến
đã chết từ đêm mưa không sang

tôi xa người, xa đôi môi tham
em biết, rồi em như chim ngàn
thôi còn khua động làm chi nữa
hồn tôi vốn đã là tro than

tôi xa người, xa đôi mắt ngoan
vườn tôi trăng lạnh đến hoang tàn
em xa xôi quá làm sao biết
vốn liếng tôi còn: những ngổn ngang!

tôi xa người, xa trên sân bay
hồn tôi cồn cát dấu chân bầy
em vui đời khác làm sao hiểu
tôi sống âm thầm như cỏ cây

tôi xa người, xa hơi thuốc cay
ngày mai tình sẽ bỏ tim này
chiều em không đến hàng cây cũng
nghiêng xuống tôi: từng ngọn heo may

tôi xa người, xa bàn tay vui
bàn tay có ngón đã chôn đời
bàn tay có ngón không đeo nhẫn
có ngón dành riêng cho môi tôi

tôi xa người, xa niềm thiết tha
hoa xuân đã rụng héo hiên nhà
phố xưa em buộc đôi hàng bím
nay tóc về đâu? - hồn ở đâu?

tôi xa người, xa miền mê oan
hồn tôi khô xác sợi dây đàn
máu tôi đã gửi trong từng chữ
dẫu chết, còn nguyên lời oán than

tôi xa người, xa một mùi hương
bãi khuya, hồn ốc lạc thiên đường
nhớ ai buồn ngất trên vai áo
mưa ở đâu về? - như vết thương.


