Chân dung thơ Thọ Khương qua chữ, nghĩa.

19 Tháng Bảy 20164:46 CH(Xem: 5733)
Chân dung thơ Thọ Khương qua chữ, nghĩa.

 

Từ khi phong trào Thơ Mới (còn được gọi là Thơ Tiền Chiến) rực rỡ chiếm lĩnh sinh hoạt thi ca Việt, đẩy lui dòng thơ cổ điển, xây dựng trên căn bản thơ Đường luật thì, tâm cảnh cũng như ngữ cảnh của thi ca chúng ta đã mở tới nhiều chân trời khác. Những chân trời gần cận với hình ảnh, ngôn ngữ đời thường của cuộc sống.

ThoKhuong


Nhờ ra khỏi được những quy luật khắt khe của thơ Đường luật, nên hàng ngũ những người làm thơ, cũng ngày một gia tăng không phải ở cấp số cộng mà là cấp số nhân. Sự phong phú, đa dạng đó, mang lại hình ảnh tấp nập, rộn ràng, nhộn nhịp ở hải ngoại cũng như trong nước, từ nhiều năm qua.

Một trong những nét chung, theo tôi, là mọi hiện tượng thiên nhiên đã được những người làm thơ ưu ái đặt vào “hàng ghế danh dự”, hay vị trí hàng đầu… Như mưa, nắng, trăng, sao, sông, nước, cỏ, cây, núi, rừng… Đồng thời hình ảnh thôn dã, thị thành, đường phố cũng được người làm thơ đem vào thơ, cùng với sự lên ngôi của “cái tôi”. Cái “tôi” đầy đủ thất tình: Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục (mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, muốn) (1)

Dẫu vậy, mỗi nhà thơ thời tiền chiến cũng vẫn được người đọc phân biệt qua một vài xu hướng nổi bật. Thí dụ, Huy Cận được ghi nhận như một nhà thơ nặng tinh thần hoài cổ - - Hướng về những đẹp xưa:

“Một chiếc linh hồn nhỏ

Mang mang thiên cổ sầu” (2)

Hay tình bạn qua nhiều thời kỳ. Đây là tình bạn thời niên thiếu, qua bài “Tựu trường”:

“Giờ náo nức của một thời trẻ dại 
Hỡi ngói nâu, hỡi tường trắng, cửa gương 
Những chàng trai mười lăm tuổi vào trường 
Rương nho nhỏ với linh hồn bằng ngọc. 

“Sắp hạnh phúc như chương trình lớp học 
Buổi chiều đầu, họ tìm bạn kết duyên 
Trong sân trường tưởng dạo giữa Đào viên 
Quần áo trắng đẹp như lòng mới mẻ. 
(…)

“Người bạn nhỏ! Cho lòng tôi theo ghé 
Không nỗi gì có thể vuốt ve hơn 
Đêm tựu trường mùi cửa sổ mới sơn 
Tủ mới đánh và lòng trai thơm ngát”.

Và, thời trưởng thành với:

“chiếu chăn không ấm người nằm một

Thương bạn chiều hôm sầu gối tay”

(Huy Cận, trích “Vạn lý tình”. Nđd)

Hay Xuân Diệu, người được Hoài Thanh phong là “Ông hoàng của tình yêu”, với cung cách diễn tả rất tây phương:

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm, 
Ta muốn ôm 
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; 
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, 
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, 
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều 
Và non nước, và cây, và cỏ rạng, 
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng 
Cho no nê thanh sắc của thời tươi; 
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

(Xuân Diệu, trích “Vội vàng”. Nđd)

Hoặc Nguyễn Bính, nhà thơ được ghi nhận là có công làm sống lại hồn quê Việt Nam thời quá khứ:

“Hoa chanh nở giữa vườn chanh 
Thầy u mình với chúng mình chân quê 
Hôm qua em đi tỉnh về 
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”

(Nguyễn Bính, trích “Chân quê”. Nđd)

Vân vân…

.

Mới đây, ở hải ngoại, những người yêu thơ cũng đã được đọc “Ký ức” thi phẩm của Thọ Khương; với trên 50 bài thơ mà, đa số là thơ bảy hoặc, tám chữ. 

