Nhà Văn Lê Minh Khuê Ra Mắt Sách "Nhiệt Đới Gió Mùa"

24 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 10271)
Nhà Văn Lê Minh Khuê Ra Mắt Sách "Nhiệt Đới Gió Mùa"

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng nỗi đau của những năm tháng bom đạn ấy đôi khi vẫn trở lại trên trang viết của nhiều nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Lê Minh Khuê, nữ nhà văn gốc xứ Thanh sinh năm 1949 là một trong những cây bút truyện ngắn hàng đầu thành danh với những tác phẩm về đề tài hậu chiến.

leminhkhue-content

Nhà văn Lê Minh Khuê

Được chọn làm tên chung cho cả tập sách, truyện vừa Nhiệt đới gió mùa là sáng tác hoàn toàn mới, lần đầu tiên được giới thiệu tới công chúng. Câu chuyện với những tình tiết éo le khó lòng tưởng tượng nổi này được xây dựng từ những ký ức có thật trong gia đình tác giả, gợi lại những đau thương của một thời không thể và cũng không được phép lãng quên.

Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam phối hợp cùng Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace tổ chức buổi tọa đàm giới thiệu tập truyện ngắn Nhiệt đới gió mùa.

Tọa đàm có sự tham gia của các diễn giả:

- Nhà văn Lê Minh Khuê

- Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên

- Nhà văn Tạ Duy Anh

- PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Thái

Thời gian: 18h, thứ Tư ngày 19/12/2012

Địa điểm: Hội trường Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace, 24 Tràng Tiền, Hà Nội

1. VỀ TÁC GIẢ LÊ MINH KHUÊ

Cổ điển, đằm thắm nhưng không phải vì thế mà kém phần sắc sảo, gai góc, nữ tác giả người gốc xứ Thanh sinh năm 1949 là một trong những cây bút nữ hàng đầu với sở trường truyện ngắn. Từ năm mười sáu tuổi, Lê Minh Khuê đã tham gia vào lực lượng Thanh niên xung phong, bám trụ trên những cung đường ác liệt. Có lẽ bởi vậy mà những tác phẩm đầu tiên của chị đã tập trung khắc họa hình ảnh người phụ nữ trong chiến tranh. Khi những năm tháng bom đạn qua đi, những hậu quả, nỗi đau của chiến tranh vẫn thường trở lại trong các trang viết của chị, bên cạnh những vấn đề của xã hội đương đại.

Ngoài hai giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, năm 2008, Lê Minh Khuê là nhà văn Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng văn học quốc tế mang tên văn hào Byeong-ju Lee. Chị đã có các tập truyện ngắn xuất bản bằng tiếng Anh, Italia, Đức, Thụy Điển, Hàn Quốc.

Các tập truyện đã xuất bản:

- Những ngôi sao xa xôi – 1973

- Cao điểm mùa hạ – 1978

- Một chiều xa thành phố – 1986

- Bi kịch nhỏ – 1993

- Lê Minh Khuê truyện ngắn – 1995

- Trong làn gió heo may – 2000

- Màu xanh man trá – 2003

- Những dòng sông, buổi chiều, cơn mưa – 2003

- Một mình qua đường – 2006

- Những ngôi sao, Trái đất, dòng sông (tiếng Anh) – 1996

- Những ngôi sao, Trái đất, dòng sông (tiếng Việt) – 2008

2. VỀ TÁC PHẨM “NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA”

Tập sách gồm mười hai truyện ngắn và vừa: Nghĩ ngợi quẩn quanh, Xe camry ba chấm, Nước trong, Chuyện bếp núc, Trên đường đê, Đồ cũ, Lãng mạn nửa mùa, Một mình, Ngày còn dài, Sống chậm, Nhiệt đới gió mùa, Ráp Việt.

Dữ dội và tàn khốc, Nhiệt đới gió mùa một lần nữa kéo ta về chiến tranh và thời bao cấp. Mối thù hận của hai người đàn bà quanh một người đàn ông, mối thù hận của hai anh em ruột thịt đứng hai đầu chiến tuyến. Rồi những nhập nhèm tréo ngoe mà một thời chúng ta không dám nói ra. Nhưng vẫn như những gì ta hằng thấy ở ngòi bút Lê Minh Khuê, trên cái khung nền tang thương ấy, chưa bao giờ hết ánh sáng của tình yêu thương và thứ tha. “Vậy thì cố sống để gặp lại mẹ để đi xa cùng với mẹ. Mẹ, sự dịu dàng sau chót, tình yêu còn lại qua cả chiến cuộc làm một gã giết người hi vọng còn được sống lại một cuộc đời khác.”

Vẫn trong khuôn khổ nhỏ xinh của truyện ngắn, Lê Minh Khuê đã khéo lựa chọn và đưa vào tác phẩm của mình những lát cắt sắc lẹm, tinh tế về cuộc sống hiện đại. Một cuộc sống dồn nén nhiều bức bối và nỗi đau, một cuộc sống mà công bình và an nhiên cơ hồ trở thành những ngôi sao xa xôi hơn bao giờ hết. Như khi nhân vật Hộ trong Nghĩ ngợi quẩn quanh “xoa tay lên cỏ mọc xanh ngôi mộ bé xíu của đứa em chưa ra đời được lấy khỏi bụng mẹ. Nó đã có cuộc đời riêng. Thôi dù sao em cũng may mắn khi không phải lớn lên mà nhiều dằn vặt đau khổ ở cuộc đời này.”