Ý kiến bạn đọc
07 Tháng Ba 20158:00 SA
Khách
1. Chúng tôi cố gắng ghi lại phần ca từ “K. Khúc Của Lê” của nhạc sĩ Đăng Khánh, hầu giúp quý độc gỉa khi nghe ca sĩ Tuấn Ngọc trình bày ở trên, sẽ được thưởng thức trọn vẹn hơn với một dòng ca trôi chảy liền mạch, và cũng để thấy được bản lĩnh sáng tạo của ông. (chữ thẳng là thơ của thi sĩ Du Tử Lê, chữ nghiêng là của nhạc sĩ Đăng Khánh).
(Tôi xa người như xa núi sông/ Em bên kia suối bên kia rừng
Em bên kia nắng bên kia gió/ Tôi một dòng sương lên mênh mông)
(Tôi xa người như xa biển đông/ Chiều dâng lai láng chiều giăng hàng
Những cây ghi dấu ngày em đến/ Đã chết từ đêm mưa không sang)
(Tôi xa người xa hơi thuốc cay/ Ngày mai tình sẽ bỏ tim này
Chiều em không tới hàng cây đã/ Nghiêng xuống tôi từng ngọn heo may)
(Tôi xa người như xa biển đông/ Như xa núi sông em bên kia suối/ Sương lên mênh mông
Tôi xa người xa tôi từ đây/ Lặng yên dấu xưa còn chân đá cũ/ Còn lời oán than)
(Tôi xa người xa môi rất tham/ Em như gió núi như chim ngàn
Em xa xôi quá làm sao biết/ Tôi âm thầm như cơn mê hoang)
(Tôi xa người xa không hờn oan/ Vườn tôi trăng lạnh đến hoang tàn
Nhớ ai buồn ngất trên vai áo/ Mưa ở đâu về như vết thương)
2. K. Khúc Của Lê, với cấu trúc (A/A/B/B’/A/A) lời ca bổ sung của nhạc sĩ Đăng Khánh ít hơn bài thơ gốc, và viết ở nhịp 4/4 nên dễ phổ biến hơn.
Ta thử phỏng đoán xem sự hình thành “K. Khúc Của Lê” ra sao:
a/ Cả 3 đoạn nhạc phổ đầu tiên (A/A/B) trên lời thơ hầu như được giữ nguyên vẹn:
(A) Tôi xa người như xa núi sông/ Em bên kia suối bên kia rừng
Em bên kia nắng bên kia gió/ Tôi một dòng sương lên mênh mông.
(A) Tôi xa người như xa biển đông/ Chiều dâng lai láng chiều giăng hàng
Những cây ghi dấu ngày em đến/ Đã chết từ đêm mưa không sang.
(B) Tôi xa người xa hơi thuốc cay/ Ngày mai tình sẽ bỏ tim này
Chiều em không tới hàng cây đã/ Nghiêng xuống tôi từng ngọn heo may.
b/ Cứ thế lần lượt các đoạn nhạc còn lại (B’/A/A), cảm xúc của ông vẫn được khai triển một cách liền mạch cho đến cuối bài, và lời ca ở 3 đoạn cuối này cũng được ông chắt lọc ngay từ chất liệu sẵn có trong bài thơ cộng với rất ít lời ca bổ sung.
(B’) Tôi xa người như xa biển đông/ Như xa núi sông em bên kia suối/ Sương lên mênh mông
Tôi xa người xa tôi từ đây/ Lặng yên dấu xưa còn chân đá cũ/ Còn lời oán than.
(A) Tôi xa người xa môi rất tham/ Em như gió núi như chim ngàn
Em xa xôi quá làm sao biết/ Tôi âm thầm như cơn mê hoang.
(A) Tôi xa người xa không hờn oan/ Vườn tôi trăng lạnh đến hoang tàn
Nhớ ai buồn ngất trên vai áo/ Mưa ở đâu về như vết thương.
c/ Vậy chính hồn thơ đã tạo cảm xúc giạt dào, mãnh liệt cho nhạc sĩ Đăng Khánh hoàn thành “K. Khúc Của Lê” trong một thời gian rất ngắn, không chừng chỉ qua một vài đêm thôi?
3. Tôi yêu cả 3 bài thơ phổ nhạc của ông “Em Ngủ Trong Một Mùa Đông”, “Lệ Buồn Nhớ Mi” và “K. Khúc Của Lê” nhưng, nếu hỏi yêu bài nào nhất thì chắc có lẽ không riêng gì tôi mà, nhiều người trong số quý vị cũng sẽ chọn “K. Khúc Của Lê”? xét về cả 3 yếu tố: giai điệu, tiết tấu và hòa âm.
Câu thơ giàu hình ảnh và chạm sâu vào đáy tim tôi nhất:
“Nhớ ai buốn ngất trên vai áo”
K. Khúc Của Lê, của nhạc sĩ Đăng Khánh được xếp vào loại Ca Khúc Nghệ Thuật, chỉ dành riêng cho các chương trình Nhạc Thính Phòng với thành phần dự khán chọn lọc và nghiêm túc.
Đã nghe “K. Khúc Của Lê” do ca sĩ Tuấn Ngọc thủ diễn rồi thì sau đó, ít có ca sĩ nào dám chạm đến nó.
Kính chúc BBT/DTL và quí độc gỉa nhiều sức khoẻ, bình an trong năm mới.
(Bích Anh)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Tác giả cho biết, năm 1980, không biết từ đâu, ông nhận được một bức thư viết tay của H.T., người mà ông đã phải chia tay vào những phút cuối cùng của ngày 30 tháng 4-1975, tại Saigòn.
khi người ném đời cho bão táp,/tôi chọn cho mình một nhánh sông./khuya khua vỡ bóng cây chung nghiệp./vũng tối trôi cùng tôi / biển đông.
sáng nay cháu lại tìm ra được bản audio "Mai em lấy chồng" gốc của cô Hà Thanh hát trước 75
Khúc Tháng Giêng - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Trần Duy Đức - Tiếng hát: Quang Thắng - Video: Hoàng Khai Nhan.
này tháng chín, mùa thu về rất sẽ em biết không ? Tôi kẻ đứng bên đường
Bài thơ này, nguyên bản nhan đề “Bài Thu Hồng tháng tám,” viết giữa năm 1984 - -
Tác giả viết năm 1978, sau ba năm làm ca hai, mỗi đêm khuya, khi trở về từ sở làm, ông thấy, truớc sau chỉ có một vầng trăng dõi theo lộ trình hiu quạnh của ông
Nguồn cảm hứng đến với tác giả khi tác giả tình cờ đọc lại một truyện ngắn cũ,
"Tình sầu du tử lê" Thơ Du Tử Lê - Nhạc Phạm Duy - Tiếng hát Thái Thanh
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 31656)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
(Xem: 3236)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
(Xem: 7908)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8857)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18328)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 51)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
(Xem: 5011)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 4877)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
(Xem: 10148)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 16374)
Tại sao cả hai tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại là Mai Thảo và Nguyên Sa lại có cùng một nhận xét giống nhau về thơ Du Tử Lê
(Xem: 15970)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5802)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5697)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 6054)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6339)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26700)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18488)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 22012)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19708)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18281)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15683)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14704)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 15005)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13986)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13757)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20863)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 28142)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32287)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,