Ký ức” của Thọ Khương không chỉ gần phong cách thơ tiền chiến qua hình thức mà, nội dung thơ ông cũng rất gần với cảm thức mang tính hoài niệm tha thiết, như những lời thủ thỉ, ước lệ nhẹ nhàng, ông muốn gửi một (hay nhiều) người tình, đã chia xa:

Ngay nơi bài thứ nhất, mở vào “ký ức”, tựa đề “Nét nhàu”,  Thọ Khương viết:

“Ngàn thu áo tím chiều ly biệt

Cạn chén tiêu sầu lệ tiễn nhau

Tình như trái phá đời hoang phế

Một thoáng hương tan một vết tàn

Ngàn thu áo tím người xa cách

Sẽ chẳng còn nhau chết nỗi đau

Tình đem chôn kín chiều hoen lệ

Một vết thương đau một nét nhàu.”

Tiếp theo là “Chia ly” vẫn được Thọ Khương chọn hình thức thơ 7 chữ, để diễn tả:

“Em nhủ mưa về che lối đi

Nắng buồn gieo nhẹ phút chia ly

Ngày xô giông bão vào chăn gối

Mắt ướt giăng sầu lệ đẫm mi”   
    

Và, vẫn 7 chữ được tác giả chọn cho bài thứ ba, tựa đề “Nắng Rủ”:

“Bức họa chiều nay anh vẽ em

Tay dài níu kéo bóng hình quen

Người tranh mộng tưởng đời như thật

Nhắm mắt vô tình lệ đã hoen

Bức họa chiều nay không có em

Mảng màu anh vẽ mãi tô đen

Vườn xưa khép nắng hàng hiên rủ

Em mãi xa rồi áo lụa quen.”

Hoặc:

“Phố núi chiều nay gió muộn màng

Em ngồi chải tóc đợi mùa sang

Mặc đời ngang trái tình gian dối

Vẫn áo xuân tươi vẫn đợi chàng

Phố núi chiều mai có gió sang

Đường xa lệ ứa ướt hai hàng

Người đem bụi nhớ về xa tít

Để áo xuân này em vẫn mang…”

(Trích “Ướt Vai”)

Hoặc nữa:

“Ngóng đợi mưa về trong phố đêm

Xin cho một góc vắng êm đềm

Tình anh ru mãi vào cơn mộng

Để giấc mơ thành gió lạnh thêm

Ngóng đợi mưa về trên phố quanh

Cuộc tình hoa nắng thoáng phai nhanh

Chiều đem mây tím về đan lụa

Đau đớn tình anh vẫn chẳng lành…”

(Trích “Đợi Mưa”)

Với những trích dẫn trên, người đọc thấy rõ mọi hiện tượng thời tiết, thiên nhiên, cũng được Thọ Khương ưu ái đặt vào “hàng ghế danh dự”; như bốn mùa, mưa, nắng, sông, nước, cỏ, cây, núi, rừng… Đồng thời hình ảnh thôn dã, thị thành, đường phố cũng được tác giả “Ký Ức” đem vào thơ, cùng với “cái tôi”, trung tâm của thất tình…

Mặt khác, Trong số hơn 50 bài thơ làm thành “Ký Ức”, không cần chú ý lắm, người đọc cũng dễ dàng cảm nhận được rằng, tác giả là một người rất yêu hoặc, trực tiếp tham dự vào sinh hoạt tân nhạc. Vì thế, có một số bài thơ, ông đã dùng tên một vài ca khúc phổ thông, để đặt cho tựa bài thơ của mình. Như các bài “Lệ Đá” trang 28, (2). “Dang Dở” trang 33. (3) Hoặc ông dùng một số cụm từ nằm trong câu thơ, như các cụm từ “ngàn thu áo tím” nằm trong bài “Nét nhàu”, trang 1. (4) “Tuổi đá buồn” nằm trong bài “Đá Buồn” trang 49. (5)

Tuy nhiên, tôi không biết vô tình hay cố ý, Thọ Khương trong một số trường hợp, đã có cho thơ của ông cách nói mới, rất bất ngờ.