Tác giả muốn người đọc tác phẩm của mình thấy trong cái hiện thực trần trụi vẫn có hơi hướng của lãng mạn, vẫn tồn tại những cái như lòng nhân tính nguyên thủy nhất để con người không bị đẩy hẳn về phía bóng tối. Đề tài chiến tranh ám ảnh không xuyên suốt nhưng nó khiến những câu chuyện luôn có màu sắc của sắt máu, luôn có sự náo nhiệt của một vùng đất không bao giờ yên ổn.

(Nguồn: Nguyễn Trọng Tạo)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
05 Tháng Ba 202312:57 CH(Xem: 217)
đọc Tô Thùy Yên, ta có thể thấy, dường như ông đã trộn ngôn ngữ, văn hóa của cả ba miền Bắc Trung Nam vào những trang thơ của mình,
24 Tháng Hai 202312:32 CH(Xem: 430)
Nhà thơ, dịch giả Dương Tường vừa qua đời lúc 20h08 tối nay 24-2 tại Bệnh viện 108, Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.
01 Tháng Hai 20234:45 CH(Xem: 171)
Cuộc triển lãm của Ann Phong sẽ diễn ra vào tháng 2 và 3, tháng 3 là tháng của Lịch Sử Phụ Nữ, mở từ ngày 30 tháng 1 cho đến 23 tháng 3.
30 Tháng Giêng 202311:27 SA(Xem: 312)
Nhà thơ Thi Vũ Võ Văn Ái, qua đời ngày 26 Tháng Giệng, 2023 tại Pháp, hưởng thọ 88 tuổi.
09 Tháng Mười 20227:29 CH(Xem: 674)
Nhà thơ Cung Trầm Tưởng, tác giả của nhiều bài thơ nổi tiếng được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc như “Mùa Thu Paris,” “Chưa Bao Giờ Buồn Thế,”… vừa qua đời lúc 4 giờ 27 phút, chiều 9 Tháng Mười, tại bệnh viện United Hospital, thành phố Saint Paul, tiểu bang Minnesota.
09 Tháng Chín 20229:41 SA(Xem: 844)
Nhà văn - nhà biên kịch Ngụy Ngữ qua đời hồi 10h18 ngày 9/9/2022 tại nhà riêng ở TP HCM do bệnh nhiều năm, thọ 76 tuổi. Ông sinh năm 1947 tại Thừa Thiên - Huế, từ thanh niên đã vào sống và làm việc tại Sài Gòn-TP.HCM cho đến ngày qua đời.
20 Tháng Tám 202210:04 SA(Xem: 860)
Danh họa Vũ Hối qua đời lúc 5 giờ 15 phút chiều Thứ Sáu, 19 Tháng Tám, 2022
19 Tháng Tám 20229:38 SA(Xem: 639)
Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ - tác giả bài "Giáo đường im bóng" - mất ngày 18 Tháng Tám, 2022 vì tuổi già, thọ 101 tuổi.
24 Tháng Bảy 20229:34 SA(Xem: 995)
Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh, cựu tư lệnh Không Quân Việt Nam Cộng Hoà, qua đời ở tuổi 92
07 Tháng Sáu 20225:33 CH(Xem: 1063)
Ông mất lúc 6 giờ 15 phút ngày 4.6.2022 tại Viện dưỡng lão Bình Mỹ, Củ Chi, TP.HCM, hỏa táng tại Bình Hưng Hòa cùng ngày.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 7654)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8644)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18136)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 5858)
Trong sinh hoạt âm nhạc tại miền nam VN, 20 năm (1954-1975) rất nhiều người biết tên tuổi nhạc sĩ Ngọc Chánh.
(Xem: 8426)
Họ Phạm còn được nhìn nhận là người khai sáng môn Thể dục Khí công Hoàng Hạc, ở miền nam California.
(Xem: 16143)
Tại sao cả hai tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại là Mai Thảo và Nguyên Sa lại có cùng một nhận xét giống nhau về thơ Du Tử Lê
(Xem: 4577)
Ông chọn làm chiếc lá thu đầu tiên bay vào không gian mùa Thu tuyệt đẹp vừa chớm ở Cali.
(Xem: 222)
Thơ Du Tử Lê sang trọng, giàu hình tượng, điển tích cùng với mối liên tưởng phong phú đi sâu vào tầng lớp sinh viên, trí thức.
(Xem: 9934)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 10089)
“Ngay sau khi gặp ông, tôi đã bước sang “chặng đường ngỡ ngàng.” Không ngỡ ngàng sao được khi mà đứng bên ông
(Xem: 15806)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5632)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5516)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 5925)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6119)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26431)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18296)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 21655)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19586)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18051)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15481)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14580)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 14772)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13801)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13595)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20683)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 27880)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32130)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,