Thí dụ trong “Ký Ức”, ông đã có những câu thơ như:

“Ngày xô giông bão vào chăn gối”

“Anh đứng lặng mình chân dép trái

Nốt gãy âm tàn cạn tiếng ru”

“Người xa ngày phủ hoen âm điệu

Người không xuống phố thù chân nạng

Vân vân…

Đó là những cách nói khác. Cách nói thi ca cho phép, dù nó không hợp lý hoặc, người đọc không cảm thông được! Nhưng với tôi, chính cách nói mới ấy, đã làm thành chân dung riêng của người làm thơ. Để nhà thơ này, không giống nhà thơ kia. 

Chỉ với chừng đó thôi, tôi nghĩ, thi phẩm “Ký Ức” của Thọ Khương, cũng đã đủ để những người yêu thơ, mở lòng, chào đón thi phẩm này.

(California, July 2016)  

_________

Chú thích:

(1) Theo Wikipedia-Mở. Cũng có nguồn ghi là: Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Cụ, Dục.
(mừng, giận, thương, ghét, buồn, sợ, muốn): Thay “lạc” bằng “cụ”

(2) Ca khúc “Lệ đá”, nhạc Trần Trịnh, lời Hà Huyền Chi.

(3) Ca khúc “Dang dở” - tức “Tà áo xanh” của Đoàn Chuẩn – Từ Linh.

(4) Ca khúc “Ngàn thu áo tím” của Hoàng Trọng – Vĩnh Phúc.

(5) Ca khúc “Tuổi đá buồn” của Trịnh Công Sơn.

 

   

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 202410:52 SA(Xem: 191)
Hạ Vi dùng lối viết lặp lại, một chữ, một nhóm chữ, nhiều lần trong một bài thơ.
12 Tháng Mười Một 20243:51 CH(Xem: 227)
Tác giả Phạm Tấn Dũng sinh năm 1961 tại Gò Nổi, làng Bảo An, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Hội Viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Quảng Nam.
03 Tháng Mười Một 20249:59 SA(Xem: 227)
Là một người gốc Bình Định, ngụ cư Sài Gòn. Sống bằng nghề dạy khí công, thiền… dạy thở & thở ra thơ, quờ tay ra tranh…rượu trà ra ngụ ngôn.
05 Tháng Mười 20243:56 CH(Xem: 344)
Tôi thương ông vất vả như tôi thương tất cả những ai đeo đuổi công việc sáng tác từng nếm mùi cay đắng, thất bại, khổ đau.
22 Tháng Chín 20248:53 SA(Xem: 316)
Vừa qua họa sĩ Nguyễn Đình Thuần gọi cho biết, Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe. Mong anh tiếp tục viết thêm nhiều tác phẩm “cay” hơn.
25 Tháng Tám 20246:53 SA(Xem: 437)
Thông tin từ các bạn thơ tri kỷ, “Mắt Biếc” là tập thơ cuối đời của nhà thơ Linh Phương sau những tháng ngày phải chống chọi với căn bệnh tai biến,” đến nỗi khi được tin thi phẩm này được Hội Nhà Văn cấp phép anh đã khóc trên giường bệnh!
10 Tháng Tám 20248:59 SA(Xem: 411)
Hơn ba mươi năm trở lại đây, trên các báo Việt ngữ ở hải ngoại, độc giả đã quen biết bút hiệu Vương Trùng Dương, một cây bút viết nhanh, viết đều, đủ loại,
30 Tháng Bảy 20247:18 SA(Xem: 416)
"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao,
18 Tháng Bảy 20246:03 CH(Xem: 474)
Vực trắng là tập thơ mới nhất của Lữ Mai gồm 54 bài thơ, được chia làm 6 phần:
02 Tháng Sáu 20245:41 CH(Xem: 794)
Chỉ trong 2 năm 2023-2024, Vũ Ngọc Giao - một cây bút nữ xứ Đà thành đã cho ra đời 4 tác phẩm,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21448)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16141)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17802)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10500)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19034)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5309)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1995)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2611)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2382)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23710)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20154)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8994)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10089)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9361)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12550)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31998)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21639)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26806)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24202)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23013)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21150)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20292)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17800)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16858)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26118)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33399)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35682)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,